K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2016

Tên của tôi là Thạch Sanh. Từ nhỏ, tôi đã sống trong rừng, không cha, không mẹ, chỉ biết đốn cây rừng bán và sống qua ngày. Năm tôi lên 16t tuổi, bổng nhiên có một ông thần từ đâu đến truyền cho tôi võ công thật cao cường. Một lần đi đốn củi, tôi quen được Lý Thông, được gia đình Lý Thông kết tôi làm anh em, và từ đó cuộc sống của tôi thay đổi.

(Đây là cái mở bài của mình, bạn tham khảo đi. Vì mình vừa hc qua lớp 6 nên một số thông tin sẽ có sai sót. Bạn tham khảo có gì chỉnh sửa sai sót.) huhu

Chúc bạn hc tốt nhá!

23 tháng 9 2016

dễ mà bạn tự làm đi

21 tháng 10 2018

Ngày xưa, ở quận Cao Bình có vợ chồng làm nghề đốn củi hiền lành, giàu lòng thương người. Ngọc Hoàng thương tình hai vợ chồng hiếm hoi bèn cho Thái tử xuống trần đầu thai. Người vợ mang thai, nhưng đã nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi người chồng qua đời… Mãi mấy năm sau, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, mẹ hiền cũng qua đời. Thạch Sanh bơ vơ, lấy gốc đa làm nhà, kiếm củi độ thân. Ngọc Hoàng rất thương, bèn sai thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và cho búa thần làm vũ khí.

Gần vùng có tên Lý Thông làm nghề bán rượu. Hắn đã đón Thạch Sanh về nhà kết nghĩa làm anh em. Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mình cho Chằn tinh. Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh "đi canh miếu thần" để thế mạng. Nửa đêm, Chằn tinh xông đến vồ mồi, hai bên đánh nhau dữ dội. Chằn tinh tàng hình dùng phép lạ. Thạch Sanh vung búa thần chém chết Chằn tinh, cắt đầu và xả xác quái vật, Thạch Sanh được bộ cung tên thần bằng vàng. Xách đầu Chằn tinh về, Thạch Sanh đập cửa gọi. Hai mẹ con họ Lý hoảng hồn… Nhưng khi mở cửa, Lý Thông nhìn thấy cái đầu khổng lồ của Chằn tinh, hắn bèn dọa Thạch Sanh là đã giết chết vật báu của vua nuôi, phải mau mau trốn đi. Thạch Sanh lại trở về gốc đa chốn cũ. Lý Thông đem đầu Chằn tinh dâng nộp triều đình và hắn được vua phong tước Quận công.

Trong lễ hội kén chọn phò mã, công chúa đã bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đang nằm nghỉ dưới gốc đa chợt thấy con chim lạ bay qua liền giương cung bắn. Đại bàng bị trúng tên, vẫn cố bay về hang ổ. Nhà vua hứa gả công chúa cho người tài nào cứu được công chúa. Lý Thông tìm gặp "đứa em kết nghĩa". Thạch Sanh theo dấu máu tìm đến hang ổ đại bàng. Ác điểu chống trả quyết liệt chàng dũng sĩ, nhưng nó đã bị chàng dùng cung tên vàng bắn mù cả hai mắt, dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, bổ vỡ làm đôi đầu quái vật. Dòng dây đưa nàng công chúa thoát khỏi hang sâu, Lý Thông sai quân lính vần đá lấp cửa hang để hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã đi khắp hang lạnh, khám phá. Thạch Sanh lại dùng cung tên thần bắn tan cũi sắt, cứu thoát Thái tử con vua Thủy tề đang bị đại bàng giam hãm. Thạch Sanh được Thái tử mời xuống chơi thủy phủ. Nhà vua hậu đãi chàng dũng sĩ cõi trần. Để đền ơn ân nhân, vua Thủy tề tặng Thạch Sanh nhiều vang ngọc, nhưng chàng khước từ, chỉ xin nhận một cây đàn thần làm kỉ vật. Thạch Sanh lại trở về gốc đa, chốn cũ yêu thương.

Hồn Chằn tinh và đại bàng gặp nhau, lập mưu báo thù Thạch Sanh. Chúng ăn trộm kho báu của nhà vua đem về giấu ở gốc đa. Thạch Sanh bị hạ ngục!

Công chúa sau khi được cứu thoát thì bị câm. Các quan ngự y đều bó tay. Lý Thông vô cùng nóng ruột… Nằm trong ngục, Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy. Tiếng đàn lúc thì ai oán não nùng, lúc thì hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói được, nàng xin vua cha được gặp người đánh đàn. Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết kể. Lý Thông bị hạ ngục. Nhà vua giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng đã tha tội, cho cả hai mẹ con về quê. Nhưng đến giữa đường, cả hai mẹ con Lý Thông đều bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Vua cho Thạch Sanh làm phò mã. Mười tám nước chư hầu bất bình kéo quân vây đánh kinh đô. Thạch Sanh lại dùng đàn thần đẩy lui giặc. Hàng vạn tướng sĩ chư hầu được Thạch Sanh đãi một niêu cơm thần bé xíu mà họ ăn mãi chẳng hết.

Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.


k nhé

21 tháng 10 2018

Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, hàng ngày lên rừng chặt củi để nuôi thân, lấy gốc đa làm nhà. Năm 13 tuổi, Thach Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Lí Thông làm nghề bán rượu, kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh và được cung tên vàng. Lí Thông cướp công Thạch Sanh, tìm cách đẩy người em kết nghĩa trở lại gốc đa. Thạch Sanh bắn trọng thương đại bàng, lần theo vết máu tìm đến hang sâu.

Chàng đã cứu được công chúa Quỳnh Nga con vua Viện Vương và hoàng tử con vua Thủy Tề. Chàng được mời xuống thăm thủy cung. Tại đây chàng chinh phục được Hồ Tinh. Vua Thủy Tề tặng chàng một cây đàn và một niêu cơm thần. Trở lại gốc đa, Thạch Sanh bị hồn ma chằn tinh và đại bàng lập mưu hãm hại. Thạch Sanh bị giam vào ngục tối.

Chàng lấy đàn thần ra gảy. Công chúa Quỳnh Nga đang ốm đau bỗng tươi tỉnh lại, nói cười khi nghe tiếng đàn thần. Mưu gian của Lí Thông bị bại lộ. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông. Thạch Sanh cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường cả hai mẹ con bị Thiên Lôi đánh chết, biến thành bọ hung. Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa Quỳnh Nga. Quân 18 nước chư hầu kéo đến vây kinh đô. Thạch Sanh gảy đàn thần lui giặc, không mất một mũi tên, không chết một mạng người nào. Thạch Sanh dọn một niêu cơm mà quân 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Thạch Sanh được phong quốc trạng. ít lâu sau, vua Viện Vương nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Đáng chú ý nhất là truyện Thạch Sanh đã vạch cho mọi người thấy rằng cái chính nghĩa, cái thiện chỉ có thể tạm thời bị che lấp, nhưng cuối cùng vẫn giành được thắng lợi, cái phi nghĩa, cái ác có thể tạm thời thắng thế, nhưng cuối cùng sẽ bị thất bại, những kẻ mang tư tưởng phi nghĩa, tư tưởng đen tối dù có mưu mô, khôn khéo đến đâu cũng sẽ bị trừng trị.


k nhé

27 tháng 11 2018

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to, tôi nghĩ bụng đây chắc chắc là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Anh ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gi ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với nó và cho nó về nhà tôi ở.
Thật đúng là gặp phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình còn phải cất mẻ rượu mới. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật Vua nuôi, không giết được và bảo thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi, không sẽ bị trách tôi. Việc ở đây cứ để anh xử lý cho. Lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã.Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Thạch Sanh đang ngồi gốc đa, thấy đại bàng cắp người đi qua, chàng bèn lấy tên bắn trúng nó 1 phát, nhưng do đại bàng quá khỏe mạnh, nên nó vẫn bay được về hang. Chàng lần theo vết máu tìm được hang của Đại bàng.
Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sua đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại.ư
Từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to, tôi nghĩ bụng đây chắc chắc là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Anh ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gi ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với nó và cho nó về nhà tôi ở.

Thật đúng là gặp phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình còn phải cất mẻ rượu mới. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.

Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật Vua nuôi, không giết được và bảo thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi, không sẽ bị trách tôi. Việc ở đây cứ để anh xử lý cho. Lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.

Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã.Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Thạch Sanh đang ngồi gốc đa, thấy đại bàng cắp người đi qua, chàng bèn lấy tên bắn trúng nó 1 phát, nhưng do đại bàng quá khỏe mạnh, nên nó vẫn bay được về hang. Chàng lần theo vết máu tìm được hang của Đại bàng.

Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sua đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại.

Từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.

14 tháng 8 2016

  Ngày xửa, ngày xưa có hai vợ chồng già sống bằng nghề vào rừng kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Họ rất tốt bụng, hiền lành, hay giúp đỡ mọi người. Tuổi đã già nhưng họ mong mãi mà chẳng có một mụn con. Ngọc Hoàng thấy thế bèn sai thái tử xuống trần gian để đầu thai làm con họ. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà vẫn không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh chết. Người vợ sinh được một cậu con trai. Cậu bé vừa lớn lên thì người mẹ cũng chết. Cậu sống mồ côi, lủi thủi một mình trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, gia tài vỏn vẹn chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. 

2. 

5 tháng 4 2018

Trí tưởng tượng phong phú và kì diệu của nhân dân ta đã sáng tạo nên những truyện cổ tích óng ánh, muôn sắc màu, vừa lấp lánh vẻ đẹp kì ảo, vừa giàu tính nhân văn Việt Nam, vừa có khả năng bồi đắp nên những tư tưởng tình cảm và ước mơ cao đẹp cho con người. Thạch Sanh là một trong những sáng tác ấy.

Thạch Sanh là truyện cổ tích tiêu biểu về nhiều phương diện.

Thứ nhất, về bố cục và kết cấu. Truyện có một bố cục tương đối hoàn chỉnh: có sự ra đời, lớn lên và hình thành tài năng của nhân vật đại diện cho công lí và chính nghĩa; có những chặng đường phiêu lưu để thử thách và rèn luyện tài năng và phẩm chất của nhân vật, có kết thúc có hậu. Truyện Thạch Sanh mang hình thức kết cấu phô biến của truyện cổ tích kết cấu song tuyến. Hơn nữa, đây là kết cấu đặc trưng của nhóm truyện cổ tích thần kì.

Hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện trong truyện bao gồm có cả con người và lực lượng siêu nhiên, thần kì.

Ở tuyến nhân vật chính diện có: Thạch Sanh, vua, công chúa, thái tử con vua Thuỷ Tề, ngọc Hoàng và vị thiên sứ, chiếc đàn thần và niêu cơm thần.

Ở tuyến nhân vật phản diện có: Mẹ con Lí Thông, trăn tinh, đại bàng.

Những thử thách đặt ra cho nhân vật chính diện cũng được, sắp xếp theo hình thức thăng tiến: thử thách sau ngày một khó khăn, phức tạp hơn thử thách trước. Do vậy mà chiến công, tài trí và phẩm chất của chàng dũng sĩ Thạch Sanh ngày càng được tô đậm.

Cũng về kết cấu phải kể đến một số mô típ quen thuộc của cổ tích như tiếng đàn thần kì và niêu cơm thần kì. Đây vừa là vũ khí của Thạch Sanh vừa là tấm lòng và tình cảm của chàng.

Thứ hai, về xây dựng nhân vật. Nhân vật Thạch Sanh mang trong mình đầy đủ những đặc điểm và phẩm chất cần thiết của nhân vật cổ tích. Ở chàng hội tụ đầy đủ những đặc điểm của con người bình thường và những nét khác thường chỉ có ở nhân vật cổ tích. Thạch Sanh không phải ai xa lạ, chàng là con của một gia đình nông dân lao động nghèo và tốt bụng. Chính gia đình là cái nôi đã nuôi dưỡng phẩm chất thật thà, chất phác và nhân hậu nơi chàng. Cuộc đời chàng từ lúc sinh ra, đến khi trưởng thành, là cuộc sống kiếm củi nghèo khổ và lương thiện. Thạch Sanh chính là hình ảnh, bóng dáng của nhân dân lao động.

Tuy nhiên, để tô đậm vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng và làm tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện, tác giả dân gian đã khoác cho Thạch Sanh chiếc áo kì ảo của cô tích. Tức là điểm tô cho nhân vật những cái khác thường. Sự kì lạ về nguồn gốc xuất thân (Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con hai vợ chồng ông lão tiều phu); kì lạ về sự ra đời (bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh), kì lạ về tài trí (được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và phép thần thông). Khoác cho nhân vật chiếc áo mờ ảo về nguồn gốc, sự ra đời và tài trí, nhân dân mong muốn Thạch Sanh sẽ lập được nhiều chiến công thần kì, vung lưỡi rìu của mình lên để quét sạch cái xấu, cái ác trong xã hội, lập lại công lí và công bằng cho người lương thiện.

Cũng như mọi nhân vật lí tưởng trong cổ tích, Thạch Sanh cũng phải trải qua những chặng đường phiêu lưu, những thử thách đầy khó khăn, trắc trở.

Lần một: Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng, diệt trăn tinh

Lần hai: Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang.

Lần ba: Bị hồn trăn tinh và đại bàng báo thù, bị bắt hạ ngục.

Lần bốn: Sau khi kết hôn với công chúa, phải đối phó với quân của mười tám nước chư hầu hội binh kéo sang đánh.

Đặt nhân vật vào nhửng tình huống như vậy, tác giả dân gian một mặt muốn thử thách chàng, một mặt muốn khẳng định tài năng và phẩm chất của chàng.

Và quả thực, qua những thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ được những phẩm chất hết sức quý báu. Chàng vẫn giữ nguyên được sự thật thà, chất phát, nhân hậu vốn có, bộc lộ được tài năng và tôi luyện thêm sự dũng cảm, lòng yêu chuộng hoà bình.

Không chỉ đặt nhân vật Thạch Sanh trong những tình huống thử thách, tác giả dân gian còn đặt Thạch Sanh trong thể đối lập với nhân vật phản diện Lí Thông về tính cách, hành động. Thạch Sanh càng thật thà bao nhiêu thì Lí Thông càng xảo trá bấy nhiêu, Thạch Sanh càng vị tha bao nhiêu thì Lí Thông càng ích kỉ bấy nhiêu, Thạch Sanh càng nhân hậu bao nhiêu thì Lá Thông càng độc ác bấy nhiêu. Sự đối lập giữa Thạch Sanh với Lí Thông là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa.

Nhân vật Thạch Sanh được đặt trong thế đối lập với Lí Thông và trong thế tương quan với các nhân vật chính diện khác, đặc biệt là với những lực lượng thần kì như thiên thần, vua Thuỷ Tề. Nhờ có sự giúp đỡ của họ mà Thạch Sanh đã chiến thắng cái thế lực hung ác, vạch mặt được kẻ vong ân bội nghĩa.

Thứ ba, về mặt ý nghĩa của truyện. Thạch Sanh là một truyện cổ tích chứa đựng nhiều ý nghĩa. Từ câu chuyện chàng dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chống quân xâm lược, truyện đã thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, lòng yêu chuộng hoà bình, ước mơ và chân lí về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

Với những đặc điểm như trên, có thể khẳng định rằng; Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu nhất và hấp dẫn nhất của kho tàng cổ tích Việt Nam, làm xúc động và say mê nhiều thế hệ bạn đọc.


 

Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
 
Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
 
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lần theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.
 
Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đến mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.

7 tháng 10 2017

mình học dốt văn lắm nên k lm đc đâu nhé sr

8 tháng 10 2017

Về sau, vua ko có con trai nên đã truyền ngôi cho Thạnh Sanh.

26 tháng 3 2022

Giúp mình với mọi người:(((

1 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú lại cường tráng, khỏe mạnh. Chàng vốn là thái tử trên trời cao, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của một cặp vợ chồng già tuy nghèo nhưng tốt bụng. Mẹ chàng mang thai vài năm, mãi đến chồng chết vẫn chưa sinh. Đến lúc chàng vừa khôn lớn, mẹ chàng cũng bỏ lại chàng một mình. Thế là Thạch Sanh côi cút sống một mình trong túp lều cũ bên gốc cây đa. Lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ môn võ nghệ và phép thần thông. Thế nhưng dù vậy, chàng vẫn sống bình dị trong túp lều cũ của mình.

Một hôm chàng gặp Lý Thông - một tên hàng rượu và bị hắn dụ kết nghĩa huynh đệ, rồi chuyển đến nhà hắn sống. Thực chất là lợi dụng và bóc lột chàng. Rồi sau đó, hắn còn lừa chàng thay hắn đi nộp mạng cho chằn tinh ở miếu thờ. Nhờ có tài nghệ xuất chúng, Thạch Sanh tiêu diệt được chằn tinh, chặt đầu nó mang về nhà, còn có chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy vậy, Lý Thông lại lừa chàng con chằn tinh là của vua nuôi để cướp công. Thế là Thạch Sanh lại trở về lủi thủi một mình ở gốc đa già. Còn mẹ con Lý Thông lại được ăn sung mặc sướng tại chốn kinh thành hào hoa.

Ít lâu sau, Thạch Sanh lại tiêu diệt được một con đại bàng hung ác và cứu được công chúa bị bắt dưới hang sâu. Thế nhưng, một lần nữa Lý Thông lại cướp công chàng. Không những thế, hắn còn lấp kín cửa hang hòng giết hại chàng. Nhờ vậy, cuối cùng chàng cũng nhận ra được bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của hắn. Một mình dưới hang sâu, chàng vẫn không hề bỏ cuộc mà liên tục tìm kiếm một lối ra khác. Trong lúc đó, chàng lại giải cứu được con trai vua Thủy Tề khỏi chiếc cũi sắt. Nhờ vậy, chàng được đưa ra khỏi hang sâu và được thiết đãi linh đình tại thủy cung. Đến lúc ra về, dù được tặng nhiều vàng bạc, châu báu, nhưng chàng chỉ nhận một chiếc đàn mà thôi.

Trở về túp lều năm cũ dưới gốc cây đa già, Thạch Sanh chỉ mong được sống bình yên. Thế nhưng một lần nữa giông tố lại ập đến. Hồn chằn tinh và đại bàng đã cùng nhau hãm hại chàng, khiến chàng bị giam vào ngục tối. Ở đây, nỗi oan khuất, đau khổ không biết tỏ cùng ai, chàng đành gửi nó vào tiếng đàn. Nào ngờ tiếng đàn ấy lại chữa khỏi bệnh câm của công chúa. Thấy vậy, vua cho mời chàng vào cung. Nhìn thấy công chúa, chàng nhận ra đó là cô gái mình đã cứu dưới hang sâu. Nhìn Lý Thông run rẩy đứng bên kia, chàng vỡ lẽ mọi chuyện. Thế là sự thật được phơi bày. Vua ban chết cho mẹ con Lý Thông, nhưng chúng được Thạch Sanh xin tha mạng, đuổi về quê. Thế nhưng ác giả ác báo, người làm thì trời xem, trên đường đi chúng bị sét đánh chết, biến thành bọ hung, đời đời kiếp kiếp, sống ở chỗ tối tăm, bẩn thỉu. Còn Thạch Sanh thì được cưới công chúa, trở thành phò mã.

Cùng lúc ấy, hoàng tử mười tám nước chư hầu vì không ai được cưới công chúa, tức giận mà đem quân sang đánh. Trước thế giặc, Thạch Sanh xin nhà vua được ra nghênh chiến. Ở đó, chàng dùng tiếng đàn thần làm cho quân địch rã rời, không còn muốn chiến đấu. Lại còn thắng cược với kẻ địch nhờ niêu cơm thần ăn mãi không hết. Thế là, không cần đổ một giọt máu, hi sinh một người lính nào ta vẫn dành chiến thắng.

Sau này, nhà vua về già, không có con trai. Lại tin tưởng vào tài năng, đức độ của Thạch Sanh nên đã nhường ngôi báu lại cho chàng.