K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 6 2019

Ngày 2/9/1945, khắp mọi nẻo đường, con phố trên Thủ đô Hà Nội đều tung bay cờ, hoa và khẩu hiệu chào đón sự kiện trọng đại có một không hai của dân tộc. Những ai có dịp chứng kiến giờ phút thiêng liêng của lịch sử sẽ không thể quên không khí, bối cảnh Quảng trường Ba Đình ngày lễ Độc lập năm ấy. Một biển người đứng chật Quảng trường rạng rỡ, hân hoan, náo nức, hồi hộp chờ đợi giây phút vị lãnh tụ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Đúng 2 giờ chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước lên lễ đài với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời. Trước toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Đã 74 năm trôi qua kể từ lễ Độc lập 2/9/1945, Quảng trường Ba Đình vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa. Quảng Trường Ba Đình vẫn là trung tâm chính trị - văn hóa, là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước. Và đây cũng là nơi có quy hoạch, cảnh quan và quần thể kiến trúc đẹp nhất ở Hà Nội.

Giọng đọc Hướng Dương Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưaĐời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...Chiều nay con chạy về thăm BácƯớt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!Con lại lần theo lối sỏi quenĐến bên thang gác, đứng nhìn lênChuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trờiMiền Nam đang thắng, mơ ngày hộiRước Bác...
Đọc tiếp

Giọng đọc Hướng Dương 

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già

1 xác định phuong thức biểu đạt chính

2. biện pháp tu từ được sử dụng câu  thơ "bác sông như trời đất của ta " . cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó

0
Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn nămDòng máu đỏ tươi chảy trong tim mìnhNòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên nguyện ôm bao đời đất mẹNhịp trống hào hùng, mãi còn vang, bao lớp người đi ra nơi biên thùyHình bóng mẹ già, đứng đợi con, tạc vào sử sách.... hào hùng.......Việt Nam ơi ! yêu mến ngàn đờiYêu lũy tre xanh, có con sông chảy quanhNào ta hát, khúc hát Lạc Hồng,là muôn cánh chim bay rợp...
Đọc tiếp

Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm
Dòng máu đỏ tươi chảy trong tim mình
Nòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên nguyện ôm bao đời đất mẹ
Nhịp trống hào hùng, mãi còn vang, bao lớp người đi ra nơi biên thùy
Hình bóng mẹ già, đứng đợi con, tạc vào sử sách.... hào hùng.......
Việt Nam ơi ! yêu mến ngàn đời
Yêu lũy tre xanh, có con sông chảy quanh
Nào ta hát, khúc hát Lạc Hồng,
là muôn cánh chim bay rợp biển Đông
Việt Nam ơi ! Hãy nắm chặt tay,
tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng
Nào ta hát, khúc hát Việt Nam, con cháu rồng tiên
Con cháu Lạc Hồng, tự hào hai tiếng Việt Nam

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản

2. Qua lời bài hát : " Việt Nam ơi , hãy nắm chặt tay . Tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng ". Đã thể hiện truyền thống quý báu gì của dân tộc ta ? Em hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa lời bài hát trên .

3, Từ ý nghĩa câu thơ : " Nòi giống Lạc Hồng, giống Rồng Tiên, nguyện ôm bao đời đất mẹ". Tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta thông điệp gì ?

1
11 tháng 4 2020

1. Biểu cảm

2. Truyền thống đoàn kết

3. Niềm tự hào về truyền thống dân tộc.

Bài thơ này cảm động quá TT_TTICon thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạTính tình con hơi ngang bướng kiêu kỳNếu có vị chúa nào nhìn con vào mắtThì con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghiNhưng mẹ ơi con xin thú thậtTrái tim con dù kiêu hãnh thế nàoĐứng trước mẹ dịu dàng chân chấtCon thấy mình bé nhỏ làm sao.Có phải tinh thần mẹ diệu kỳ soi thấuNhư bay lên vầng ánh sáng cao siêuHay bao nỗi...
Đọc tiếp

Bài thơ này cảm động quá TT_TT

I

Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kỳ
Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
Thì con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi

Nhưng mẹ ơi con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất
Con thấy mình bé nhỏ làm sao.

Có phải tinh thần mẹ diệu kỳ soi thấu
Như bay lên vầng ánh sáng cao siêu
Hay bao nỗi buồn xưa nung nấu
Trái tim mẹ hiền đùm bọc đứa con yêu.

II

Trong cơn mê, con từ mẹ ra đi
Con muốn đi tận cùng trời đất
Để tìm kiếm người yêu đẹp nhất
Trong đôi cánh tay con sẽ ôm ghì.

Con tìm tình yêu khắp nơi khắp nẻo
Con đập vào các cửa mỏi rời tay
Con đã van xin như một kẻ ăn mày
Nhưng chỉ nhận những cái nhìn lạnh lẽo

Tìm không thấy tình yêu con trở về với mẹ
Tâm chí chán chê, thân thể rã rời
Con bỗng thấy một tình yêu chân thật
Trong đôi mắt dịu hiền của mẹ, mẹ ơi...

30
11 tháng 6 2016

Ừ hay haha

11 tháng 6 2016

Cảm động quákhocroi

Đoc xong bài thơ này mình tin chắc m.n sẽ thương mẹ mình hơnMẸCon sẽ không đợi một ngày kiakhi mẹ mất đi mới giật mình khóc lócNhững dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệtChạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nuamỗi ngày qua con lại thấy bơ vơai níu nổi thời gian?ai níu nổi?Con mỗi ngày một lớn lênMẹ mỗi ngày thêm già cỗiCuộc hành trình thầm lặng...
Đọc tiếp

Đoc xong bài thơ này mình tin chắc m.n sẽ thương mẹ mình hơn

MẸ

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?

Hôm nay...
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày
sẽ tới! 



(Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ
Đỗ Trung Quân - 1986)

13
12 tháng 6 2016

khocroi thương mẹ quá một đời tần tảo vì con 

12 tháng 6 2016

Hic.thương mẹ quá.mẹ vì con mà hi sinh tất cả để con có một cuộc đời hạnh phúc,ấm nokhocroi

Đề bài:I. Đọc hiểu văn bản:Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:Chiếc hộp giấy vàngHồi đó, một người bạn của tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phíphạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa congái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôinổi giận. Dù đã bị phạt, nhưng sáng hôm...
Đọc tiếp

Đề bài:
I. Đọc hiểu văn bản:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Chiếc hộp giấy vàng

Hồi đó, một người bạn của tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí
phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con
gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi
nổi giận. Dù đã bị phạt, nhưng sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến
cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng
ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng
lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.
Anh nói to với con: "Bộ con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có
gì trong đó chứ.".
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có
trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của
con vào đó. Tất cả dành cho cha mà.".
Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha
thứ cho mình.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2: (1,5 điểm) Tìm và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trong câu văn:
Hồi đó, một người bạn của tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm
cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng.
Câu 3: (2,0 điểm) Cảm nhận của em về chi tiết “đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ
hãi nước mắt lưng tròng” trong văn bản trên.
Câu 4: (2,0 điểm) Lí giải tại sao “Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con
vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.”.
II. Tạo lập văn bản:
Câu 5: (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương
giữa những người trong gia đình.
Câu 6: (10 điểm) Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kì diệu: mùa đông,
lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non
nhú lên, tràn trề nhựa sống.
Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây
Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kì diệu
ấy của thiên nhiên.

                    GIẢI GIÚP MK ĐỀ NÀY VỚI!

0
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màngCàng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộngNgười Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộngĐốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạtvà hoàn cảnh sáng tác?2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màng
Càng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộng
Người Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộng
Đốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng
1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạt
và hoàn cảnh sáng tác?
2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện gì? Câu chuyện được kể qua cái
nhìn của ai? Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
3. Bài thơ kể về hai lần thức dậy của anh đội viên nhìn thấy Bác không ngủ. Diễn
biến tâm trạng của anh đội viên thay đổi như thế nào qua 2 lần thức dậy đó? Tại
sao tác giả không kể về lần thứ hai thức dậy của anh đội viên?
4. Trong đoạn thơ em vừa chép có 2 từ “mơ màng” và “lồng lộng”. Giải nghĩa hai
từ đó? Xét về cấu tạo chúng thuộc kiểu từ loại gì?
5. Chỉ ra và phân tích tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ có trong những khổ
thơ trên.
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

1. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong khổ thơ trên và phân tích giá trị biểu
cảm của những từ láy đó.
2. Lần thứ ba thức dậy anh đội viên đã có những cảm nhận sâu sắc hơn về Bác.
Em hãy làm sáng tỏ điều đó ? Việc lặp lại 3 lần câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
có ý nghĩa gì?
3. Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ kết thúc tác phẩm.
4. Viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ qua văn bản
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, trong đoạn có sử dụng 1 phép so sánh và 1
phó từ (gạch chân và chú thích rõ)

 

1
20 tháng 4 2020

cx3tcxr3gfc

21 tháng 3 2021

ko hiểu

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màngCàng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộngNgười Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộngĐốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạtvà hoàn cảnh sáng tác?2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màng
Càng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộng
Người Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộng
Đốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng
1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạt
và hoàn cảnh sáng tác?
2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện gì? Câu chuyện được kể qua cái
nhìn của ai? Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
3. Bài thơ kể về hai lần thức dậy của anh đội viên nhìn thấy Bác không ngủ. Diễn
biến tâm trạng của anh đội viên thay đổi như thế nào qua 2 lần thức dậy đó? Tại
sao tác giả không kể về lần thứ hai thức dậy của anh đội viên?
4. Trong đoạn thơ em vừa chép có 2 từ “mơ màng” và “lồng lộng”. Giải nghĩa hai
từ đó? Xét về cấu tạo chúng thuộc kiểu từ loại gì?
5. Chỉ ra và phân tích tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ có trong những khổ
thơ trên.
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

1. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong khổ thơ trên và phân tích giá trị biểu
cảm của những từ láy đó.
2. Lần thứ ba thức dậy anh đội viên đã có những cảm nhận sâu sắc hơn về Bác.
Em hãy làm sáng tỏ điều đó ? Việc lặp lại 3 lần câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
có ý nghĩa gì?
3. Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ kết thúc tác phẩm.
4. Viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ qua văn bản
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, trong đoạn có sử dụng 1 phép so sánh và 1
phó từ (gạch chân và chú thích rõ)

0
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.(Cao Xuân Sơn)Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

(Cao Xuân Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

Đàn chim se sẻ
Hót trên cánh đồng
Bạn ơi biết không
Hè về rồi đó

Chiều nay bạn gió
Mang nồm về đây
Ôi mới đẹp thay!
Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắt
Trườn lên bãi xa
Một chuyến đò qua
Mang theo lũ bướm


Cánh diều bay lượn
Thênh thang lúa đồng
Bạn ơi thích không?
Hè về rồi đó

(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

0
1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :–Người Cha mái tóc bạcĐốt lửa chó anh nằm.(Minh Huệ)–Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?(Ca dao)–Đèn khoe đèn tỏ hơn trăngĐèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?(Ca dao)–Chỉ có thuyền mới hiểuBiển mênh mông nhường nào.(Xuân Quỳnh)–Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.(Xuân Diệu)–Em thấy cơn mưa ràoNgập tiếng...
Đọc tiếp

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa chó anh nằm.

(Minh Huệ)

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?

(Ca dao)

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?

(Ca dao)


Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào.

(Xuân Quỳnh)

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.

(Xuân Diệu)


Em thấy cơn mưa rào
Ngập tiếng cười của bố.

(Phan Thế Khải)

2.
Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?
“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của
mùa thu biên giới.”

(Nguyễn Tuân)
3. Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có, em hãy chỉ ra
những ẩn dụ cụ thể.

– Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ.
– Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hổ Chí Minh)
4. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hay sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông
tin và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt hằng ngày.
5. Em hãy tìm những ẩn dụ trong ba bài thơ và các bài đọc thêm trong sách giáo
khoa Ngữ văn 6, tập hai.
6. Em hãy làm bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một phép ẩn dụ.
7. Trong đoạn thơ sau đây :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương vù rộn tiếng chim.

(Tố Hữu)

a) Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ.
b) Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên.
8.
Có người nói : “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu
cảm”. Em hãy tìm vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh.
Hướng dẫn giải bài tập phần ẩn dụ

1. Bài này là để củng cố kiến thức về các kiểu ẩn dụ. Học sinh đọc kĩ phần kiến
thức cơ bản và giải bài tập.
2.
a) Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
b) Cách sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng làm cho sự vật, sự việc mình nói tới
thêm rõ, vì được tiếp nhận bằng cả hai giác quan.
3.
Bài này có hai ẩn dụ là “tắm” và “nướng”.
4.
Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta thường sử dụng các ẩn dụ sau đây :
thấy lạnh, nghe mệt, giọng nói khê nồng,… Dựa vào đó học sinh có thể kể rất
nhiều những ẩn dụ tương tự.
5.

Học sinh đọc kĩ ba bài thơ trong sách giáo khoa và các bài đọc thêm để tìm các ẩn
dụ. Tìm được, hãy gạch chân và điền vào bài tập, sau đó nhờ thầy, cô hoặc các bạn
cùng kiểm tra lại.
6. Học sinh nhớ là tìm ra ẩn dụ cũng khó, làm thơ có ẩn dụ lại càng khó, vì phải
chọn ẩn dụ hay và bất ngờ nhưng lại quen thuộc. Trước hết hãy chọn cách nói ẩn
dụ của bố mẹ thường nựng con hằng ngày, sau đó đưa những ẩn dụ ấy vào thơ.
Muốn làm được thơ học sinh phải học eách làm thơ.
7.
a) Đoạn thơ có hai phép ẩn dụ và một phép so sánh, người ta thường gọi là liên dụ.
Học sinh hãy chỉ ra cụ thể các phép ẩn dụ và phép so sánh theo gợi ý trên.
b)
Muốn làm được câu này học sinh cần nhớ ẩn dụ là so sánh ngầm, thiếu cả vế A, cả
phương diện so sánh và từ so sánh. Học sinh cố gắng phục hồi lại tất cả những yếu
tố còn thiếu trong đoạn thơ, chắc chắn đoạn thơ sẽ biến thành đoạn văn.
8. Học sinh cần nhớ trong ẩn dụ, sự vật, hiện tượng A và sự vật, hiện tượng B phải
có nét tương đồng và quen thuộc, chỉ gọi A là người ta hiểu B. Cho nên ẩn dụ
không đem đến cho ta hiểu biết gì thêm về B mà chỉ là cách gọi B một cách gợi
cảm. Trong so sánh chỉ cần A và B có một nét giộng nhau là đủ. Người ta công
khai đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để giúp ta hiểu biết sự vật, hiện tượng nói đến
một cách có hình ảnh. Qua so sánh, người ta có cảm giác cụ thể hơn về sự vật, hiện
tượng muốn nói. Từ những gợi ý trên học sinh tự rút ra kết luận và làm bài.

4
12 tháng 4 2020

rảnh dữ

13 tháng 4 2020

có r đâu, bận muốn chết