K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2017

TIỂU SỬ ANH HÙNG LIỆT SĨ LÊ ĐÌNH CHINH

        Anh Lê Đình Chinh sinh năm 1960, quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, trú quán tại nông trường Sông Âm, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Ở gia đình Lê Đình Chinh là con ngoan, ở trường phổ thông anh là học sinh giỏi toàn diện, là đội viên tốt. Anh luôn luôn gương mẫu, hăng hái phấn đấu, rèn luyện tốt, được mọi người quý mến.

Lê Đình Chinh nhập ngũ năm 15 tuổi. Sau thời gian huấn luyện, anh được biên chế vào đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng). Anh từng tham gia chiến đấu nhiều trận với quân Khmer Đỏ trong chiến tranh biên giới Tây Nam, lập được một số công trạng.

Ngày 25/8/1978, trong khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội, anh Lê Đình Chinh đã anh dũng hy sinh. Khi ấy, anh vừa tròn 18 tuổi.

Ngày 30/8/1978, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho liệt sĩ Lê Đình Chinh.

 Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã kịp thời tuyên dương công trạng và truy tặng huy hiệu "Vì thế hệ trẻ"; đồng thời phát động trong thế hệ trẻ Việt Nam phong trào "Sống, chiến đấu rực lửa anh hùng như Lê Đình Chinh".

Sau khi hi sinh, anh Lê Đình Chinh được an táng tại khu vực gần biên giới, sau đó được quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc. Sáng ngày 06/01/2013, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng và Ủy ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa đã làm lễ an táng hài cốt anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng.

Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tên anh đã vinh dự được nhiều địa phương trên đất nước Việt Nam đặt tên đường, trường học, nông trường…

3 tháng 12 2017

Lê Đình Chinh sinh năm 1960, quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), trú quán tại nông trường Sông Âm, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Lê Đình Chinh nhập ngũ ngày 16/2/1975 khi đó anh 15 tuổi. Sau thời gian huấn luyện, Lê Đình Chinh được biên chế vào đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng). Anh từng tham gia chiến đấu nhiều trận với quân Khmer Đỏ trong chiến tranh biên giới Tây Nam, lập được một số chiến công.

Ngày 25 tháng 8 năm 1978, quân xâm lược Trung Quốc vượt biên giới sang Việt Nam hành hung cán bộ, phụ nữ và nhân dân địa phương. Lê Đình Chinh đã đánh trả, bằng tay không đánh gục hàng chục kẻ địch nhưng cuối cùng đã hy sinh khi mới 18 tuổi. Vì thành tích này anh được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 12 2016

Thái Văn A quê ở xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ông nhập ngũ năm 1962, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1965. Trong Chiến tranh Việt Nam, Thái Văn A là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, nơi bị máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt. Tên tuổi của ông gắn liền với hòn đảo này. Ông làm nhiệm vụ quan sát tại đỉnh 63 trên đồi cao nhất đảo để xác định vị trí máy bay hay tàu chiến đối phương, rồi thông báo cho các đơn vị pháo cao xạ bắn vào mục tiêu[1]. Dù có lúc chân đài quan sát bị gãy, đài bị nghiêng, bản thân nhiều lần bị thương, Thái Văn A vẫn không rời vị trí. Trong ba năm làm nhiệm vụ trên đảo, Thái Văn A đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 20 máy bay Mỹ (riêng tổ trinh sát trực tiếp bắn rơi một chiếc) và xác định các vị trí có bom địch chưa nổ để công binh xử lí (máy bay địch thường trút bom ở đây trước khi về hạ cánh trên tàu sân bay).

Cấp bậc cao nhất của ông trước khi nghỉ hưu là đại tá (năm 1988).

2 tháng 12 2016

bạn chép ở Wikipedia Tiếng Việt ak

22 tháng 4 2016

Bạn tham khảo ở đây nhé:  Câu hỏi của Trần Lưu Gia Ngân - Học và thi online với HOC24

22 tháng 4 2016

thank you

 

8 tháng 11 2018

Học tập luôn là tài sản quý giá của con người. Học tập giúp chúng ta mở mang trí óc,biết được nhiều điều xung quanh chúng ta.Ta có thể học theo nhiều cách ngoài thầy cô,cha mẹ, ta còn nên học tập bạn bè,những người hiểu biết rộng hơn chúng ta để thu nhập được một số lượng lớn kiến thức mà mình chưa có hay chưa từng biết đến. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập. Nếu như không học học chúng ta sẽ có hiểu biết hạn hẹp, đầu óc sẽ trở nên lú lẫn và từ đó mà ta chẳng thể làm được điều gì cả.Thử nghĩ xem nếu bạn không học mà tình cờ muốn mua một loại thuốc trong khi bản thân lại không biết chữ thì làm sao bạn có thể mua được nó ;bạn không biết tính toán thì sao mua được đồ ăn? Khi không học chúng ta sẽ khó xử như thế đấy vậy nên chúng ta phải học. Học có chất lượng để hiểu biết,để tận hưởng được hết những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời.

23 tháng 10 2020

Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy có. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường.Mai đây, dù có đi đâu xa thì trái tim ta vẫn hướng về mái trường, về tuổi thơ. Mái trường là ngôi nhà thứ hai của ta. Nơi đây đã cho ta nhiều điều quý giá, luôn cổ vũ, động viên ta dù có thế nào. Cám ơn mái trường, tình yêu tuổi thơ của ta.

12 tháng 6 2016

 Rê-mi là một đứa bé bị bỏ rơi được gia đình nọ đem về nuôi. Rê-mi được chăm sóc trong vòng tay yêu thương của má Bác-bơ-ranh. Cho đến một ngày người chồng của má làm việc ở Pa-ri bị tai nạn và tàn phế trở về,Rê-mi được đưa cho một gia đình nghèo nuôi,sau đó Rê-mi đi theo gánh xiếc của cụ Vi-ta-li để làm thuê. Hai người đã đi lang thang khắp mọi miền nước Anh và Pháp trình diễn xiếc để kiếm sống, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ và em.

18 tháng 6 2016

Ban phuc tra loi dung rio day

16 tháng 10 2018

TIỂU SỬ ANH KIM ĐỒNG

 

Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
 

Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.
 

Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
 

Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.

Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

16 tháng 10 2018

Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
 

Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.
 

Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
 

Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.

Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

28 tháng 12 2017

Võ Trứ sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Nhơn Ân, tổng Kỳ Sơn, phủ Tuy Phước tỉnh Bình Định (nay là thôn Nhơn Ân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định); sau dời đến ở thôn Quảng Vân, cùng huyện.

Ông học chữ Nho từ thuở bé, nhưng thi Hương mấy lần không đỗ. Tuy vậy nhờ biết chữ, có một thời ông được làm lý trưởng, rồi làm thủ chỉ thôn tại quê nhà.

Năm 1885, hưởng ứng dụ Cần Vương, Võ Trứ theo giúp thủ lĩnh Mai Xuân Thưởng ở Bình Định đánh nhau với quân Pháp nhiều trận.

Khi cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh họ Mai thất bại, Võ Trứ ẩn mình làm môn đệ của sư cụ chùa Đá Bạc ở cao nguyên Sơn Hòa (Phú Yên). Ở đây, ngoài việc giúp thầy hành nghề y cứu nhân độ thế, ông còn đi đến nhiều nơi sinh sống của người Thượng, người Kinh ở Bình Định, Phú Yên...để tuyên truyền tư tưởng yêu nước. Đến đâu, ông cũng hốt thuốc chữa bệnh cho dân, cung cấp dao rựa cho người đi rừng làm rẫy. Vì vậy, khi ông phát động phong trào kháng Pháp, rất nhiều người dân đã tin theo. Ngoài ra, bằng lý tưởng và nhân cách của mình, ông cũng đã lôi kéo được nhiều tăng sĩ và sĩ phu để cùng khởi sự. Trong số đó, có nhà sư Như Ý (tức danh sĩ Trần Cao Vân) đã nhận lời làm tham mưu.

Biết được, nhà cầm quyền Pháp sai quân đi truy bắt Võ Trứ và Trần Cao Vân, nhưng nhờ đồng bào che chở nên thoát được. Để hạ uy tín Võ Trứ, thực dân Pháp vu cáo ông nhũng lạm công quỹ nên phải trốn làm sư.

Năm Đinh Dậu (1897), nhân ngày rằm tháng Bảy tín đồ đến dự lễ đông đảo, Võ Trứ và Trần Cao Vân đã tổ chức một cuộc họp quan trọng tại chùa Từ Quang tự (chùa Đá Trắng) ở xã An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) bàn định cuộc khởi nghĩa.

Năm Mậu Tuất (1898), vùng Phú Yên bị thiên tai mất mùa, nhân dân nhiều nơi thán oán vì đói kém mà vẫn bị sưu thuế cao. Nhận thấy thời cơ đã đến, Võ Trứ và Trần Cao Vân quyết định khởi sự giành lấy chính quyền.

sorry,mk ko biết nhiều

8 tháng 11 2016

Help me!

20 tháng 12 2022

Chủ ngữ: nhà mẹ Lê

Vị ngữ: là một gia đình có một người mẹ và mười một người con

21 tháng 12 2022

Chủ ngữ: nhà mẹ Lê

Vị ngữ: là một gia đình có một người mẹ và mười một người con