K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2017

 Trong những nhân vật mà em đã học, em ấn tượng nhất là nhân vật Dế Mèn trong văn bản " Bài học đường đời đầu tiên ". Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

12 tháng 10 2017

nguyễn thị hồng hạnh ơi ngữ  văn lớp 6 nhe

NK
13 tháng 1 2021

Em tham khảo dàn bài sau nhé:

I. Mở bài

- Giới thiệu về mẹ.

II. Thân bài

1. Nói về hình dáng của mẹ

- Có thể nói năm nay mẹ bao nhiêu tuổi? Mẹ có dáng hình như thế nào?.

- Miêu tả khuôn mặt, làn da, mái tóc của mẹ.  (Mẹ em có khuôn mặt tròn và làn da trắng mịn. Đôi mắt mẹ đen, dịu hiền. Mẹ có lông mày cong và đẹp như những nét vẽ...).

- Có thể miêu tả về đôi tay của mẹ. Từ đó nói lên sự vất vả của mẹ để chăm sóc cho con mỗi ngày.

2. Tính tình của mẹ

- Mẹ là một người hiền dịu và nhẹ nhàng nhất với em.

- Mẹ tận tụy với công việc và hòa nhã với đồng nghiệp.

- Mẹ nấu ăn rất ngon.

- Mẹ luôn dành tình yêu thương cho mọi người.

- Mẹ sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. mẹ dạy cho em bài học đầu đời đó là bài học về "lòng nhân ái".

3. Ý nghĩa

- Mẹ luôn là nguời yêu thương con cái nhất.

- Mẹ làm tất cả, dẫu có vất vả, khó nhọc cũng luôn mong có được những điều tốt đẹp nhất.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em dành cho mẹ.

Hãy viết bằng những cảm xúc thật nhất mà em dành cho mẹ. Chúc em học tập thật tốt!

13 tháng 1 2021

em cảm ơn cô a

18 tháng 2 2018

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.

18 tháng 2 2018

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giời đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé. Em vô cùng yêu mến chú bé Phrăng

25 tháng 7 2018

Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Hoài Vũ có bài "Vàm cỏ Đông", Vũ Duy Thông có bài "Bè xuôi sông La"... Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ "Dòng dông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.

"Dòng sông mặc áo" gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.

Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn "như hình con long" con sông Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.

Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo.

Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới. Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người:

"Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai..."

Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.

25 tháng 7 2018

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha
Trưa về trời rộng bao la
Ao xanh sông mặc như là mới may.
Chỉ bốn câu thơ lục bát mộc mạc, giản dị. Một dòng sông quê, dòng sông thơ hiện lên lung linh, huyền ảo, thật đẹp, thơ mộng và đầy chất trữ tình. Nguyễn Trọng Tạo thật tài tình khi có sự liên tưởng thú vị: “ Dòng sông mặc áo”, một sự phát hiện rất sáng tạo và có lý của nhà thơ.
Khổ thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả dòng sông có những cử chỉ và tính cách như một con người. Sông như cô gái trẻ biết làm điệu, làm duyên và trau chuốt cái đẹp cho mình. ánh nắng hồng đào rạng rỡ toả xuống dòng sông làm tác giả cứ ngỡ như mặc cái áo lụa đào, cái nắng vàng làm cho sông thêm dáng thướt tha,yểu điệu.
Buổi trưa, nắng trong veo nhìn trời rộng và bao la hơn. Cái nắng chuyển sang màu sáng long lanh, bầu trời trở nên cao hơn. Dòng sông thay áo mới, một màu xanh của đất trời, cỏ cây hoa lá. Tác giả dùng biện pháp so sánh và nhân hoá, dòng sông trong thơ Nguyễn Trọng Tạo hiện lên như một thiếu nữ xinh tươi, duyên dáng trong mầu áo mới của nắng và mây trời mà thiên nhiên ban tặng.

Cảm thụ về khổ thơ: Dòng sông mặc áo của Nguyễn Trọng Tạo

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai…
Chỉ bốn câu thơ lục bát mộc mạc, giản dị. Một dòng sông quê, dòng sông thơ hiện lên lung linh, huyền ảo, thật đẹp, thơ mộng và đầy chất trữ tình. Nguyễn Trọng Tạo thật tài tình khi có sự liên tưởng thú vị: “ Dòng sông mặc áo”, một sự phát hiện rất sáng tạo và có lý của nhà thơ.
Hình ảnh dòng sông buổi sáng thật đẹp, thật duyên dáng làm ngây ngân tâm hồn người đọc, người nghe. Cái đẹp của dòng sông hiện ra thật bất ngờ. Đó là sự “ ngẩn ngơ” bởi hương thơm nồng nàn, tinh khiết và quyến rũ. Dòng sông dần hiện ra rạng ngời, thánh thiện tràn đầy sức sống. Chiếc áo mới của dòng sông mới diệu kỳ làm sao, thơm mùi hương hoa bưởi và được dệt nên từ những bông hoa bưởi trắng ngần.
Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh. Ngôn từ trong thơ chắt lọc tinh tế, một dòng sông thơ hiện lên thật đẹp, trữ tĩnh và thơ mộng. Qua cách miêu tả sinh động ta thấy được một tình yêu thắm thiết của Nguyễn Trọng Tạo với dòng sông quê hương.

26 tháng 9 2017

Hình tượng bay bổng diệu kì nhằm kì vĩ hóa, tô đậm chất lãng mạn để bất tử hóa về vẻ đẹp của người anh hùng sinh ra phi thường, ra đi đánh giặc phi thường, bay về trời hóa thành bất tử, sống mãi trong lòng mọi người. Con người vĩ đại không nhận công danh, ơn vua lộc nước, không màng danh lợi, tất cả để lại cho đất nước, cho nhân dân.

28 tháng 9 2017

cảm ơn bạn nhé

hihi

23 tháng 5 2016

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học

Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.

Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

23 tháng 5 2016

dung phan làm văn hay đó , ...haha

22 tháng 4 2018

 Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của từng tác giả.
– Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng của phía Nam Tổ quốc.
– Thêm yêu cảnh sắc quê hương đất nước.