A. Cung cấp ôxi cho tế bào để tổng hợp c...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2021

Hô hấp đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống. Đó là quá trình cung cấp khí oxi cho tế bào và loại CO2 ra khỏi cơ thể. Hoạt động hô hấp cung cấp oxi vào cơ thể, giúp oxi hóa các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng cho cơ thể sống.

8 tháng 2 2017

1.Vai trò của không khí đối với hô hấp:

-Thực nghiệm cho thấy nếu 5 tuần không ăn con người sẽ chết, 5 ngày không uống nước con người sẽ chết, nhưng nếu chỉ 5 phút không có không khí thì sự sống không thể duy trì.

Động vật, cây xanh và các tác nhân từ con người tạo nên một hệ cân
bằng sinh thái. Khi hệ ở trạng thái cân bằng, bầu khí quyển trong suốt,
động vật hô hấp bình thường và khỏe mạnh, cây xanh quang hợp và tái
tạo khí O2 từ CO2 thải ra từ các tác nhân bởi con người, đây là chu trình
khép kín của một hệ sinh thái động thực vật. Do đó, nếu không khí bị ô
nhiễm, hàm lượng O2 không bảo đảm mà hàm lượng CO2, SO2 và các
khí độc tăng làm mất tính cân bằng của hệ sinh thái

8 tháng 2 2017

2.Những tác hại của việc thiếu vệ sinh hô hấp:

- Gây ra các bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm phổi mãn tính, viêm phế quản, ho, .... ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

9 tháng 1 2022

:)? bro đăng câu hỏi + câu trl thik ai chơi nổi 

9 tháng 1 2022

Hô hấp đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống. Đó là quá trình cung cấp khí oxi cho tế bào và loại CO2 ra khỏi cơ thể. Hoạt động hô hấp cung cấp oxi vào cơ thể, giúp oxi hóa các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng cho cơ thể sống.

9 tháng 1 2022

Nhưng cóa cau trẻ lời đưa re lèm j nữa:v

Tham khảo

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp \(O_2\) cho các tế bào của cơ thể và thải \(CO_2\) 

Các cơ quan hệ hô hấp người:

- Đường dẫn khí gồm có mũi,họng,thanh quản,khí quản,phế quản

- Phổi

Sự thông khí ở phổi:

- Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào

Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào:

- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ không khí ở phế nang vào máu và của \(CO_2\) từ máu vào không khí phế nang

- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ máu vào tế bào của \(CO_2\) từ tế bào vào máu

 Cần làm những việc sau đây để bảo vệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại:

- Trồng cây xanh 

- Đeo khẩu trang

- Sử dụng công nghệ hiện đại với dây chuyền khép kín

- Nơi sống và làm việc tránh ẩm

- Thường xuyên vệ sinh

- Xây dựng môi trường không khói thuốc lá

Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bằng tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé 

3 tháng 1 2022

Hô hấp là quá trình không ngừng ………cung cấp oxy…….cho các tế bào cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Quá trình hô hấp gồm sự thở, ……Trao đổi khí ở phổi………và trao đổi khí ở tế bào. Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và ……hai lá phổi…….. Đường dẫn khí có chức năng:……dẫn khí vào……..và ra, làm ẩm và làm ấm ………không khí đi vào………và bảo vệ phổi, phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.

CÂU 46: Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào được biểu hiện như thế nào?A. Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi cho cơ thể. B. Các chất dinh dưỡng và oxi tiếp nhận từ máu được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống. C. Tế bào đã thải trực tiếp các sản phẩm phân hủy và khí CO2 ra môi trường ngoài.D. Các chất cặn bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ...
Đọc tiếp

CÂU 46: Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào được biểu hiện như thế nào?

A. Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi cho cơ thể.

B. Các chất dinh dưỡng và oxi tiếp nhận từ máu được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống.

C. Tế bào đã thải trực tiếp các sản phẩm phân hủy và khí CO2 ra môi trường ngoài.

D. Các chất cặn bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra ngoài.

Câu 47: Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể được biểu hiện như thế nào?

A. Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi cho cơ thể, đồng thời chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra ngoài.

B. Các chất dinh dưỡng và oxi tiếp nhận từ máu được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống.

C. Tế bào đã thải trực tiếp các sản phẩm phân hủy và khí CO2 ra môi trường ngoài.

D. Hệ bài tiết có vai trò đào thải phân và nước tiểu ra môi trường ngoài.

7
15 tháng 1 2022

câu 46:B

câu 47:A

15 tháng 1 2022

46 B

47 A

><

8 tháng 4 2017

Các hình thức luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch. Những người luyện tập dưỡng sinh hay khí công còn có bài tập xoa bóp ngoài da. trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch (kể cả hệ bạch huyết) được lưu thông tốt.

8 tháng 4 2017

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim như :

- Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bi hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ...
- Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi...
- Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping. ...)•
- Cũng có nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch. Huyết áp tăng lúc đầu có thể là kết quả nhất thời của sự tập luyện thể dục thể thao, của một cơn sốt hay những cảm xúc âm tính như sự tức giận... Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành các động mạch (lớp cơ trơn hoại tử )phát triển mô xơ làm hẹp lòng động mạch) và gây ra bệnh huyết áp cao (huyết áp tối thiểu > 90mmHg, huyết áp tối đa > 140mmHg).
Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim. Ví dụ : bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp...
Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.



27 tháng 11 2021

- Hô hấp cung cấp O2 và CO2 cho sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể; đồng thời thải O2 và CO2 từ các tế bào, cơ thể ra ngoài tránh gây độc.

- Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào.

Cau 2 :

a) Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào của CO2 từ tế bào vào máu.

O2, CO2 khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

b)

* Làm tăng thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.

+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

* Làm giảm thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

Câu 3 : 

Khi chúng ta chạy cơ thể vận động nhiều cơ thể cần nhu cầu O2 lớn hơn nên chúng ta thở gấp để tăng cường cung cấp O2 cho cơ thể, khi ta dừng lại cơ thể cần một thời gian để điều hòa nên chúng ta vẫn thở gấp thêm một thời gian nữa rồi mới hô hấp trở lại bình thường

27 tháng 11 2021

THAM KHẢO!

1. Vai trò:

- Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể.

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Sự thở
- Sự trao đổi khí ở phổi
- Sự trao đổi khí ở tế bào.

2. 

a. Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu → tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic → mao mạch.

b. 

* Làm tăng thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.

+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

* Làm giảm thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

3. Khi chúng ta chạy cơ thể vận động nhiều cơ thể cần nhu cầu oxy lớn hơn nên chúng ta thở gấp để tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể, khi ta dừng lại cơ thể cần một thời gian thích ứng nên chúng ta vẫn thở gấp thêm một thời gian nữa rồi mới hô hấp trở lại bình thường

8 tháng 4 2017

Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động vệ sinh.

8 tháng 4 2017

Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động vệ sinh.