Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Bài tham khảo:
- Chọn sự việc: thăm lăng Bác
- Các hoạt động:
+ Xe xuất phát lúc 6 giờ sáng từ trường học.
+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng.
+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.
+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng.
+ Ra khỏi Lăng, các anh chị hướng dẫn viên dẫn chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng.
+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.
2. Bài tham khảo:
- Mở bài: Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.
- Thân bài:
+ Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng.
+ Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây.
+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang.
+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.
+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi.
+ Cuối cùng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.
+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.
- Kết bài: Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em càng biết ơn Bác Hồ, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
3. Em góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
Tham khảo
- Cao ngất:Thật cao, cao gần mút tầm mắt.
Ví dụ: Lâu đài cao ngất.
- Cheo leo: Cao và không có chỗ bấu víu, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã.
Ví dụ: Vách đá cheo leo. Con đường cheo leo trên bờ vực thẳm.
- Hoang vu: Ở trạng thái bỏ không, để cho cây cỏ mọc tự nhiên, chưa hề có tác động của con người.
Ví dụ: Rừng núi hoang vu.
ước mơ cao đẹp : ước mơ làm 1 bác sĩ giỏi
ước mơ nhỏ bé : ước mơ ngôi nhà hạnh phúc
ước mơ viển vông : ước thành tỉ phú
- Chú cún con nhà em rất dễ thương.
- Tờ giấy này màu trắng tinh.
- Bông hoa đẹp quá !
Ví dụ: Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), người lái đò sông đà (Nguyễn Tuân),.....
Cảm ơn bạn rất nhiều, bạn có thể giải bài này giúp mình được không?
Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch nổi tiếng cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Tây Nam. Không ồn ào, náo nhiệt, Hội An mang vẻ đẹp bình lặng và cổ kính. Sức hấp dẫn của đô thị hơn 400 năm tuổi xuất phát từ những kiến trúc cổ, những nhà mái ngói rêu phong, những con phố đèn lồng đầy màu sắc... Ngoài ra, Hội An cũng nổi tiếng với những lễ hội truyền thống đặc sắc như: lễ hội thành hoàng làng, lễ tưởng niệm các tổ sư ngành nghề, lễ kỷ niệm các bậc thánh nhân tôn giáo,... và các trò chơi dân gian như hò khoan, hò giã gạo, bài chòi,...
Tham khảo:
Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép hoặc dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng. Ví dụ: Cách 1: Bà tiên nói: “Con thật hiếu thảo.”
Tham khảo:
Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép hoặc dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng. Ví dụ: Cách 1: Bà tiên nói: “Con thật hiếu thảo.”
1. - Chọn câu chuyện: Tờ báo tường của tôi.
- Tìm ý:
+ Mở bài: Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện Tờ báo tường của tôi của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.
+ Thân bài:
Lí do thích câu chuyện: Bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn; chi tiết cảm động: Mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn.
Dẫn chứng: Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.
+ Kết bài: Câu chuyện Tờ báo tường của tôi đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
2. Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện Tờ báo tường của tôi của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.
Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.
Câu chuyện Tờ báo tường của tôi đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
3. Em đọc soát và sửa lỗi nếu có.
Ngay từ ngày bé, em đã được nghe bà kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt nhớ lời bà dặn là: "Chị em con trong nhà phải nhường nhịn chia sẻ cho nhau". Nhờ câu chuyện nên em đã hiểu và tình thương yêu của gia đình dành cho mình. Câu chuyện này là câu chuyện ý nghĩa nhất đối với em. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em. Em rất thích câu chuyện này
1,
Em chủ động hoàn thành bài tập.
2,
Bước 1: Tìm trang có chữ "t".
Bước 2: Dò từ trên xuống theo thứ tự tự
Bước 3: Tìm đến từ "tự hào". Đọc kĩ phần giải thích nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp.
3,
Thuần hậu: Nói tính nết thật thà và hiền hậu
Hiền hòa: hiền lành và ôn hòa
Ấm no: Đầy đủ về vật chất, như đủ ăn, đủ mặc
Yên vui: yên ổn và vui vẻ
4,
Những người nơi đây thật thuần hậu
Cuộc sống làng quê thật yên bình, ấm no.
- Lưng: Lưng đồi, lưng chừng, lưng đèo, lưng cơm, lưng gạo, lưng trời, … Lưỡi: lưỡi cày, lưỡi liềm, lưới dao, lưỡi cưa, lưỡi câu. Miệng: miệng hố, miệng giếng, miệng hang, miệng túi, miệng chén. Tay: tay áo, tay sai, tay chơi, tay quay, tay tre, tay buôn, tay trống...