Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các nội dung thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10, tập 2 là:
+ Thực hành từ Hán Việt.
+ Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê.
+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.
+ Thực hành sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ.
- Những hiểu biết về phương tiện phi ngôn ngữ đã giúp tôi hiểu hơn về cách đọc các văn bản thông tin, tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn; biết cách viết bản nội duy, bản hướng dẫn nơi công cộng đúng và khoa học hơn.
– Bên cạnh yếu tố ngôn ngữ, văn bản trên còn sử dụng những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như tranh ảnh, sơ đồ, infographic.
– Tác dụng:
Biến những thông tin phức tạp trở nên đơn giản, trực quan, gần gũi với đời sống và dễ hình dung.
+ Thể hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, trực quan. Bằng các kí hiệu, hình tượng, giúp người đọc khai thác nội dung cần thiết một cách nhanh chóng và dễ nhớ.
+ Tổ chức thông tin theo một trình tự logic hợp lí, liên kết các phần.
Phương pháp giải:
- Đọc lại những văn bản thông tin đã học.
- Chú ý những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.
- Bằng chứng:
Trong văn bản Đàn ghi-ta lõm trong dàn nhạc cải lương, tác giả sử dụng ba hình ảnh minh họa (Hình 1: Cầm đàn ghi-ta thường và cầm đàn ghi-ta phím lõm; Hình 2: Các nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc cải lương; Hình 3: Đàn ghi-ta phím lõm trên sân khấu cải lương) để giúp người đọc hình dung ra hình dáng của cây đàn và môi trường sử dụng của loại đàn này.
- Mục đích viết của tác giả là viết về những nét nổi bật trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
- Mục đích viết được thể hiện rõ trong đoạn thứ nhất của văn bản, câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc.”
- Góp phần truyền tải thông tin, giúp nội dung của văn bản thông tin rõ nét và có sức thuyết phục hơn
Ví dụ: Trong văn bản thông tin :’’Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống’’người viết đã đưa ra hình ảnh một góc của phòng trưng bày giúp người đọc thêm tin tưởng rằng đúng là nhà hát đã có thêm phòng truyền thống để trưng bà
- Đặc điểm chung:
+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc
+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc
- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ
+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.
+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.
+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.
- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:
+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm
+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
- Giúp truyền tải nội dung chính cần cung cấp
- Thông tin đến với bạn đọc nhanh chóng, dễ dàng, dễ hiểu
- Tạo thẩm mĩ, ấn tượng với người đọc
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
a. Các nhân vật giao tiếp:
- Người viết SGK : có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết đều là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phồ thông.
- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: Trong môi trường giáo dục của nhà trường; có chương trình, có tổ chức theo kế hoạch dạy học.
c. - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.
- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.
- Các vấn đề cơ bản:
+ Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.
+ Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.
+ Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.
d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:
- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.
- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.
e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn phối hợp với phương thức thuyết minh để nêu tri thức,
Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách rành mạch, có trình tự hợp lí.
– Các nội dung thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10, tập 2 là:
+ Thực hành từ Hán Việt.
+ Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê.
+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.
+ Thực hành sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ.
– Những hiểu biết về phương tiện phi ngôn ngữ đã giúp tôi hiểu hơn về cách đọc các văn bản thông tin, tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn; biết cách viết bản nội duy, bản hướng dẫn nơi công cộng đúng và khoa học hơn.