K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2021

Chín tháng mười ngày
Mẹ nâng niu con
Khi được vuông tròn
Mẹ chăm mẹ bẵm

Tuổi xanh tươi thắm
Đến lúc bạc đầu
Mẹ vẫn lo âu
Con mình bé bỏng

Từng đêm trông ngóng
Con ngủ bình yên
Tiếng nói dịu hiền
Mẹ khuyên con học

Nhận bao khó nhọc
Mẹ bao bọc con
Khôn lớn vẫn còn
Cơm no, áo ấm

Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả

Trời cao hỷ xả
Xin nhận lời con
Để mẹ mãi còn
Bên con mãi mãi!

23 tháng 10 2021

Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
Mẹ thường âu yếm ân cần
Bảo ban chỉ dạy những lần con sai

Mẹ là tia nắng ban mai
Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng
Lòng con vui sướng nào bằng
Mẹ luôn bên cạnh nhọc nhằn trôi đi

Mẹ ơi con chẳng ước gì
Chỉ mong có mẹ chuyện gì cũng qua
Vui nào bằng có mẹ cha
Tình thâm máu mủ ruột rà yêu thương

2 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

2 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Cha mẹ là những người đã đưa chúng đến với thế giới rộng lớn này. Và rồi, không quản ngại bao gian nan, vất vả, cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Câu ca dao của cha ông ta như lời nhắc nhở với những người con về tình cảm thiêng liêng, suốt đời ta không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Núi cao biển rộng mênh mang
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

Từ khi sinh ra,cho mẹ đã đùm bọc,lo lắng chăm sóc con từng ngày.Cha mẹ luốn muốn những điều tốt nhất cho con của mình nhưng con chẳng hề hay biết,nay con đã đủ lớn để có thể hiểu được những điều đó.Mẹ luôn hiền dịu và ấm áp, mẹ luôn là người quan tâm chia sẻ những câu chuyện của con.Cha luôn là người giúp con vững vàng sau những lần thất bại,cha cho con mạnh mẽ ,dạy cho con làm những điều đúng đắn.Cha mẹ hết lòng dạy bảo để những mầm non tương lai của đất nước ra đời mà không than vẫn, không đòi trả công.Để giờ đây khi con đã ngày càng lớn khôn mà quên đi rằng cha mẹ đã ngày một già yếu.Con rất cảm ơn Cha mẹ vì đã cho con cuộc sống như ngày hôm nay.
mình tự viết đó mỏi cả tay luôn nhớ tích nha

22 tháng 10 2021

thơ lục bát mà . Nhưng mk vẫn k cho bn

27 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Lập dàn ý:

A-mở bài:

-Ngay từ khi còn bé, em đã là một con người rất hậu đậu. Em làm cái gì cũng chả nên thân. 

-Nhờ có một luôn luôn động viên em. Đó chính là mẹ em

B-thân bài:

-Mẹ em là một người rất tốt. Mẹ luôn giúp dỡ hàng xóm khi họ cần.

-Mẹ em hay động viên em bằng một câu nói :"khi vấp ngã, con hãy tự đứng lên, không cần ai phải giúp đỡ, con là con trai, phải mạnh dạn lên, để sau này còn giúp đỡ các em và mọi người. từ đấy, em luôn tự mình làm mọi việc.

- Nhưng em vẫn nhớ rõ, một lần, đội đá bóng của em ở trường được đi thi đấu với trường khác, mẹ em cũng đi cổ vũ cho em.Đội em đã rất quết tâm, sẽ chiến thắng.Nhưng em  không ngờ,đội em lại là đội thua cuộc. Em đã buồn đến phát khóc lên.Mẹ em dỗ em nín khóc, rồi cùng các bạn trở về trường.

-Mỗi lần em làm gì không được thì mẹ em lại đọng viên em với giọng nói ngọt ngào.

- Em thương mẹ lắm.

C-Kết bài

- Em hứa, em sẽ không bao giờ làm cho mẹ buồn nữa,và em sẽ cố gắng được học sinh giỏi cho mẹ vui lòng.

-Phần mở bài cho đề bài trên:

         " Tình mẹ bao la như biển Thái Bình"

Mỗi khi em đọc văn hay nhớ lại câu nói này thì em lại nhớ đến người mẹ kính yêu của em.

-Phần kết bài cho đề bài trên là:

Mẹ em là người tuyệt vời, là người đẹp nhất trong lòng em. em hứa,em sẽ không để mẹ buồn và em sẽ học thật giỏi để cho mẹ vui.

23 tháng 11 2021

tham khảo

Lập dàn ý:

A-mở bài:

-Ngay từ khi còn bé, em đã là một con người rất hậu đậu. Em làm cái gì cũng chả nên thân. 

-Nhờ có một luôn luôn động viên em. Đó chính là mẹ em

B-thân bài:

-Mẹ em là một người rất tốt. Mẹ luôn giúp dỡ hàng xóm khi họ cần.

-Mẹ em hay động viên em bằng một câu nói :"khi vấp ngã, con hãy tự đứng lên, không cần ai phải giúp đỡ, con là con trai, phải mạnh dạn lên, để sau này còn giúp đỡ các em và mọi người. từ đấy, em luôn tự mình làm mọi việc.

- Nhưng em vẫn nhớ rõ, một lần, đội đá bóng của em ở trường được đi thi đấu với trường khác, mẹ em cũng đi cổ vũ cho em.Đội em đã rất quết tâm, sẽ chiến thắng.Nhưng em  không ngờ,đội em lại là đội thua cuộc. Em đã buồn đến phát khóc lên.Mẹ em dỗ em nín khóc, rồi cùng các bạn trở về trường.

-Mỗi lần em làm gì không được thì mẹ em lại đọng viên em với giọng nói ngọt ngào.

- Em thương mẹ lắm.

C-Kết bài

- Em hứa, em sẽ không bao giờ làm cho mẹ buồn nữa,và em sẽ cố gắng được học sinh giỏi cho mẹ vui lòng.

-Phần mở bài cho đề bài trên:

         " Tình mẹ bao la như biển Thái Bình"

Mỗi khi em đọc văn hay nhớ lại câu nói này thì em lại nhớ đến người mẹ kính yêu của em.

-Phần kết bài cho đề bài trên là:

Mẹ em là người tuyệt vời, là người đẹp nhất trong lòng em. em hứa,em sẽ không để mẹ buồn và em sẽ học thật giỏi để cho mẹ vui.

20 tháng 3 2023

       Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Đây là một câu thơ lục bát mà em rất thích . Câu thơ trên đã nhắc đến về tình cảm gia đình . Mỗi khi nhắc đến câu thơ này em lại nhớ đến công lao của bố và mẹ . Câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở chỗ " 

          Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra "

Để so sánh về sự vất vả của bố mẹ mình . Qua câu thơ trên tác giả chung của người Việt muốn gắn gửi chúng ta sống hãy yêu thương , hiếu thảo với bố mẹ 

 

 

Đó là theo cách viết tui 

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
28 tháng 12 2022

Có thể tham khảo một vài ý sau:

- Nội dung:

+ Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ như biển trời lai láng không gì sánh bằng, khó có thể đong đếm hết tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. 

+ Mẹ vất vả mang nặng đẻ đau, cha cùng mẹ gánh vác gia đình, chăm lo con cái, sớm hôm vất vả chỉ mong con khôn lớn nên người. Nuôi con mới biết công lao dưỡng dục của cha mẹ.

- Nghệ thuật:

+ Biện pháp so sánh (Câu 1)

+ Câu hỏi tu từ (Câu 2)

--> Từ đó, hãy viết cảm nhận của mình nhé!

11 tháng 11 2023

Tôi cảm thấy như mình đang nghe lời đồng dao dịu dàng vang lên, những giai điệu của quê hương nằm trong từng câu chữ. Từ câu đầu tiên "Công cha như núi Thái Sơn", tôi thấy sự vững chắc, mạnh mẽ và đáng tin cậy của cha. Cha như núi Thái Sơn đại diện cho sự bền vững và lòng hi sinh vô điều kiện mà cha dành cho gia đình. Tôi không thể không cảm phục sự đồng lòng và sức mạnh cùng nhau trong gia đình. Từ câu thứ hai "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", tôi cảm nhận được sự ôn hoà, mềm mại và không điều kiện từ mẹ. Mẹ là nguồn nước tươi ngon, mang lại sự sống và làm mát lòng người. Tôi biết ơn mẹ vì tình yêu và hy sinh vô điều kiện mà mẹ dành cho con. Cảm giác ấm áp và yêu thương tiếp tục được thể hiện trong câu tiếp theo "Một lòng thờ mẹ kính cha". Tôi hiểu rằng bằng cách tôn trọng và yêu thương cha mẹ, tôi trở thành một người con hiếu thảo và làm tròn đạo con. Câu thơ này nhắc nhở tôi về trách nhiệm của một người con, để tôn trọng và quan tâm đến cha mẹ không chỉ là nghĩa vụ mà là một phần cuộc sống của chúng ta. Từng câu chữ trong bài ca dao này như một tràng hoa thắm tươi mát, nó gợi lên trong tôi những cảm xúc sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn đối với cha mẹ. Bài thơ này đã truyền tải một thông điệp quan trọng về gia đình và giá trị hiếu thảo.

16 tháng 12 2021

Tham khảo

Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ

Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.

Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

16 tháng 12 2021

cop mạng bạnbucqua

22 tháng 1 2018

Cây có cội, nước có nguồn.

Nước có nguồn, cây có gốc.

Mạch trong nước chay ra trong, thế nào đi nữa còn dòng cũng hơn.

Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng.

Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.

22 tháng 1 2018

1. Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.

2. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.

3. Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con

4. Hiếu:Thành kính tổ tiên ơn gia độ Báo ân phụ mẫu nghĩa sinh thành

5. Tử hiếu song thân lạc Gia hoà vạn sự thành. (Con hiếu thảo cha mẹ vui Nhà hoà thuận muôn việc thành)

6. Vời vợi non cao ơn dưỡng dục Mênh mông biển rộng đức sinh thành.

7. Ơn sinh thành như đại hải Nghĩa dưỡng dục tỷ non cao.

8. Ơn cha dưỡng dục dường non Thái Nghĩa mẹ sinh thành tựa biển Đông.

9. Ân sâu nghĩa mẫu đông hải tựa Sinh thành công phụ thái sơn cao.

10. Có phải cha mẹ hứa nhau từ kiếp trước Tạc lại hình con nguyên vẹn trái tim người.

11. Cầu cho cha được thanh nhàn Chúc cho mẹ được an khang tuổi già.

12. Cha là bắt đầu cho nguồn gốc, lý tưởng và tương lai. Mẹ là bắt đầu cho sự sống, tình yêu và hạnh phúc.

13.

Cha: có nghĩa là chỗ dựa, suốt đời con trọn vẹn yêu thương

Mẹ: có nghĩa là mãi mãi, là cho đi không đòi lại bao giờ

Con: có nghĩa là hơi ấm sưởi lòng cha mẹ lúc quạnh hiu.

14. Cha là núi mẹ là sông Các con hiếu thảo nhớ công sinh thành.

15. Ai về tôi gửi buồng cau Buồng trước kính mẹ buồng sau kính thầy.

16. Vạn cổ tình thâm ơn cúc dục Thiên thu nghĩa trọng đức sinh thành.

17. Con đi xa cách muôn nơi Công cha nghĩa mẹ đời đời không quên.

18. Công cha ngàn đời tâm tưởng mãi Nghĩa mẹ muôn thuở nhớ thương hoài.

19. Công cha nghĩa mẹ ơn thầy Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.

20. Bàn tay nối tiếp bàn tay Vai cha lưng mẹ cõng đầy ấm no.

21. Đêm đêm con thắp đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

22. Ân cha mẹ là đại dương vô tận Con chỉ là con sòng nhỏ lăn tăn.

23. Biển Đông có lúc vơi đầy Chứ lòng cha mẹ biển trời nào dâng.

24. Mẹ cha gánh vác hy sinh Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

25. Cha một đời oằn vai gánh nặng Mẹ một đời đôi dép lạc bàn chân.

26. Khi con tát cạn biển đông Thì con mới hiểu tấm lòng mẹ cha.

27. Có tát cạn biển đông mới tỏ tường lòng mẹ Không trèo qua non thái sao thấu hiểu tình cha.

28. Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ cha, ơn dưỡng dục Mùa báo hiếu ngùi ngùi thương mẹ, đức cù lao.

29. Cha là hoa phấn giữa đời Thiên thu tình mẹ rạng ngời tâm con.

30. Ơn dưỡng dục một đời con ghi tạc Nghĩa sinh thành trọn kiếp mãi không quên.

31. Dù đi khắp bốn phương trời Cong cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.

32. Cha là chỗ dựa mẹ là gối êm Nụ cười của con là niềm hạnh phúc.

33. Trăng khuya trăng rụng xuống cầu Vì con cha mẹ dãi dầu nắng mưa.

34. Cha mẹ giàu con thong thả Cha mẹ nghèo con vất vả gian nan.

35. Cổ thụ là bóng mẹ cha Cây non là cả vườn hoa tuổi hồng

36. Cha là núi mẹ là sông Các con hiếu thảo nhớ ơn sinh thành.

37. Nghĩa mẹ như biển rộng Công cha như trời cao Ơn sinh thành dưỡng dục Vời vợi tựa trăng sao.

38. Cha mẹ ơn sâu tựu đất trời Nuôi con lao nhọc chẳng đầy vơi Mở vòng tay lớn ôm con trẻ Dẫn dắt con đi suốt cuộc đời.

39. Ơn cha bóng núi âm thầm Nghĩa mẹ lặng lẽ nước sông đầu nguồn Một đời dãi nắng dầm sương Nuôi con khôn lớn tình thương dạt dào.

40. Thêm một người quả đất sẽ chật thêm Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt.

41. Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

42. Dẫu con di suốt cuộc đời Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. Chế Lan Viên

43. Đưa kim qua nỗi ưu phiền. Mẹ ngồi vá lại cho nguyên sự đời.

44. Mênh mông lòng mẹ thương ta Xin hòa thành bản tình ca dâng đời.

45. Hãy nói rằng con thương mẹ Chỉ thế thôi mẹ mãn nguyện rồi.

46. Mẹ hiển nhiên như trời đất đã thành Như cuộc đời không thể thiếu trong con.

47. Trong tâm tưởng con muộn màng viết Lời cầu mong còn mẹ mãi trên đời.

48. Đôi vai mẹ một gánh đầy huyền thoại Tình yêu thương hào phóng đến khôn cùng.

49. Hình hài con khi còn là hạt bụi Lớn dần lên qua tim mẹ bao dung.

50. Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá Đựng sao đầy hai tiếng: Mẹ ơi!

51. Nhìn lên vách con bước cùng với bóng Mẹ bây giờ mới hiểu mẹ ngày xưa.

52. Người con yêu quý nhất đời Chính là mẹ đó tuyệt vời tình sâu.

53. Ngày nào con đau khổ không biết ngỏ cùng ai, Thì con ơi! Hãy gọi mẹ đến bên con.

54. Mẹ là hoa cỏ mùa xuân Con như chim nhỏ hát mừng vang ca.

55. Mẹ đi gánh nước ban mai Gánh hai ngọn núi với hai mặt trời.

56. Con về nhặt ánh hoàng hôn Thắp lên nhớ mẹ bồn chồn mẹ ơi!

57. Còn mẹ đời càng thêm tươi Con yêu mẹ quá nụ cười bao dung.

58. Mẹ nằm chỗ ướt canh sương Chỗ khô lót tiếng ru nhường con thơ

59. Con về đây quỳ bên gối mẹ Chợt thấy mình nhỏ bé biết bao nhiêu

60. Nuôi con thân mẹ héo gầy Vì con mà mẹ lệ đầy viền mi.

61. Mẹ là ngọn gió đưa êm Mẹ là dòng suối mơ huyền bao la.

62. Con mang thơ đi gieo khắp nẻo Quên môi hồng mắt biếc mẹ thôi son

63. Mênh mông bát ngát đại dương Cũng không sánh được tình thương mẹ hiền

64. Ngàn năm tóc mẹ còn bay Ngàn năm tình mẹ sống đầy trong con.

65. Bao la bóng nước biển đông Không bằng một nửa tấm lòng mẹ tôi

66. Nửa đời phiêu bạc tha hương Bóng quê dáng mẹ trĩu vương tấm lòng

67. Giơ đây trong cõi rộn ràng Lòng con vẫn nhớ lời vàng mẹ ru.

68. Dấu chân mẹ dãi dầm thân cát bụi Gánh tình thương rong ruổi giữa chợ đời.

69. Dù đi trăm suối nghìn sông Cũng không ra khỏi tấm lòng mẹ tôi

70. Ngàn năm hồ dễ ai thương mẹ Như mẹ thương con giữa cuộc đời

71. Kiếp sau xin được làm người Để nghe non nước vọng lời mẹ ru.

72. Mẹ: Trọn một niềm thương, cả đời dầm sương, qua bao ngày vô thường. Chẩm Hồng giang

73. Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi!

74. Mẹ là nguồn suối yêu thương Mẹ là quê hương con đó.

75. Mẹ là biển cả bao la Mẹ là câu hát chan hòa mến thương.

76. Mẹ hiền mang nặng đẻ đau Chỉ mong con lớn con mau nên người.

77. Mẹ hiền như thể trăng sao Một khi trăng lặn đất trời lung lay.

78. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.

nhìu lắm k mk nha bn

25 tháng 7 2016

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta – những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc… đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

25 tháng 7 2016

 

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

                                                           

 

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.