K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2018
nỏ bít cái nào cả
7 tháng 5 2018

Tử Cấm Thành

Là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau Lưng điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72 mét xây bằng gạch, dày 0,72 mét, chu vi khoảng 1230 mét, phía trước và phía sau dài 324 mét, trái và phải hơn 290 mét, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào. Đại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua đi vào. Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày). Càn Thành (nơi vua ở), Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi). Duyệt Thi Đường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua). Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách)... Ngoài ra, Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Bảy lăng, mỗi lăng mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.

Cố đô Huế với sông Hương và núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của nhân loại.

1.a)Nhà Nguyễn thành lập năm bao nhiêu ? ..................................................   b)Nhà Nguyễn đặt kinh đô ở đâu ? ...............................................................2.hãy viết đoạn văn ngắn mô tả vẻ đẹp của một công trình kiến trúc ở kinh thành Huế mà em biết qua sách,báo,ti vi .3. hãy điền tiếp vào chỗ trống nội dung thích hợp để phản ánh công lao to lớn của các nhân vật lịch...
Đọc tiếp

1.a)Nhà Nguyễn thành lập năm bao nhiêu ? ..................................................

   b)Nhà Nguyễn đặt kinh đô ở đâu ? ...............................................................

2.hãy viết đoạn văn ngắn mô tả vẻ đẹp của một công trình kiến trúc ở kinh thành Huế mà em biết qua sách,báo,ti vi .

3. hãy điền tiếp vào chỗ trống nội dung thích hợp để phản ánh công lao to lớn của các nhân vật lịch sử sau : 

Các vua Hùng : ........................................................................................................................................................................  

An Dương Vương : .........................................................................................................................................................................

Hai Bà Trưng : .............................................................................................................................................................................

Ngô Quyền : .........................................................................................................................................................................

Đinh Bộ Lĩnh : ........................................................................................................................................................................

Lê Hoàn : .................................................................................................................................................................................. 

Lý Công Uẩn : .........................................................................................................................................................................

Lý Thường Kiệt : ......................................................................................................................................................................

Trần Hưng Đạo : .................................................................................................................................................................... 

Lê Thánh Tông : ...................................................................................................................................................................

Lê Lợi : .........................................................................................................................................................................................

Nguyễn Trãi : ...................................................................................................................................................................

Nguyễn Huệ : ...............................................................................................................................................................................

Ngô Sĩ Liên : .................................................................................................................................................................

Nguyễn Thiếp : ....................................................................................................................................................................

hãy kb với mk nha

 

 

2
24 tháng 4 2019

nhà nguyễn đặt kinh đô ở huế

chúc bạn học tốt !

3 tháng 10 2019

a. 1975

b.ở mặt trăng

20 tháng 4 2018

Con gà trống của nhà em rất đẹp. Nó to và nặng gần bốn cân, chân cứng cáp có cựa nhon hoắt, mào đỏ tươi, khoác bộ lông màu vàng sẫm pha màu nâu và đen mịn. Chiếc mỏ ngà cứng như thép, cái đuôi rực rỡ uốn cong vồng lên làm cho chú ta mang vẻ đẹp hùng dũng. Sớm nào cũng vậy, khi chú cất tiếng gáy " Ò..ó,,o" là em thức dậy, chuẩn bị lên trường. Chú gà trống là cái đồng hồ của em đấy.
Học tốt

20 tháng 4 2018

Trên bãi cỏ ven đê có nhiều trâu, bò đang gặm cỏ. Hình ảnh con nghé và con trâu mẹ thật đáng yêu. Trâu mẹ to béo, da đen bóng cái đuôi phe phẩy, gặm cỏ non. Chú nghé con cong đuôi từ xa chạy đến rúc đầu vào bầu vú mẹ. Chú nghé thật xinh, lông vàng tơ hồn nhiên, ngây thơ như một em bé mới tập đi. Trâu mẹ lại chốc chốc quay đầu ư lại liếm vào đầu, vào lưng đứa con thơ, cặp mắt mở to với bao tình âu yếm. Nắng vàng chiều quê in bóng trâu mẹ và nghé con. Em bước đi rồi ngoái lại ngắm bức tranh quê đầy tình mẫu tử.

 

Bài 1 :  Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống ( chú ý viết hoa lại cho đúng ) để hoàn chỉnh đoạn văn sau :  Việt Nam nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử . Đến với .................., bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ độc đáo của .................., được thăm ................, được dạo quanh những hồ đẹp :...
Đọc tiếp

Bài 1 :  Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống ( chú ý viết hoa lại cho đúng ) để hoàn chỉnh đoạn văn sau : 

 Việt Nam nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử . Đến với .................., bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ độc đáo của .................., được thăm ................, được dạo quanh những hồ đẹp : ...............................................Về ................., bạn sẽ được ngắm dòng ...............thơ mộng , được dạo khắp ............... 

( văn miếu quốc tử giám , sông hương , kinh thành huế , chùa một cột , chùa trấn quốc , thủ đô hà Nội , xứ huế , Hồ gươm , hồ tây , hồ bảy mẫu )

Bài 2 : Đặt một câu đúng nghĩa với câu đã cho , trong đó có sử dụng các từ : vẻ đẹp , tình yêu , lòng căm thù . 

M : Đoạn văn cho ta thấy cây bàng rất đẹp. 

- Đoạn văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây bàng.  

â, Bài văn cho ta thấy phong cảnh buổi sáng ở Sơn La rất đẹp. 

- .......................................................................

b, Khổ thơ cho ta thấy tác giả rất yêu quê hương . 

- .........................................................................

Bài 3 : Thay các từ ngữ in đậm bằng 1 từ láy thích hợp để có các câu văn miêu tả sinh động hơn : 

â, Tôi rất ngạc nhiên trước một giang sơn vàng vợi . ( từ in đậm : rất ngạc nhiên ) 

Từ láy được dùng : ........................................

4
4 tháng 7 2018

3. Ngạc nhiên—> ngỡ ngàng

4 tháng 7 2018

Bài 1 :

1, Thủ đô Hà Nội

2, chùa trấn quốc, chùa một cột

3, văn miếu quốc tử giám 

4, hồ gươm , hồ tây, hồ bảy mẫu

5, xứ Huế

6, sông Hương

7, kinh thành Huế

Bài 2 :

a, -> Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp phong cảnh buổi sáng ở Sơn La

b,-> Khổ thơ cho ta thấy tình yêu quê hương của tác giả

Bài 3:

Từ láy được dùng : Sửng sốt

14 tháng 5 2018

Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân.Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành , nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà ,chú trở nên rất dữ tợn.Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết. Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà ,cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác.

14 tháng 5 2018

Đoạn văn tả hình dáng của trâu mẹ và nghé con:

Trên bãi cỏ ven đê có nhiều trâu, bò đang gặm cỏ. Hình ảnh con nghé và con trâu mẹ thật đáng yêu. Trâu mẹ to béo, da đen bóng cái đuôi phe phẩy, gặm cỏ non. Chú nghứ con cong đuôi từ xa chạy đến rúc đầu vào bầu vú mẹ. Chú nghé thật xinh, lông vàng tơ hồn nhiên, ngây thơ như một em bé mới tập đi. Trâu mẹ lại chốc chốc quay đầu ư lại liếm vào đầu, vào lưng đứa con thơ, cặp mắt mở to với bao tình âu yếm. Nắng vàng chiều quê in bóng trâu mẹ và nghé con. Em bước đi rồi ngoái lại ngắm bức tranh quê đầy tình mẫu tử.

 

5 tháng 12 2018

Lễ Hội Đua Voi Ở Tây Nguyên

Hội đua voi truyền thống của người M’nông ở Buôn Mê Thuột thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch - một trong những tháng đẹp nhất của năm ở Tây Nguyên. Lễ hội này nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân bản địa. Tuy nhiên, lễ hội không được quảng bá rộng rãi như lễ hội cồng chiêng nên rất ít du khách đến đây đúng vào thời điểm này. Điều đặc biệt của lễ hội là mang tính truyền thống cao, chưa bị thương mại hóa.Lễ hội đua voi được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây của vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk. Voi dàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người.Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy chạy thẳng về phía trước. Đường đua thường khoảng 400-500 mét, đua đường dài khoảng 1-2km. Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điều khiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc...Khán giả phần đông là người bản địa ăn mặc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn đứng hai bên đường hò hét tạo nên một không khí náo nhiệt. Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. Vì vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức.Người M’nông và một số dân tộc ở Tây Nguyên rất quý voi như người Khmer ở Nam bộ quý con bò. Theo truyền thống, con voi thể hiện sức mạnh của bộ tộc, sự sung túc của gia đình. Chỉ có những gia đình giàu có mới có voi được thuần dưỡng từ voi rừng. Hiện nay, chỉ có Tây Nguyên mới còn voi, nhưng số lượng cá thể đang bị giảm sút đáng kể.Giới trẻ ở đây trở nên xa lạ với phương thức thuần voi của cha ông ngày xưa mà chủ yếu là chăm sóc và điều khiển voi. Những người thuần voi vì thế càng trở nên hiếm hoi theo thời gian. Hiện nay, công việc này chủ yếu là người lớn tuổi, có vài chục năm kinh nghiệm.Huyền thoại về thuần dưỡng voi rừng là N’Thu K’Nul, ông sinh năm 1828, mất khi đã thọ được 110 tuổi, ông có danh hiệu là “Vua săn voi” (khun-ju-nốp) do Hoàng gia Thái Lan ban tặng. Ông được xem là người khai sinh nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn, một người tù trưởng đầy quyền lực và được nhiều dân tộc kính phục lúc bấy giờ. Theo người dân địa phương, trong đời ông đã thuần dưỡng khoảng 170 con voi rừng, có người lại nói ông thuần dưỡng đến hàng trăm con; trong đó, có một con bạch tượng-loài vật hiếm có. Hiện nay, khu mộ của ông được giữ gìn kỹ lưỡng. Mộ được kết hợp giữa kiến trúc của người M’Nông và người Lào-hai dân tộc chính ở địa phương vào thời điểm đó. Đó như một biểu tượng của truyền thống sức mạnh đoàn kết các dân tộc anh em.Phần mộ là những chi tiết hình khối đơn giản, trang trí búp sen ở bốn góc và đỉnh. Cạnh mộ Vua săn voi là ngôi mộ hình tháp, có mái nhọn cách điệu nhà rông. Ngôi mộ này do vua Bảo Đại xây dựng cho hậu duệ của N’Thu K’Nul là R’Leo K’Nul, gọi ông bằng cậu. Người ta hay nhầm tưởng ngôi mộ hình tháp là của N’Thu K’Nul. Khu lăng mộ này được nhiều du khách đến chiêm ngưỡng để hiểu rõ hơn về những con người xuất chúng. Về sau, có một số hậu duệ khác của N’Thu K’Nul nối nghiệp, nhưng số lượng voi thuần dưỡng ít hơn và tay nghề kém hơn.Quần thể du lịch Buôn Đôn là một không gian đặc trưng, là cái hồn của Tây Nguyên với những cánh rừng già, những con sông cuồn cuộn chảy và những hồ nước lưng chừng trời, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hình thành vùng đất này. Buôn Đôn thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách TP Buôn Mê Thuột khoảng 42km.Đến đây, du khách có dịp thưởng thức cồng chiêng, cưỡi voi.Cá trên sông Sê-rê-pốk và hồ Lắk là những đặc sản quý của vùng này. Ai đến đây cũng phải tìm cho bằng được các loại cá bản địa để thưởng thức vì vị ngon và lạ bởi vị trí hiểm trở của nơi chúng sinh trưởng đã tạo sự khác biệt giữa cá sông, hồ Tây Nguyên với cá sông, hồ ở đồng bằng...

23 tháng 2 2018

Thứ bảy tuần qua, bố mẹ về quê thăm ngoại cùng bé Ti. Em ở nhà trông nhà. Sau khi dùng điểm tâm do mẹ chuẩn bị sẵn, em vào xem ti vi. Chương trình của kênh thế giới loài vật đã làm em thấy thật thích thú. Lần đầu tiên em được thấy một kẻ săn mồi ngộ nghĩnh đến thế. Loài chồn núi có tên khoa học không nhớ nổi này có dáng vóc như con sóc, nhỏ hơn thỏ. Thế mà lại săn thỏ đấy. Theo bình luận của người dẫn chương trình thì chúng săn mồi bằng phương pháp thôi miên. Tức là khiến con mắt bị say và mất khả năng tự vệ. Chồn núi dùng bốn chân ngắn và nhỏ như chân chuột đi qua đi lại trước mặt con mồi; sau đó nhảy thẳng người lên, kể cả chiếc đuôi cũng thẳng. Toàn thân chú như một vệt chớp loằng ngoằng màu xám chờn vờn trước cặp mắt đờ đẫn, ngơ ngác của con thỏ. Hình như chưa đúng lúc đế tiêu diệt con mồi. Chú ta còn trổ tài xiếc: chống hai chân trước, đưa hai cân sau và chiếc đuôi chổng lên trời, lộn cả thân hình tạo thành một vòng tròn. Cứ thế chồn ta ra chiêu. Thú thật rằng nhờ em nhìn qua ti vi, chứ nếu nhìn gần em cũng sẽ bị cuốn hút vào trò nhào lộn ấy mà phải chóng cả mặt. Cuối cùng, điều phải đến đã đến. Cả thân mình con thỏ như nhũn ra, ngã khuỵu xuống. Nhanh như chớp, con chồn lao nhanh về phía con mồi, há to miệng ra và ngoạm ngay cổ con thỏ rồi tha đi. Em vô cùng thích thú với những hình ảnh có thật và sống động mà người thực hiện chương trình đã cung cấp. Đúng là đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Tầm hiểu biết của em đã được mở rộng qua việc nhìn rõ những điều mắt thấy tai nghe. 

Nguon : http://hoctotnguvan.net/ta-mot-con-vat-em-nhin-thay-tren-tivi-hoac-trong-rap-xiec-gay-cho-em-an-tuong-manh-34-2487.html

23 tháng 2 2018

Với truyền hình cáp chương trình trên ti vi phong phú hơn. Một số kênh truyền hình chuyên về một chương trình nào đó và rất được khán giả ưa chuộng. Trong số đó em rất yêu thích chương trình "Thế giới động vật”. Hôm nay chương trình ấy giới thiệu hình ảnh và tập tính sống của chim đại bàng.

Đại bàng còn gọi là chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn. Đại bàng loại lớn có chiều dài cơ thể hơn một mét nặng bảy ki-lô-gam. Nó có cái đầulớn như quả đấm của võ sĩ quyền anh. Bộ lông của đại bàng là một áo choàng đẹp: lông đầu màu trắng ngà hơi pha màu kem sữa, lông mình và lông cánh màu đen, lông ngực và lông bụng của đại bàng màu trắng. Mắt của đại bàng to, hơi xếch, có màu do cam viền quanh con người rất đẹp. Mỏ của nó cứng, màu nâu khoằm xuống. Sải cánh của đại bàng dài từ một mét rưỡi đến hai mét. Đại bàng thường làm tổ trên núi cao hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Đại bàng có dáng đẹp và uy dũng. Nó là loài chim săn mồi giỏi, thường được thợ săn nuôi và huấn luyện để bắt mồi. Đại bàng biểu tượng cho sức mạnh và lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần lối cao. Vì thế hình ảnh đại bàng được dùng dế làm huy hiệu cho một số lực lượng như Trung tâm rình báo Mỹ. Đại bàng là chúa tể các loài chim giống như hô là chúa sơn lâm của rừng sơn vậy.

Đại bàng là con chim đẹp và dũng mãnh. Em rất thích chim đại bàng. Em ao ước lớn lên em cũng mạnh mẽ, bay cao và bay xa trên con đường sự nghiệp như chim đại bàng bay giữa không trung vậy

29 tháng 3 2021

Đoạn văn tả hoa đại/hoa sứ

Không giống như một số loài cây khác, đến mùa thay áo, cây hoa sứ chỉ còn những cành trơ trụi, y hệt như những cánh tay trần của bức tượng nghìn tay nghìn mắt. Thoạt nhìn tưởng như cây đã khô héo. Nhưng kì thực đó là thời kì lột xác để chuẩn bị cho mùa đâm chồi, nảy nụ. Sứ có một sức sống kì lạ, có khả năng chống chọi lại mọi thời tiết khắc nghiệt mà một số loài cây khác không có được. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, trên những cánh tay trần trụi tường như khô héo ấy vô vàn những chồi nhũ ra, lớn dần, lớn dần tạo thành những lá tròn xoe đều đặn. Người ta tưởng như có một bàn tay nào đó kết dính các cuống lá lại quanh một trục. Những chồi non mập mạp vươn cao rồi nó bung ra vô vàn cánh hoa màu tím sắc hồng. Những bông hoa năm cánh xếp lại như hình một cái phễu từ từ xòe ra khoe sắc, đẹp chẳng kém gì bông huệ, bông cúc. Ngắm bông sứ phải ngắm cả chùm bông thưởng thức vẻ đẹp của nó. Em yêu bông sứ không chỉ ở sức sống dẻo dai kì diệu của loài cây mà còn ở vẻ đẹp nở thành chùm như một lẵng hoa của thiên nhiên ban phát cho con người vậy.

3 tháng 4 2021

mẹ mình thích hoa hướng dương nên mình tả hoa hướng dương

Hoa hồng hấp dẫn lòng người bởi sắc đỏ kiêu sa, hoa bằng lăng thu hút bởi sắc tím, hoa sữa say đắm hồn ta bởi sắc trắng tinh khôi và mùi hương nồng nàn. Mỗi loài hoa trên thế gian này đều có vẻ đẹp riêng và để lại trong hồn ta những nét rất riêng. Và với tôi, tôi yêu hoa hướng dương bởi nhắc đến hoa hướng dương, tôi lại nhớ đến những bông hoa như những mặt trời bé nhỏ.

Tôi đã từng được bố mẹ cho đi tham quan rất nhiều những vườn hoa hướng dương. Thân cây hoa hướng dương rất cao, có cây tầm một mét nhưng cũng có cây cao đến hai mét. Từ thân cây cao mà chắc ấy có biết bao chiếc lá to như bàn tay người mọc ra, lại còn có răng cưa bao quanh cây cứ y như người mẹ đang che chở, ôm ấp, bảo vệ cho đứa con thân yêu của mình vậy, càng về cuối gốc cây, lá hoa hướng dương càng có màu xanh đậm hơn.

Những bông hoa hướng dương thì mới đẹp tuyệt diệu làm sao. Ở giữa bông hoa là nhụy hoa màu nâu, còn xung quanh cái nhụy ấy là những cánh hoa vàng đều tăm tắp, được xếp một cách rất tự nhiên mà lại đều nhau. Mà ẩn sau những cái nhụy nâu sẫm ấy chính là những hạt hướng dương - thứ hạt được mọi người rất ưa dùng trong các dịp Tết hay vào những ngày ăn hỏi, ngày cưới xin của các chàng trai, cô gái.

Dưới ánh mặt trời, những bông hoa hướng dương ấy ánh lên sắc vàng cứ như là nhiều mặt trời con cùng hướng về một mặt trời mẹ. Cả vườn hoa hướng dương thật giống một tấm thảm khổng lổ đang nhè nhẹ rung rinh trong gió, đùa vui, trêu ghẹo cùng bao chú ong, chị bướm, bầu bạn cùng bao nhành cỏ dại. Người ta nói rằng hoa hướng dương say đắm lòng người có lẽ cũng bởi nét đẹp riêng ấy.

Đứng giữa vườn hoa hướng dương, hít một hơi thật sâu, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái, thoải mái tinh thần vô cùng vì mùi hương nhẹ nhàng của nó. Có thể, một vài người sẽ không thích hoa sữa vì mùi của nó hơi nồng nhưng bạn sẽ yêu hướng dương vì hương của nó vô cùng nhẹ nhàng. Gia đình tôi đã nhiều lần đến những vườn hoa hướng dương để thưởng thức vẻ đẹp và hương thơm ấy, đồng thời chụp ảnh tại chính vườn hoa ấy.

Hoa hướng dương sẽ mãi in sâu vào lòng tôi Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc, và vì thế, tôi cũng sẽ giống như bông hoa ấy, hướng về những điều tốt đẹp của cuộc sống và luôn hi vọng về một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn!

1 tháng 2 2020

Bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người sỏi đá cũng thành cơm


Hình ảnh “bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người; “tất cả” là bao gồm của cải vật chất và tinh thần của xã hội; “sỏi đá” tượng trưng cho khó khăn, trở ngại trong lao động

1 tháng 2 2020

  a.                                                                                     Bàn tay ta làm nên tất cả
                                                                              có sức người sỏi đá cũng thành cơm


Hình ảnh “bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người; “tất cả” là bao gồm của cải vật chất và tinh thần của xã hội; “sỏi đá” tượng trưng cho khó khăn, trở ngại trong lao động

b.  

Trong căn phòng nhỏ bé của tôi có rất nhiều đồ vật gắn với những kỉ niệm đáng nhớ nhưng thứ mà tôi trân trọng nhất là chiếc đồng hồ báo thức xinh xắn luôn được đặt trên bàn học của tôi, đó là phần thưởng mà tôi đã được nhận trong học kì II của lớp 4 từ người mẹ thân yêu của tôi.

Chiếc đồng hồ này được làm bằng nhựa cứng, chi to bằng bàn tay của người lớn. Thân hình nó là một chú thỏ khoác chiếc áo màu xanh lá cây, trông rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Mặt đồng hồ hình trái tim, chính là cái bụng tròn xoe của chú thỏ. Trên mặt đồng hồ hiện lên một bức tranh đẹp tuyệt vời dưới một lớp kính trong veo, đó là căn nhà gỗ ba gian cổ kính với ống khói nghi ngút. Các bạn có biết đó là nhà của ai không? Chính là gia đình nhà kim đấy! Ở đó có bác kim giờ béo và thấp nhất. Từng bước đi của bác chậm chạp và vững chãi. Đỏm dáng trong bộ áo hồng đậm đó chính là chị kim phút. Chị đi những bước ngắn. Tuy đi chậm nhưng những bước đi ấy rất uyển chuyển và điệu đà. Có lẽ chị sợ nếu đi nhanh sẽ bị ngã và gãy gót của chiếc guốc. Còn người nghịch nhất trong nhà đó là bé kim giây. Cu cậu chẳng chịu ngồi yên một chỗ bao giờ cả, lúc nào cũng chạy tung tăng khắp nhà làm cho chị kim phút không thể đuổi kịp được, vẫn còn một thành viên không thể thiếu dược trong gia đình nữa đó là anh kim báo thức. Anh ta luôn mặc cái áo màu vàng mơ. Nhiều người tưởng anh rất “lười ”, chẳng bao giờ chạy cả. Nhưng anh có ích lắm đấy. Nếu không có anh, chắc sáng nào tôi cũng bị đi học muộn. Tuy mỗi người có một tính cách khác nhau nhưng gia đình nhà kim hết mực yêu thương nhau. Ngày nào cả gia đình em cũng sum họp một lần.

Mặt sau của đồng hồ có ba nút. Một nút là để chỉnh kim đồng hồ nếu giờ sai, một nút là để vặn báo thức, nút còn lại là để bật báo thức. Ngày nào cũng vậy, tôi thường vặn kim báo thức lên 6 giờ rồi mới bật báo thức. Để rồi mỗi buổi sáng khi bác kim giờ chạy gần đến anh kim phút thì khúc nhạc quen thuộc lại reo lên, đồng thời đôi mắt của chú thỏ cũng nhấp nháy như thúc giục tôi dạy mau đế chuẩn bị tới trường. Ngày qua ngày, chiếc đồng hồ bây giờ trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình nhà tôi.

Tôi rất yêu quý chiếc đồng hồ ấy. Nó luôn luôn và mãi mãi là người bạn chăm chỉ và cần mẫn của tôi. Tôi sẽ luôn trân trọng và nâng niu từng phút giây của mình vì tôi biết thời gian đã trôi qua thì không bao giờ trở lại.

c. Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hưởng vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

    Học tốt ( sai thì cho mk xin lỗi )..........

Em đều thích thú mong chờ chương trình “Thế giới động vật”. Hôm nay, em được đến vùng đất Nam Phi và chiêm ngưỡng những hươu cao cổ.

Chú hươu cao cổ sở hữu màu da nâu vàng giản dị, trên mình chú có điểm những đốm không đều nhau khiến nó có sắc màu giống loài báo đốm. Trên chiếc đầu nho nhỏ nhú lên đôi sừng ngắn trông thật ngộ nghĩnh. Chú có cặp mắt đen huyền ánh lên vẻ hiền lành của loài. Đôi tai nhỏ ve vẩy cùng chiếc bờm chạy dọc từ đầu tới bả vai mềm mại, tuyệt đẹp. Giống như tên gọi của mình, chú hươu có cái cổ cao chừng mấy mét, điều đó khiến chú cao nhất so với động vật trên cạn. Bốn chân dài, khẳng khiu nhưng khi gặp nguy hiểm chúng có thể chạy nhanh gần bằng ngựa đua. Những con hươu cao cổ lúc nào cũng thung thăng gặm lá, có lẽ bởi thân hình to lớn.


 

                                             TẢ RỒI NHỚ K NHA BẠN
Hươu cao cổ thường sống theo bầy đàn. Ông em nói rằng, chúng là loài vật hiền lành,việc sống thành bầy giúp chúng giảm nguy cơ bị kẻ thù săn lùng. Vậy có phải sống trong môi trường khắc nghiệt như vậy mà loài vật này hình thành tập tính nhai lại để bớt gặp nguy hiểm? Cái cổ dài là phương tiện đắc lực của chúng. Nó không chỉ khiến hươu cao cổ dễ dàng ăn búp lá trên ngọn cây mà nó còn là vũ khí để con đầu đàn thể hiện uy quyền của mình. Khi gặp khó khăn, giao chiến với kẻ thù, chiếc cổ dài trở nên hữu dụng vô cùng với những cú hất mạnh mẽ. Ngắm nhìn những chú hươu cao cổ con dễ thương nép mình bên bầy đàn, em thấy chúng ngay từ lúc chào đời đã có những tập tính thật thú vị bởi báo, chó hoang…luôn rình rập chúng. Trên những triền cỏ rộng mênh mông, rừng thưa, xavan, em có thể thấy hình dáng độc đáo của loài hươu cao cổ. Chúng không dễ thuần hóa nên luôn gắn bó với môi trường hoang dã. Số lượng những chú hươu cao cổ đang giảm dần nhưng những biện pháp bảo tồn chúng được mở rộng nhiều hơn.

Ngắm nhìn hình ảnh những hươu cao cổ qua màn ảnh nhỏ, em thấy mình cần chung tay bảo vệ chúng.

Tả con gấu trúc
Không xem thế giới động vật thì thôi, đã vào thì rất hay gặp và xem những con gấu. Đó là những con vật đáng sợ nhưng trông lại rất hiền lành, dễ thương.

Gấu cũng là một chàng vệ sĩ. Từ chân đến bụng, ngực, phần nào của thân thể nó cũng nở nang, to lớn, khỏe mạnh. Khi đi, gấu giống như một khối thịt đen chùi chũi có bốn chân ngắn ngủn. Đầu gấu dính vào thân bằng một cái cổ to khỏe. Mặt gấu hơi giống hình tam giác, mõm nó giống mõm một con chó lớn. Vì béo quá, hai mắt gấu có vẽ nhỏ lại, trông ti hí, nên gấu có vẻ lờ đờ.

Gấu đi lại chậm chạp. Thỉnh thoảng, đang đi, nó đứng lại, đứng bằng hai chân sau. Lúc ấy, hai chân trước của gấu khua khua để giữ thăng bằng, trông vụng về đến ngộ nghĩnh. Đi lại trên đất một lúc, gấu tiến đến bên cái trụ xây giữa chuồng, cao chừng một mét. Bám hai chân trước rồi hai chân sau vào cột, gấu trèo một cách chậm chạp nhưng chắc chắn. Cuối cùng thì gấu ngồi chễm chệ và gọn gàng trên cái chỗ ngồi nhỏ hẹp dành cho mình, rồi đưa đôi mắt lim dìm bất cần đời nhìn về phía trước mặt.

Nghe nói gấu rất khoái ăn mật ong. Nhưng ở đây thì làm gì có mật ong cho gấu, chỉ có các thứ trái cây thôi. Thỉnh thoảng, trong số khách xem, có người ném cho gấu mấy quả chuối. Đang nằm như ngủ, gấu vội hếch mõm và giơ tay vồ lấy. Nếu vồ trượt, gấu chậm chạp leo xuống nhặt ăn rồi lại leo lên. Gấu làm việc gì cũng có vẻ chậm chạp, ra vẻ ta đây không hề biết sợ ai. Mà gấu còn sợ ai nữa? Với bộ da dày và lớp lông bao phủ đen bóng, dày mượt như những sợi thép, gấu như một pháo đài được bảo vệ hoàn hảo.

Nhìn gấu đi lại chậm chạp trong chuồng, đôi khi là mục tiêu cho những trò chọc phá nghịch ngợm của trẻ con, em thường nghĩ tới hình ảnh những con gấu sống giữa rừng rậm. Ở đó, gấu đúng là một dũng sĩ của rừng xanh.