Mình |
không |
biết |
đâu |
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tưởng tượng mình được trò chuyện với vua Lê Lợi trong truyện Sự tích Hồ Gươm và kể lại cạu chuyện đó
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
bạn xem thử nhé.:
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại với Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
Tham khảo :
Ngay trước của nhà tôi có một cây nhãn lớn, chim về hót líu lo và làm tổ rất nhiều. Trong đó có một tổ ở chót vót trên tít cây cao, là mái ấm của mẹ con chim. Sau một đêm mưa to, gió lớn, sáng hôm sau, người ta thấy ở tổ chim chót vót trên cành cây cao, chim mẹ giũ lông, giũ cánh cho mau khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn còn khô nguyên.
Đêm hôm trước, trởi mưa đến là to sau bao nhiêu ngày dài ròng rã với cái nắng chói chang. Những cơn mưa bắt đầu ập đến từ chiều tà. Những đám mây đen kịt không biết từ nơi nao kéo tới, che phue kín cả bầu trời. Đám mây to khổng lồ, nặng nề , báo hiệu một cơn mưa rào thật lớn. Sấm nổ ầm ầm bên tai. Những tia chớp ngoằn nghèo, ánh lên snags rực cả bầu trời tối như mực. Bầu trời như một con người đang giận dữ. Gió thổi từng cơn, cuốn hết bao nhiêu là lá cành. Những cây nhãn, cây bàng, cây xoài,... ngả nghiêng trong cơn cơn gió.
Trái lại với sựdữ dội của cơn mưa sắp tới là hình ảnh của tổ chim, nơi trú ngụ của mấy mẹ con chim với vài ba chiếc lá, những cẳng cây được uốn lại thnahf vòng tròn. Tưởng như một cớn gió mạnh có thể khiến nó rơi xuống bất cứ lúc nào. Chính vì vậy mà chim mẹ hết sức lo lắng. Nó không biết làm sao để có thể giữ yên chiếc tổ mỏng manh của mình. Chim mẹ cứ bay đi lại bay lại như muốn kiếm tìm sự giúp đỡ. Nhưng thật chẳng may, chỉ có mình nó cô đơn mà thôi. Những con chim con non nớt trong tổ vô cùng sợ hãi. Những âm thanh đì đùng của sấm, từng cơn mạnh mẽ của gió, chớp nhì nhằng nơi xa khiến những chú chim non hoảng sợ, chúng kêu lên những tiếng thất thanh, lo sợ.
Và rồi, cơn mưa bắt đầu ập đến vào buổi đêm. Bắt đầu là những giọt li ti, thưa thớt. Dần dần mưa mỗi lúc một mạnh. Những giọt mưa trĩu nặng liên tiếp quật tới tấp vào chiếc tổ bé nhỏ của mấy mẹ con chim. Gió không ngừng rít, cành lá chao đảo. Cái cây phải oằn mình trước giông gió của trận mưa, mấy mẹ con chim cũng phải gắng sức chống chọi với phong ba bão táp. Những tiếng kêu hoảng hốt của chim non vang lên không ngớt.
Mưa to tưởng như cuốn trôi đi tất cả. Thế nhưng mọi hiểm nguy rồi cũng qua đi. Những chú chim non nhờ có sự bảo vệ, bao bọc của mẹ mà có thể say giấc nồngvà không bị ướt. Chim mẹ tuy có vẻ mệt mỏi nhưng lòng tràn ngập hạnh phúc vì đã bải vệ được đứa con của mình.
Sự can đảm, vững vàng của chim mẹ là hình ảnh thật khiến người ta nể phục. Hình ảnh chim mẹ gợi cho ta thấy vẻ đẹp của tình mẫu tử trong cuộc sống. Mẹ có thể hi sinh tất cả, bảo vệ con trước những giông tố của cuộc đời.
Bài làm
Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ giũ giữ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên. Thì ra…
Hôm qua, khi trời vừa tối thì cũng là lúc những hạt mưa đầu tiên rơi xuống mặt đất. cây cối nghiêng ngả bởi gió mạnh dần lên, mưa xối xả ào đến. Từ trên cây lim già, chim mẹ vô cùng lo lắng. Các bạn chim đã hốt hoảng bay đi tìm chỗ trú ẩn, còn nó lúng túng trước đứa con út bé bỏng chưa đủ sức bay xa. Nhìn bầu trời đen kịt, gió rít ào ào, chớp giật xé rách bầu trời, sấm như trống thúc liên hồi mà lòng dạ nó tơi bời. Nó không thể bỏ con lại mà bay đi. Cắp con theo mà chống chọi với dông bão, cơn giận điên cuồng của trời đát thì nó không đủ sức. Chim mẹ quyết định cùng con ở lại tổ, phải lấy thân mình che chở cho con. Lúc này tiếng gió thổi tạt đi nhửng tiếng kêu non nớt của chú chim mới chào đời chưa được bao nhiêu. Có lẽ đây là lần đầu tiên chú chim nhỏ tận mắt thấy được sự khốc liệt của cuộc sống, của bão tố.
Chúc rúc vào lòng mẹ, miệng kêu chiếp chiếp liên tục. Chim mẹ dang đôi cánh bé nhỏ che chở cho con. Đối với chú đôi cánh ấy lúc bấy giờ là một ngôi nhà ấm ấp, che chắn cho chú trong trận mưa bão đầu tiên này.
Mưa càng ngày càng lớn. Mưa như trút hết những tức tối, bực bội của đất trời sau bao ngày nắng nóng triền miên. Chim mẹ ủ con vào lòng. Cánh sải rộng ra, móng chim bám chặt vào tổ, nó cố sức ghì chắc để giữ cái tổ mà nó đang xoay các hướng nằm bức ra khỏi ngọn cây. Mưa xối xả vào đầu, mắt, vào da thịt chim mẹ. Nó nghiến răng chịu đau, chịu xót, chịu sự rát bỏng của gió, mưa. Nó phải bảo vệ để không một giọt mưa, không một làn gió nào xâm hại đến đứa con đang run lên vì sợ hãi. Bằng tình thương lớn lao, chim mẹ cố sức chống lại bão tố, chống lại gió thét mưa gào để giữ sự bình yên cho con.
Chú chim non trong đêm đó đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết, có lẽ sự che chở của chim mẹ đã làm cho chú yên tâm, tin tưởng.
Thế rồi một ngày mới lại bắt đầu. Cơn bão đã ngừng. Mưa cũng ngừng rơi và gió cũng ngừng thổi, nhanh như khi nó đến bất chợt vậy. Những tia nắng đầu tiên đã chiếu xuống. Ánh nắng càng làm rõ những giọt nước còn đọng lại trên cành cây, kẽ lá và cả trên người con chim mẹ. Nó khiến chịm mẹ bừng tỉnh. Mọi chuyện xảy ra như một giấc mơ hãi hùng. Nhìn đứa con nhỏ đang say giấc nồng, lông cánh khô nguyên, nó xiết bao sung sướng. Yên tâm, nó khẽ khàng bước ra ngoài tổ, giữ đi những giọt nước mưa cuối cùng còn sót lại, rỉa lông cánh cho mượt mà và chào đón những tia nắng rơi nhẹ xuống tổ chim.
Câu chuyện của hai mẹ con họa mi thật cảm động. Nó khiến chúng ta nghĩ tới công lao và tấm lòng của người mẹ đối với con cái. Ta thầm cảm ơn và yêu quý mẹ ngàn lần.
Kham khảo nek
Sáng nay quả là một buổi sáng đẹp trời. Tôi bước ra khu vườn nhỏ dạo chơi. Chà, không khí thật trong lành, mát mẻ, không gian thật thoáng đãng, ông mặt trời tươi cười ban phát những tia nắng vàng tươi xuống vạn vật. Trên cành cây, những chú chim ca hót líu lo như đón chào một ngày mới. Bỗng tôi nghe thấy tiếng thì thầm trò chuyện của ai đó. Hóa ra đó là cuộc tâm sự giữa một cây non bị bẻ ngọn với một chú sẻ nhỏ.
Lúc ấy, trông cây non rất tội nghiệp nức nở nói với sẻ nhỏ: "Sẻ non ơi, tôi buồn quá!"
-Nhưng vì sao bạn buồn? Sẻ hỏi.
-Cậu thấy đấy, mình không được bà chủ rước về đây trồng như cô bưởi, chị na, bác chuối kia mà mình là cái cây không được ai trồng. Mình có được trên cõi dời này là nhờ một cô bé, cô ấy ăn quả rồi vứt hạt xuống đây. Không những thế mình còn chẳng được ai quan tâm, chăm sóc. Nhưng mình nghĩ số phận mình như vậy phải cố gắng vươn lên. Thế là hằng ngày mình cần mẫn làm việc để nuôi thân. Vậy mà bạn thấy đấy, suốt đêm qua mình đã khóc hết nước mắt, cả đêm không ngủ. Mình đau khổ quá! Cả thể xác lẫn tinh thần. Ước mơ được sống, được mang lại lợi ích cho con người của mình không bao giờ thực hiện được nữa.
Sẻ ân cần:
- Thế ai làm cậu ra nông nỗi này?
Cây non lại tiếp:
- Chiều hôm qua, tôi đang vui đùa cùng chị gió thì có một chú gà trống tham ăn quái ác đến bên tôi và nói: "Cây với trả cối, mày sống làm gì cho vướng mắt, thà cho mày chết đi để rộng chỗ cho ta còn bới run. Ôi, mình được một bữa ngon lành rồi. Thế rồi nó không ngần ngại rỉa ngọn tôi để ăn.
- Thôi, cậu nín đi đừng khóc nữa. Tớ hiểu cả rồi. Loài cây các cậu thật có ích. Không những các cậu mang lại bầu không khí trong lành mà còn mang lại bao trái thơm, quả ngọt cho đời. Không có các cậu thì thử hỏi có còn sự sông này hay không? Thế mà thật đáng trách cho những ai vô tình hay có ý không hiểu được ...điều đó mà làm bậy. Thôi, cậu cứ yên tâm, mình sẽ nói cho cô chủ biết và nhờ cô chử chăm sóc cho cậu để cậu nảy mầm mới cậu sẽ lại thực hiện được ước mơ của mình.
Chao ôi, được chứng kiến câu chuyện, tôi cũng thấy nghèn nghẹn ở cổ, sống mũi mình cay cay. Tôi thầm trách mình đã vô tình để xoài phải khổ thế này. Liền chạy ngay đến bên cây xin lỗi và hứa từ nay sẽ chăm sóc cho cây chu đáo.
Câu chyuện thật cảm động phải không các bạn. Qua câu chuyện này tôi khuyên các bạn đừng ai bẻ cành, bứt lá và hãy chung tay xây dựng trái đất mãi mãi một mầu xanh.
Bài viết của học sinh
" Chim Sẻ à, bạn thật là sung sướng đó bạn có biết không ? "
Tôi đã nghe từ đâu vọng lại tiếng rên của Cây bàng thủ thỉ với con Sẻ đang đậu trên cành nó.
Không thể giấu được tính tò mò, tôi đã quyết định nghe lén xem.
Thì ra Cây Bàng ấy đang nói về chuyện nó bị những bạn học sinh bẻ cành lá.
Nó nói với Con Chim Sẻ là : " Buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm vươn vai, rung rinh những chiếc lá non xanh mơn mỡn chuẩn bị chào đón các bạn nhỏ đến trường. Đến chiều tôi lại nghiêng nghiêng cái thân hình nhỏ nhắn của mình để tạm biệt mọi người.
Cuộc sống của tôi cứ êm ả trôi qua và có lẽ tôi sẽ lớn nhanh như thổi nếu như không có buổi sáng ấy. Tôi nhớ mãi hôm đó là một buổi sáng chủ nhật, tôi đang buồn vì sáng nay các bạn đều nghỉ học bỗng tôi nghe thấy tiếng lao xao của một vài bạn nhỏ, tôi sung sướng mừng thầm vậy là tôi đã có bạn chơi. Tôi nhận ra đó là các bạn học lớp 6. Sau một hồi đi dạo quanh sân trường nô đùa nhau ầm ĩ, các bạn dừng lại nghỉ chân ở ngay cạnh tôi! Tôi đung đưa trong gió khoe những chiếc lá mỡ màng để chào đón các bạn. Trong tiếng gió tôi thì thầm: Chào các bạn thân yêu ! "
Đáp lại tấm lòng hiếu khách của tôi, một bạn nam lên tiếng:
Nhưng để đáp lại lời chào ấy, một bạn đã nói rằng :
- Chơi từ nãy chán rồi thôi bọn mình thử đi tìm hiểu cây bàng mới lớn này xem sao.
Hình như Cây Bàng giật mình và đang run sợ và bông chốc nó reo lên :
" Tôi đau lắm các bạn ơi. Các bạn chỉ đứt một tí tay, chảy một chút máu thôi các bạn đã oà khóc rồi. Thế mà các bạn lại hành hạ. Tôi oà khóc nức nở. Nhưng chẳng ai thấy được những giọt nước mắt đang lăn dài của tôi. Họ vẫn thản nhiên trêu đùa nhau. Tôi đau đớn và chưa kịp định thần thì trước khi đi, một bạn lại tiện tay bẻ luôn cái ngọn non nớt vừa nhú của tôi. "
Nó vừa kể với con Sẻ vừa khóc. Con Sẻ an ủi nó rất nhiều.
Thật tội nghiệp cho nó. Tôi nghe nó kể mà lòng tôi sao mà đau, mà day dứt quá. Tôi mong sẽ không ai làm hại nó nữa, nó là cây bàng vô tội, cớ sao các học sinh ấy lại hành hạ như vây. Hãy bảo vệ nó, việc làm đó cũng có nghĩa là bạn đang bảo vệ chính cuộc sống của mình đó. ^^
Bãi biển Sầm Sơn những ngày này thật tuyệt! Sau một ngày nô giỡn với sóng biển, điều tuyệt vời nhất là được nằm trên bờ cát nghe sóng rì rầm và ngắm những ánh sao lung linh. Tôi đang được thưởng thức những giây phút diệu kì ấy. Ngắm biển đêm xa xăm mờ ảo, tôi như thấy mình là người con gái của biến cả và mơ màng nghĩ về nàng tiên cá trong câu chuyện cổ tích của An-đéc-xen...
Từ trong làn sóng, thấp thoáng một dáng người, mờ nhạt, ẩn hiện., và bước ra. Một người con gái, hay đúng hơn một nàng tiên. Nàng tiên cùa biển cả với dáng vẻ thật lạ lùng, đôi chân ấy lướt đi trên cát, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng đến bên tôi trước đôi mắt ngạc nhiên xoe tròn của tôi.
Chị là... Tôi ngơ ngác hỏi
Chị là con của biển cả bao la, là người mà người ta gọi là nàng tiên cá.
Thật hay mơ, ảo tưởng hay hiện thực? Đầu óc tôi chợt bối rối, phân vân rồi tôi cảm thấy thật vui và hạnh phúc. Nàng tiên cá mà tôi hay gặp trong giấc mơ, người trong câu chuyện đã gắn bó cùng tôi suốt những năm tháng ấu thơ giờ đây đang ở trước mặt tôi, thật gần và đẹp quá. Mái tóc vàng óng như một dòng suối mềm mại ấy tôi mới chỉ tưởng tượng mà chưa thật nhìn thấy, cá đến vuốt nhẹ cũng ngoài sức tưởng tượng của tôi, ôi êm dịu mát lạnh và thân thương đến lạ.
Chỉ tay về phía biển cả mênh mông, chị nói:
Cuộc sống của chị trước đây cùng bà, cha và các chị dưới thuỷ cung vui lắm. Chị là em út trong nhà nên được cưng chiều và yêu mến. Thế rồi các chị của chị, từng người một, bước sang tuổi mười lăm và được lên mặt biển. Chi đã háo hức biết nhường nào, đã vui sướng và hồi hộp chờ nghe những câu chuyện của các chị về cuộc sống và con người trên mặt đất. Và chị đã đơi năm năm, năm năm trong niềm mong chờ để đến ngày tròn mười lăm tuối. Trong đêm đầu tiên được bước vào cuộc khám phá ấy, chị đã gặp chàng tử của cuộc đời mình, dưới làn nước biển đêm lạnh, chị đã ôm người ấy, đã cứu và đưa người ấy vào bờ...
Chị đột nhiên dừng lại, tôi mơ hồ tưởng tượng ra cái viễn cảnh đẹp đẽ ấy, trong giờ phút gần kề với cái chết, tôi cảm nhận được chàng hoàng tử ấy chắc sợ hãi và lạnh lắm nhỉ. Chàng thật hạnh phúc và thật may khi găp nàng tiên cá đáng yêu.
Chị còn bên cạnh vẫn hướng đôi mắt buồn xa xăm vào khoảng không dường như trong ánh mắt ấy chứa đựng cả tình yêu và nỗi nhớ thương ...
Chị đã để chàng ở lại trên bờ, và đã có một người con gái khác đưa chàng vào lâu đài nguy nga ấy. Chị đã rung động, đã yêu chàng thật nhiều và hy sinh, đánh đổi cả giọng hát mê đắm lòng người cho mụ phù thuỷ đế được có đôi chân này đây! Nhưng tất cả đều không như chị muốn, chị không
thế nói, không thể bày tỏ tình yêu với chàng, mà chỉ lặng lẽ bên cạnh chàng. Đó là những gì chị mong đợi ư?
Tôi có thể hiểu chị đã phải lựa chọn cuộc sống giữa người thân, giữa biển cả rộng lớn với cuộc sống thầm lặng bên người mình yêu. Chị đã lựa chọn và đi theo tiếng gọi của trái tim. Cũng như tôi, vì tôi quá yêu bố, quá chờ mong, nên ngày nào cũng đợi nơi bãi biển này. Rồi một ngày nào đó, bố sẽ về trên chiếc thuyền đầy ắp cá, chắc chắn bố sẽ rất vui, và tôi cũng vậy.
Chị,đang khóc bên tôi, những giọt nước mắt của chị lăn trên làn da trắng mịn như những hạt ngọc xanh của biển, đẹp mà sao buồn thế.
Chị thật sai lầm khi đã quá yêu chàng, em có biết không, thật sự chị đã không thể giữ nổi con dao ấy, không thể ra tay ghim váo trái tim chàng nổi đau đớn. Chị không thể quên khuôn mặt hạnh phúc của chàng bên nàng công chúa đó, chị không thể quên...
Lại một lần nữa chị phải lựa chọn, quay về với biển cả hay tan thành bọt sóng, không còn gì cả, không còn tình yêu. Người con trai đó, chang hoàng tử mang đến cho chị tình yêu và cũng là người mang chị rời thật xa khỏi cuộc sống...
Chị không hối hận về những gì mình làm chứ ạ? Chị có oán trách có giận hờn người ấy không chị?
Oán trách ư! Hối hận ư! Với chị đó đơn thuần chỉ vì tình yêu, bởi nó quá mãnh liệt, quá yêu để rồi phải rời xa. Chị chấp nhận và không oán trách.
Con người có thể làm được những điều đó ư? Hay thần tiên mới có thế làm được như thế? Chị dũng cảm quá, chị cao thượng và hy sinh nhiều quá tôi muốn an ủi, muốn làm điều gì đó cho chị, nhưng làm gì đây, tôi có thế làm được gì ngoài việc ngăn cho những giọt nước mắt không rơi, nhưng tôi không thể, tôi oà khóc và chẳng hiểu vì sao. Tôi ôm chị và thấy tình yêu bố trỗi dậy mạnh mẽ, tôi nhớ bố...
Hai thứ tình yêu gặp nhau, chia sẻ cho nhau, tôi ôm chị thật chặt để cho chị sẽ không tan thành bọt biển, để chị mãi mãi là nàng tiên đẹp nhất, nhưng đôi tay tôi nhỏ bé quá, ý nghĩ của tôi còn non nớt quá và cũng tôi cùng chưa đủ hiểu thế nào là sự ra đi. Chị ôm tôi, thật ấm áp.
Em khóc hả! Xấu quá đi! Đừng như thế. Hai chị em mình cùng cười thật to nhé, bố em sẽ nghe thấy, và hoàng tử cũng sẽ thấy, hãy chuyến những tình yêu và nỗi nhớ của mình vào gió biển, làn gió sẽ bay thật nhanh, sẽ để cho bố và hoàng tử cảm nhận được, phải không em?
Chị vung tay và làm hiện ra trước mắt tôi hình ảnh bố đang cưỡi thuyền vượt gió, bố vẫn thế, không khác đi và tóc bố bạc hơn. Chị nói rằng sẽ găp được bố và gửi cho bố hình ảnh của tôi.
Tôi không nhớ rõ mình đã cười to đến mức nào, đến nỗi tất cả nhoà đi, nhạt mờ...
Tôi mở mắt tỉnh dậy, biển vẫn rì rầm, gió vẫn vuốt ve tôi mơn man da thịt. Và tôi lại cười.
Tôi không cảm thấy nỗi chờ đợi vô vọng của mình nữa mà thay vào đó, tôi càng cảm thấy có một niềm tin, chị đã dạy cho tôi lòng dũng cảm. Tôi sẽ cố gắng, sẽ làm được những gì mình mong muốn.
"Chỉ cần đợi phải không chị?". Tôi muốn nói như thế để chị hiểu là tôi không yếu đuối, chị có thể nghe được không nhỉ? Gió ơi gió, hãy mang đi thật xa, hãy đem đến bên chị những gì tôi muốn nói, và động viên chị hãy cố gắng lên.
Nụ cười của chị vẫn còn đó, vẫn lấp lánh trong dòng suy nghĩ của tôi. Nhìn lên bầu trời trong xanh, tôi thấy chị là một thiên thần, linh hồn của chị bất diệt, tình yêu của chị cảm thấu đất trời. Chị sẽ sống mãi phải không chị? Cảm ơn chi, cảm ơn tình yêu và lòng dũng cảm chị đã dạy cho em.
I
Môn học mà tôi yêu thích nhất là môn Văn vì khi học Văn, tôi được đọc nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười thú vị. Nhắc đến truyền thuyết, tôi lại nhớ ra một kỉ niệm vô cùng đặc biệt.
Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và ngủ thiếp đi từ lúc nào. Bỗng tôi thấy mình lạc dến một xứ sở rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, mùi thơm của các loài hoa tỏa ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình – nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi còn đang ngơ ngác thì bỗng một tráng sĩ vóc dáng cao to, vạm vỡ tiến về phía tôi. Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện:
- Chào cháu bé! Cháu từ đâu đến vậy?
Thì ngắm kĩ thấy vị tráng sĩ mặc áo giáp sắt rất giống trong truyền thuyết Thánh Gióng. Tôi sung sướng hỏi:
- Ông có phải là ông Giống không ạ?
Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp:
- Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu lại biết ta?
- Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ! May qua, hôm nay, cháu được gặp ông ở đây. Cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ?
Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười:
- Được cháu cứ hỏi đi.
- Ông ơi, vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong, ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo, không bằng xứ thần tiên này?
- Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh.
- Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không?
- Có chứ, cha mẹ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ. Những ngày tháng ta chưa biết đi, chưa biết nói, họ không hề ghét bỏ ta mà vẫn yêu thương ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về báo đáp ơn nghĩa của cha mẹ Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh ta quân xâm lược để cha mẹ ta cũng nhân dân được sống trong tự do, thanh bình.
- Ồ, giờ thì cháu hiểu rồi. Ông đã báo đáp công nuôi dưỡng cha mẹ mình bằng việc đánh đuổi quân xâm lược.
- Ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ!
- Khi cháu còn nhỏ thì phải học tâp thật tốt để cho cha mẹ vui lòng, đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông?
- Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm! Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn gặp cháu vào lần khác. Ta phải đi gặp Ngọc Hoàng đây.
Trong phút chóc, ông Gióng dã biến mất sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tôi nghe có tiếng mẹ gọi:
- Lan! Dậy vào giường ngủ đi con!
Tôi bừng tỉnh, hóa ra cuộc gặp gỡ với Ông Gióng là một giấc mơ. Nhưng giấc mơ ấy đã cho tôi biết được nhiều điều bổ ích và khiến tôi nhớ mãi.
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
- Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-tuong-tuong-va-ke-lai-cuoc-tro-chuyen-tam-su-giua-cac-do-dung-hoc-tap-sgk-van-6-c33a1984.html#ixzz5YJe5LJ4x
Tôi là Lê Lợi, chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn, trước tình hình đất nước rối ren trăm bề, giặc Minh hoành hành gây ra bao đau khổ cho nhân dân, tôi đứng lên phát động mọi người yêu nước, có cùng lí tưởng, khát khao đấu tranh chống quân Minh, giành độc lập cho dân tộc, mang lại cho người dân cuộc sống yên bình, ấm no. Nghĩa quân của tôi thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động nghèo ở nhiều địa phương quy tụ về, lực lượng nghĩa binh đông đảo, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng, vũ khí đấu tranh so với quân xâm lược Minh. Cảm động trước tấm lòng nhân nghĩa của nghĩa quân, đồng thời cũng nhận biết được tình cảnh khó khăn mà nghĩa quân đang phải đối mặt, đức Long Vương đã cho tôi mượn Gươm báu, và thanh gươm này đã trở thành một trợ thủ đắc lực đưa đến chiến thắng lẫy lừng sau này.
Tôi vốn là một người đàn ông khỏe mạnh sinh sống ở vùng đất Thanh Hóa giàu truyền thống yêu nước, giàu tinh thần kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm. Sống trong cộng đồng anh hùng như vậy nên ngay từ nhỏ tôi đã mang trong mình dòng máu anh hùng. Thời đại tôi sinh sống đã nay sinh biết bao nhiêu biến động, giặc Minh hoành hành, âm mưu thốn tính đất nước, áp bức dân ta một cách dã man, tàn nhẫn, trong khi triều đình phong kiến bạc nhược, yếu hèn không có những hành động quyết liệt nào chống giặc, làm cho cuộc sống của người dân vốn đói khỏ lại càng trở nên lầm than, cơ cực.
Không thể đứng nhìn đất nước của mình rơi vào tay quân giặc, không chấp nhận cuộc sống của kiếp nô lệ nên tôi đã đứng lên phát động bà con cùng đấu tranh chống giặc. Ngay sau những hoạt động tuyên truyền, phát động, lực lượng người theo tôi ngày càng đông đảo, vì vậy mà tôi đã thành lập nên một nghĩa quân, lấy tên là Lam Sơn, đây cũng chính là tên của một địa danh anh hùng của mảnh đất Thanh Hóa. Nghĩa quân của tôi tuy có tinh thần kiên cường cùng sức mạnh chính nghĩa mạnh mẽ. Song, xét cho cùng tương quan lực lượng giữa quân ta và giặc Minh quá chênh lệch, không chỉ về lực lượng mà còn là những loại vũ khí, phương tiện đấu tranh cũng như lương thực.
Trong thời gian đầu, nghĩa quân đã gặp phải muôn vàn khó khăn, thách thức, liên tiếp bị quân Minh tập kích, truy sát làm cho nhiều an hem đồng đội đã ngã xuống. Tôi và mọi người tuy rất đau lòng nhưng không thể dừng lại hành động đấu tranh chính nghĩa này được. Hôm ấy trong một cuộc sát phạt dã man của quân giặc, tôi và một vài người anh em đã chạy vào ẩn nấp trong một ngôi nhà nhỏ trong rừng, nhờ vậy mà chúng tôi thoát khỏi sự truy sát của quân giặc. Sau khi đã an toàn, tôi tìm gặp và cảm tạ chủ nhân của căn nhà, người đó tên là Lê Thận.
Khi đang nói chuyện, tôi bỗng thấy có những tia sáng kì lạ thu hút ánh nhìn của mình, nhìn qua thì đó thì ra là một lưỡi gươm sáng loáng. Những thanh gươm tốt tôi đã gặp rất nhiều nhưng thanh gươm sắc bén đến mức phát ra thứ ánh sáng kì lạ này thì là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy, đặc biệt hơn nữa, trên thân của lưỡi gươm này có khắc dòng chữ Thuận Thiên. Thấy tôi tò mò về lưỡi gươm, Lê Thận đã không hề giấu diếm mà mang câu chuyện kéo được lưỡi gươm báu cho tôi nghe. Đó là một buổi sáng nọ khi mang lưới ra sông đánh bắt cá, Lê Thận đã kéo được một thanh sắt, ban đầu ngỡ đó chỉ là một khúc sắt rỉ nên thuận tay ném xuống sông.
Nhưng lần thứ hai, thứ ba vẫn kéo được thanh gươm ấy nên lấy làm kì lạ, mang khúc sắt ấy đến gần quan sát, biết là một lưỡi gươm quý nên đã mang về để trong nhà. Câu chuyện về thanh gươm thực sự đã thu hút sự chú ý của tôi, và vui mừng hơn nữa, đó là Lê Thận sau đó đã gia nhập nghĩa quân vì muốn dốc sức đấu tranh chống Minh, bảo vệ nhân dân. Vậy là nghĩa quân Lam Sơn lại có một con người tài năng dốc sức. Nếu nói việc vô tình gặp lưỡi gươm trong nhà Lê Thận là cái duyên thì sự kiện sau đó lại là chữ “phận”. Cũng trong một lần ẩn nấp trước sự tấn công của quân Minh, tôi đã một mình chạy vào rừng.
Trên ngọn cây cao phát ra thứ ánh sáng lạ kì, tôi đến gần thì phát hiện đó chính là một chuôi kiếm, ngay lúc ấy tôi đã có suy nghĩ chuôi kiếm này với lưỡi kiếm trong nhà Lê Thận có thể là một. Quả nhiên như tôi suy nghĩ, chuôi gươm được lắp vào vừa khít với lưỡi gươm, tạo thành một thanh kiếm hoàn chỉnh. Lúc bấy giờ Lê Thận đã hai tay dâng lên thanh kiếm cho tôi và nói rằng đây chính là ý trời, mong tôi có thể nhận. Vì nghiệp lớn, tôi không hề câu nệ mà nhận lấy thanh kiếm. Thật thần kì, từ khi có thanh kiếm, nghĩa quân liên tiếp giành được thắng lợi, quân Minh đại bại phải rút quân về nước.
Sau đó khi đất nước đã được thái bình, đất nước không còn một bóng giặc, tôi lên làm vua. Trong một lần cùng chúng quan bơi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng thì bỗng hiện lên một con Rùa Vàng to lớn, đặc biệt là nó không sợ người, bơi sát vào phía mạn thuyền thì cất tiếng đòi gươm. Lúc bấy giờ tôi mới biết đây là thanh gươm báu của đức Long Vương cho tôi mượn để hoàn thành nghiệp lớn, nay sự nghiệp hoàn thành, nên đòi lại gươm. Tôi đã cung kính dâng thanh gươm cho Rùa Vàng, sau đó thì Rùa Vàng biến mất không còn dấu vết. Để ghi nhớ công ơn của đức Long Vương tôi đã cho đổi tên hồ tả vọng thành hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm.