Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài)
5. Điệp từ: là từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời thêm xanh.
Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc. Trung thực là luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách .
Để rèn tính trung thực , ta nên :
- Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt. Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.
- Với cha mẹ, thầy cô phải thật thà, ngay thẳng.
- Ra ngoài phải thật thà, trung thực
Danh ngôn: người trung thực thường lấy đạo trung tín làm chữ . - (Khổng Tử)
* ẨN DỤ :
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.”
Quả, cây, khoai là thành quả của lao động, còn hành động trồng cây là hành động lao động, các sự vật hiện tượng này có tương đồng về cách thức đều thuộc về hành động lao động.
- Ẩn dụ phẩm chất: Các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng về phẩm chất
*HOÁN DỤ :
“Vì lợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người.”
Cái cụ thể là 10 năm, trồng cây hoán dụ cho cái trừu tượng đó là trăm năm trồng người.
Mk gửi ạ ^^!
Tham khảo thử ở đây nhé: https://muahangdambao.com/an-du-la-gi-hoan-du-la-gi/
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nó nằm trong biện pháp tu từ
Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
- Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng;
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.
VD: Vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai,...
Câu đặc biệt thường được dùng trong trong các văn bản văn chương để:
– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;
Ví dụ:
+ Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.
(Võ Quảng)
Câu đặc biệt “Mùa xuân ” dùng để xác định thời gian.
+ Nắng đã lên rồi! Nắng chan hoà xóm núi. Những triền dốc. Những lòng suối và mảng rừng. Chợ vùng cao xôn xao trong nắng mới. Chơ Đồng Văn. Ngựa thồ thon vó và đẹp mã từ các dốc đê, ngả đường ùn ùn kéo tới chợ. Tiếng khèn. Tiếng ngựa hí. Náo nức lòng người.
(Lí Xè Páo)
Câu đặc biệt “Chợ Đồng Văn ” dùng để xác định nơi chốn.
– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
+ Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa.
(Lí Phan Quỳnh)
+ Xuân đến tự bao giờ? Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Những buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh. Ong vàng và bướm trắng. Xôn xao. Rôn ràng. Tiếng chim hót ríu ran vườn chè. Hương hoa ngào ngạt...
– Bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ:
+ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)
+ Không chờ nghe bác về, thoáng cái tôi đã đặt chân tới bờ. Chao ôi! Chợ gì mà lạ lùng thế này? Bộ Tây sắp đánh đến nơi, nên người ta đem vườn bách thú ra phát mãi hay sao!
(Đoàn Giỏi)
– Gọi đáp.
Ví dụ:
+ Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi.
(Tố Hữu)
+ Thanh!
Dạ
Mày đi đâu?
Dạ, thưa cô, bà sai con đi mua hạt tiêu.
(Nguyễn Công Hoan)
- Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai. 2. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa.
- Từ đồng nghĩa có 2 loại : đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
VD :
- Đồng nghĩa hoàn toàn : Heo - lợn ; ba - cha; má - mẹ
- Đồng nghĩa không hoàn toàn : bỏ mạng - hi sinh; xác chết - tử thi
Tu dong nghia la nhung tu co nghia giong nhau hoac gan giong nhau.
Co hai loai tu dong nghia la:Tu dong nghia hoan toan va tu dong nghia khong hoan toan.
VD:hoan toan:Qua va trai.
VD:k hoan toan:Bo mang va hi sinh.
Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của 1 sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó, có thể thay thế được nó.
Ví dụ:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Chúc bạn học tốt!
HOÁN DỤ là gọi tên sự vật , hiện tượng ,khái niệm bằng tên của một sự vật , hiện tượng , khái niệm khác có quan hệ gần gũi nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD:Ngày Huế đổ máu
học tốt nhé