![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Xin lỗi bạn mk ko có bạn thân ở nước ngoài
nên ko tả được
#sakura#
#syaoran#
bạn có thể tham khảo ở sách văn lớp 7 và bài viết giải nhất UPU năm ngoái nha hay lắm
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Mỗi người chúng ta đều có rất nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một nơi để quay về, ấy là quê hương. Là nơi có mẹ, có bà có họ hàng, xóm giềng mong đợi. Tôi yêu quê hương của mình bằng tình yêu của đứa con xa. Mỗi lần nghe âm vang khúc hát về quê hương lòng tôi lại cháy lên nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi ấu thơ nơi quê cha, đất tổ
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày”
Mỗi lần nghe câu hỏi quê hương là gì khiến lòng tôi bối rối. Phải chăng quê hương là nơi có ngôi nhà của mẹ, nơi ta được sinh ra và chập chững những bước đầu đời. Quê hương cũng là nơi ta đến trường, là nơi dạy ta nhiều bài học và cũng là nơi mang bao nhiêu kí ức theo ta suốt cuộc đời. Mẹ tôi thường bảo quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn là chiếc nôi êm đềm của mỗi đứa trẻ. Tôi quên làm sao được cái lưng còng của bà cũng mái tóc bạc của ông. Tôi thương chiếc áo bà ba mang dáng hình xứ sở mẹ mặc mỗi lần đi chợ. Tôi thuộc từng con đường mòn cha đi ra ruộng thăm lúa, bẫy chim.
Quê hương tôi ở vùng ngoại thành nằm im lìm bên dòng sông trong xanh và những bóng dừa nghiêng soi đáy nước. Nếu được vẽ một bức tranh về quê hương, chắc chắn sẽ là một bức tranh tĩnh, động tuyệt vời. Tôi nhớ những buổi sáng khi ông mặt trời vừa ló khỏi ngọn cây tre, sương còn phủ trắng trên cánh đồng, những bác nông dân đã ở ngoài đồng. Cánh cò trắng ướt đẫm sương đêm vội vã bay về tổ. Bầu trời mỗi lúc một trong xanh, từng đám mây trắng bay nhè nhẹ như đang ngắm nhìn cánh đồng. Tôi yêu quê hương qua những màu tươi đẹp của quê, màu xanh xanh của mạ non, màu vàng của lúa chín, màu đỏ của khóm hoa mười giờ trước nhà, màu tím tím trên nụ hoa cà vườn mẹ cả màu nâu đen của gỗ, của cây.
Rồi những trưa hè oi bức, bác nông dân ngồi nghỉ ngơi dưới gốc cây. Chú trâu thở phào nhai từng nhúm cỏ, lũ gà mẹ gà con đang nằm lim dim trong liếp chuối sau nhà. Tôi yêu cả những ngày nắng vàng đổ lửa, tôi cùng lũ bạn tìm lá dừa, lá chuối xây ngôi nhà mơ ước. Trong ngôi nhà ấy chúng tôi đóng vai mẹ con, bà cháu để học cách lớn khôn. Ngày ấy ở quê lũ trẻ chúng tôi nào biết trò chơi điện tử, truyện tranh hay hoạt hình trên điện thoại. Chúng tôi sống gắn bó với quê mình từ món đồ chơi làm bằng vỏ sò, con thuyền bằng bẹ chuối đến chiếc nón bằng lá cọ. Cái vị chua của trái bần, trái ổi làm tôi nhớ tận bây giờ. Tôi yêu sao cái âm thanh quen thuộc của lá cây xào xạc sau vườn hòa trong tiếng ru ầu ơ của mẹ và tiếng võng kẽo kẹt đu đưa.
Quê hương tôi thật yên bình lúc về đêm. Chẳng nghe tiếng nhạc xập xìn, chẳng có tiếng hát ồn ào hay tiếng kèn xe của thành phố. Thôn xóm nằm mơ màng bên tiếng ru của dòng sông. Ôi những ánh sao đêm sáng soi mặt nước, ngôi sao nào giữ giùm tôi mơ ước của tuổi thơ. Những lúc trăng lên ngồi bên vệ cỏ nghe bà kể chuyện, tôi đã tưởng tượng về một nàng tiên có phép lạ, tôi sẽ biến những mái nhà lá đơn sơ thành nhà ngói đỏ, biến những ngôi trường khang trang, biến những chiếc cầu lớn bắt qua sông.
Quê hương tôi những ngày mưa cũng vui không kém gì ngày nắng. Nhìn ruộng lúa xanh tươi, cây cối hả hê hứng từng giọt nước mắt mẹ bừng sáng hài lòng. NHững cơn mưa đầu mùa đến sớm là lúc tụi nhỏ chúng tôi rủ nhau bắt cá lên, bắt ốc, cua đồng ẩn mình sau mùa nắng. Tôi hái những ngọn rau muống mập mạp và bắt lũ cá rô về cho mẹ nấu canh chua. Tôi thích thú với tiếng ếch nháy gọi nhau vang vang mỗi tối và lắng nghe tiếng thạch sùng tắc lưỡi mà tiếc nuối cho những gì đã mất. Ôi! Cái hương đồng cỏ nội của quê hương có mấy ai nỡ lãng quên. Đi suốt cuộc đời chắc đã tìm được một giấc ngủ bình yên như ngủ ở quê mình.
Dù có khôn lớn và đi đến chốn nào, tôi cũng dành một góc yên bình trong tim mình cho quê hương yêu dấu. Dù quê hương có đổi thay từng ngày thì những hình ảnh mộc mạc ấy vẫn mãi khắc ghi như tình yêu của tôi dành cho quê là nguyên vẹn. Tôi lớn rồi, chẳng còn ước trở thành cô tiên nữa nhưng tôi sẽ đem sức lức và khả năng của mình để xây dựng quê hương.
“Quê hương” là hai tiếng gọi thân thương nhất đối với mỗi một con người. Bởi đó là nơi chúng kiến ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với em cũng vậy, quê hương em thật đẹp và mỗi lần nhắc gọi quê hương em thấy trong lòng trào dâng bao cảm xúc khó tả.
Quê hương em là một làng quê rất trù phú. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những bãi ngô, nương dâu xanh tít tắp đến tận chân trời. Con đường làng ngoằn ngoèo, quanh co nhưng vô cùng sạch sẽ vì được làm bằng bê tông. Từ ngày có đường bê tông sạch sẽ, chúng em đi học không còn phải chịu cảnh lầy lội bùn đất như trước kia nữa.
Những ngôi nhà hai tầng mọc lên khang trang làm cho quê hương ngày càng mới mẻ. Bây giờ ở quê em không còn có nhà tranh nữa mà tất cả đều có nhà ngói cả rồi. Vì thế tháng 10 năm ngoái, quê em đã được đón nhận danh hiệu Nông thôn mới.
Tuy rằng cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng ở quê em, mọi người vẫn sống với nhau rất chan hòa, tình cảm. Khi bắt đầu một ngày mới, các bác nông dân thường rủ nhau ra đồng. Các chị hàng xén đẩy xe đi chợ, nói chuyện về giá cả hôm nay. Còn chúng em thì í ới gọi nhau đi học, cười đùa và nói chuyện làm cho làng xóm nhỏ trở nên xôn xao và tràn đầy sức sống hơn. Những buổi tối liên hoan văn nghệ, các cụ ông cụ bà cũng hào hứng đi xem rồi tham gia đọc thơ, kể chuyện nữa.
Những cánh diều đủ màu sắc, đủ hình dáng bay lên cao, cao mãi trên triền đê lộng gió có lẽ là hình ảnh mà em thích thú nhất. Hy vọng những ước mơ của chúng em sau này cũng sẽ bay cao, bay xa như thế.
Diện mạo quê hương em đang thay đổi từng ngày và ngày một giàu đẹp hơn. Em rất yêu quê hương của mình. Chính vì thế sau này, dù có đi đâu xa đi nữa thì em vẫn luôn nhớ về quê hương.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Mỗi mùa đều có những nét đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, em cảm thấy yêu thích nhất là mùa xuân - mùa của tiết trời ấm áp, của sự sống đâm chồi nảy lộc.
Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Và mỗi khi xuân về, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Mấy ngày trước, bầu trời còn xám xịt, làn gió lạnh lùa qua bên tai. Vậy mà khi xuân đang về, đất trời dường như lột xác. Xuân đến, ánh mặt trời ấm áp hơn hơn. Bình minh của ngày mới lên tỏa ra nhưng ánh nắng lung lung chiếu rọi xua tan lớp mây đen dày đặc bao ngày qua. Bầu trời xanh trong như được gội rửa sau những ngày âm u của mùa đông. Những áng mây như được ai nhuộm trắng, chúng bồng bềnh trôi êm đềm trên bầu trời. Gió xuân cũng trở nên hiền dịu, gió thổi nhẹ nhàng như hát những khúc ca xuân. Thật dễ chịu biết bao khi được cảm nhận không khí của trời xuân.
Mùa xuân là mùa của bao sắc màu thắm tươi, rực rỡ của muôn hoa thi nhau đua nở, khoe sắc mang đến cho nơi đây một vẻ đẹp diệu kỳ. Quê hương thân yêu như được khoác lên mình một tấm áo mới – màu áo của sức sống vô tận, tươi thắm, rực rỡ với bao sắc màu.
Trên những con đường làng quen thuộc, hoa cúc dại nở vàng ươm, vươn cao chào đón mặt trời. Những cành xấu hổ thì khiêm tốn cúi rạp mình. Chúng ôm mặt đất nồng nàn rồi nhẹ nhàng nở ra những bông hoa màu tim tím, nhẹ nhàng như chùm lông tơ. Nếu gió bứt chúng ra khỏi cành thì chúng sẽ bay bổng khắp khu vườn, nhẹ như những giấc mơ màu tím. Và sẽ không sao cả khi hoa cúc chiếm lĩnh tâm hồn bạn. Bởi màu vàng của chúng quá rực rỡ. Chúng nở tung dọc suốt hai bên đường làng, thay thế cho những bông hoa loa kèn trắng muốt đã ngủ yên trong lòng đất hoặc bay lên cao cùng với những ngôi sao nhỏ. Trên những mảnh tường rêu phong, giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu trắng muốt - màu trắng của những làn mây, lá xanh tươi. Bên cạnh sắc trắng tinh khôi của những bông hoa giấy là màu hoa hồng đỏ thắm. Những cô ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Dường như vào lúc này, tôi mới cảm nhận được hương thơm của những bông hoa hồng. Hoa hồng đỏ rực rỡ, cháy bỏng nhưng lại có mùi thơm thoang thoảng, ngan ngát… Chắc bởi thế mà tôi yêu hoa hồng! Tất cả muôn sắc thắm hương ấy bay xa tận tít phương trời mà rủ đàn bướm đến. Bướm vàng hòa cùng với ánh nắng ấm áp, bướm trắng li ti theo đàn mà vui đùa với chị gió, những chú bướm đen thì như những đám tàn tro bị ai thổi lên trời cao. Chúng thi nhau bay đến, dập dờn, lượn lờ xung quanh những sắc màu của mùa xuân như những cánh hoa bay lả tả trong gió.
Nếu những cành mai rực rỡ là biểu tượng cho tài lộc, phú quỳ và sự may mắn của phương Nam thì với người dân xứ Bắc, những cây hoa đào lại tượng trưng cho một ciu Tết đầm ấm, một mùa xuân ngập tràn yêu thương, hạnh phúc. Những đứa con xinh đẹp của mùa xuân đang khoe sắc thắm, rộn vang tiếng nói: “Tết đã về rồi!”. Tết chính là món quà kì diệu nhất mà mùa xuân đã ban tặng cho quê hương thân yêu, cho những người dân hiền lành, tốt bụng, nhân hậu.
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc và là mùa của yêu thương, sum vầy, mỗi khi xuân về là nhà nhà người người lại đón tết vui vẻ và có những giây phút ấm áp bên nhau, sau những giây phút đó, chúng ta thấy yêu thương quê hương của mình hơn, tình yêu đó thể hiện sự gắn bó thiết tha và mang những cung bậc ngào ngạt của thiên nhiên đất trời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Lucas thân mến!
Nhận được thư này chắc cậu ngạc nhiên lắm. Cậu không biết tớ là ai đâu. Tớ xin tự giới thiệu tên tớ là Mai Phương Anh– là học sinh lớp 10C1 trường THPT Chuyên Hà Nôi-Ams. Tớ được biết cậu qua báo Nhi Đồng và được biết về đất nước Canada tươi đẹp của cậu. Tớ rất háo hức muốn biết thiếu nhi nước Canada thích chơi những trò chơi gì? Trường tiểu học của cậu học những môn nào? Còn tớ, tớ học khối văn sử địa , ngoài ra còn rất nhiều môn học lí thú khác. Đất nước Canada của cậu chắc có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng phải không? Khi nào cậu hãy giới thiệu cho tớ về một cảnh đẹp ở đất nước của cậu nhé! Còn ở Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp nhưng tớ sẽ kể cho cậu về Hồ Gươm.
Từ trên cao nhìn xuống, hồ trông như chiếc gương khổng lồ hình bầu dục. Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm. Dẫn vào Đền Ngọc Sơn cổ kính. Bên trong đền thờ trưng bày một cụ Rùa to khổng lồ. Lúc nào trong đền cũng khói hương nghi ngút như dẫn ta về với câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm”. Xung quanh hồ có những bác Si già cổ kính, những chị Liễu yểu điệu soi mình xuống mặt hồ. Chiều chiều, người già, trẻ nhỏ đi tập thể dục, hít thở không khí trong lành của Hồ Gươm. Tối đến, Hồ Gươm trông huyền ảo hơn vì được trang trí những chùm đèn đủ màu sắc. Thích chưa nào. Chưa hết đâu, con người Việt Nam thanh lịch và vô cùng mến khách.
Nếu có dịp sang Việt Nam du lịch, tớ sẽ tình nguyện làm hướng dẫn viên cho cậu. Tớ cũng mong một lần được tới thăm đất nước Canada của cậu để được tìm hiểu về văn hoá cũng như con người cở đất nước cậu. Trả lời thư sớm nhé! Chúc cậu học giỏi.
Bạn mới quen
Phương Anh
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.
Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:
Ai ai, đứng lại mà trông
Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...
Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:
Nhất cao là núi Ba Vì,
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:
Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn,Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?
Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.
Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.
Nhà Bè nước chảy phân hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.
Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.
Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.
Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.
Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca đao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu...?
Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.
Chúc bạn học tốt!
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Đất nước của mình đẹp nhỉ Thanh Nhi. Nó mang những vẻ đẹp của đất trời ban cho, nơi bạn ở chắc cũng đẹp lắm nhỉ. Bạn có biết không Nghệ An là nơi mình đang sống và học tập tại đó đấy. Lâu rồi tụi mình không có gặp nhau. Quê hương Nghệ An của mình yên bình lắm, mà nơi đây cũng là quê của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với ngôi nhà đơn xơ lợp mái cọ và đầm sen xanh mướt. Nơi đây yên bình, thanh thản không khí trong lành dễ chịu. Bạn có biết không khi bạn thức dậy , cái đầu tiên mà bạn nhìn thấy mà ngửi thấy đó là mùi của tự nhiên. Con người của đây cũng rất thân thiện, hòa đồng. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của người nông dân cho ta những hạt gạo thơm ngon, tinh túy. Họ không ngại sự nắng mưa làm việc cực nhọc.
Những dòng sông lặng lẽ trôi theo từng buổi, mỗi một buổi no sẽ khoác trên mình bộ áo khác nhau. Vẻ đẹp của nó mình phải nói sao nhỉ. Nó đẹp theo nét riêng biệt không giống với bất kì con sông nào.Ở đây đều có trường học nơi mà những đứa trẻ tụi mình đi học thường ngày. Đặc sản Nghệ An bạn đã từng nghe qua chưa, mình nghĩ sau khi bạn nghe xong bạn sẽ rất muốn đến Nghệ An đấy. Có chả cua , chả lam, cam xã đoài bánh đa Đô Lương, cá mát sông Giăng,.....
Tớ đã giới thiệu về nơi tớ đang sống rồi đấy, vẻ đẹp của Nghệ An không hơn kém các nơi khác đâu. Vì mình rất tự hào vì được làm con người Nghệ An. Hi vọng bạn có thể đến Nghệ An nơi tớ sống 1 lần để biết nó như thế nào. Chắc chắn nó sẽ đẹp hơn khi nghe tớ kể nhiều. Mong được gặp bạn.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Nếu viết ra thì rất dài, tớ cho bạn dàn ý để làm bài nhé! Chúc bạn học tốt!
Mở bài:
_Chào hỏi người bạn đó ( giấu tên hoặc nếu tên ra )
_Hỏi thăm về mọi thứ? Giới thiệu cảnh đẹp ở quê hương mình?
Thân bài:
_ Quê hương mình có những cảnh đẹp gì ( kể tên )
_ Đặc sản ( kể tên một số món ra)
_ Miêu tả xung quanh ( vùng núi, vùng đồng bằng,..... Từ buổi sáng , trưa chiều { nêu cũng được hoặc không } )
_Con người ( tính cách , phẩm chất, có chăm chỉ không?,.....)
_ Chốt ý lại ( vẻ đẹp ấy có biểu tượng gì {đóa sen,....} )
Kết bài: Mong bạn có thể đến quê hương mình.
Cảm xúc, cảm nghĩ về nơi mình sống
Tạm biệt
Kết thúc bài văn.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Người ta có khi phải xa quê mới hiểu tình quê hương là sâu sắc lắm. Xa quê, dù nỗi nhớ có cồn cào đến mức nào thì người ta cũng có cách để mà bày tỏ. Thế nhưng đặt chân về đến quê mình mà lại bị coi là người xa lạ thì nỗi đau ắy mới thực sự lớn hơn. Đọc bài thơ Hồi hương ngẫu thư ta hiểu và cảm thông với Hạ Tri Chương khi ông rơi vào hoàn cảnh như thế.
Hạ Tri Chương sinh sống và làm việc trên 50 năm ở chốn phồn hoa là kinh đô Trường An. Lúc xin từ quan mới chống gậy về bái lạy quê nhà. Đặt chân về đến đúng cổng làng, nơi ngày xưa mọi người tiễn biệt mình đi, nhà thơ bùi ngùi hạ bút:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi (Khi đi trẻ, lúc về già)
Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)
Hai câu đầu là 2 câu kể người, kể việc. Nó ngắn gọn nhưng rất đầy đủ. Mấy chục năm xa cách dồn tự lại trong 2 câu thơ ngắn ngủi. Câu đầu bị chặn bởi 2 mốc thời gian, còn lại trải ra 1 khoảng thời gian mênh mông ở giữa. Trong khoảng 50 năm giữa 2 mốc thời gian ấy, ta có thể hình dung bao nhiêu bão tố phong ba đã đến với tác giả. Những bon chen trong cuộc sống làm mái tóc tác giả pha sương. Mái đầu của người ly hương rất giàu sức gợi. Nó vừa là dấu hiệu của thời gian. của tuổi tác vừa là dấu ấn của 1 cuộc đời. Và biết đâu trong muôn ngàn sợi bạc ấy, người ta tìm thấy những sợi bạc vì nỡi nhớ quê hương.
Trong 2 câu đầu, chú ý đến cụm từ "hương âm vô cải" (giọng quê không đổi). Nếu người ta cần 1 cái gì đó để kiểm nghiệm cái thuỷ chung son sắt của kẻ ly hương thì chỉ cần nghe "Giọng quê"của con người ấy. Ý thơ ngắn gọn mà sâu sắc. Mấy chục năm là một khoảng thời gian không ngẵn chút nào thế mà cái tình đối với quê hương của tác giả vẫn không hề thay đổi.
Cái tình đối với quê hương của nhà thơ là như thế. Thế nhưng hai câu thơ đầu đầy tự hào thì hai câu thơ sau đến đột ngột, ngậm ngùi và sót xa biết bao:
" Nhi đồng tương kiến, bất tương thức (Trẻ con nhìn lạ không chào)
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?)"
Một tình huống thật quá bất ngờ, hóm hỉnh mà sót xa thấm thía. Nhìn lũ trẻ cười vui với câu hỏi đầy ngây thơ, lòng tác giả lại cồn cào lên bao lỗi nhớ niềm thương. Ồ! hoá ra mình không còn trẻ nữa. Không biết ở cái làng nhỏ bé này còn bao nhiêu người có thể nhớ mặt và gọi đúng tên ta. Ôi! Sao ta muốn tìm về một nơi ấm áp mà không tìm được. Đặt chân về đúng mảnh đất yêu thương ta không hề thấy lạ. Ta vẫn thuỷ chung và son sắc như xưa, vậy mà sao quê hương đang nhìn ta với một con mắt lạ lẫm, hững hờ...những dòng suy nghĩ của nhà thơ cứ theo cái mạch ấy mà chảy cùng với câu thơ mà ý nghĩa còn đang bỏ ngỏ. Trước câu hỏi ngây thơ của trẻ nhỏ, lòng tác giả bùi ngùi một lỗi sót xa.
Từ hai câu thơ đầu đến 2 câu thơ sau là cả một sự đổi thay rất lớn. Người ly hương vốn là chủ nhà thế mà tự nhiên đột ngột biến thành người không quen biết; Từ một con người hí hửng về làng ôm trong lòng bao lỗi nhỡ niềm thương, nay hoá thành người xa lạ. Hai câu thơ kết thúc hụt hẫng chơi với. Lỗi buồn của tác giả cũng từ đó mà mênh mông lan toả biết nhường nào.
Bài thơ của Hạ Tri Chương khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động. Bốn câu thơ ngắn gọn mà ý tứ cô đọng, hóm hỉnh, sâu xa. Tình quê của tác giả không ồn ào mà vô cùng tha thiết, ý nghĩa của nó khiến chúng ta không thể không cảm thấy rung động, sót xa.
Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đờiHạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu ko j vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là :giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phat từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳngcòn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười noi và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà làviệc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. 1 vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nươc mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dado, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.
“Quê hương” là hai tiếng gọi thân thương nhất đối với mỗi một con người. Bởi đó là nơi chúng kiến ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với em cũng vậy, quê hương em thật đẹp và mỗi lần nhắc gọi quê hương em thấy trong lòng trào dâng bao cảm xúc khó tả.
Quê hương em là một làng quê rất trù phú. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những bãi ngô, nương dâu xanh tít tắp đến tận chân trời. Con đường làng ngoằn ngoèo, quanh co nhưng vô cùng sạch sẽ vì được làm bằng bê tông. Từ ngày có đường bê tông sạch sẽ, chúng em đi học không còn phải chịu cảnh lầy lội bùn đất như trước kia nữa.
Những ngôi nhà hai tầng mọc lên khang trang làm cho quê hương ngày càng mới mẻ. Bây giờ ở quê em không còn có nhà tranh nữa mà tất cả đều có nhà ngói cả rồi. Vì thế tháng 10 năm ngoái, quê em đã được đón nhận danh hiệu Nông thôn mới.
Tuy rằng cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng ở quê em, mọi người vẫn sống với nhau rất chan hòa, tình cảm. Khi bắt đầu một ngày mới, các bác nông dân thường rủ nhau ra đồng. Các chị hàng xén đẩy xe đi chợ, nói chuyện về giá cả hôm nay. Còn chúng em thì í ới gọi nhau đi học, cười đùa và nói chuyện làm cho làng xóm nhỏ trở nên xôn xao và tràn đầy sức sống hơn. Những buổi tối liên hoan văn nghệ, các cụ ông cụ bà cũng hào hứng đi xem rồi tham gia đọc thơ, kể chuyện nữa.
Những cánh diều đủ màu sắc, đủ hình dáng bay lên cao, cao mãi trên triền đê lộng gió có lẽ là hình ảnh mà em thích thú nhất. Hy vọng những ước mơ của chúng em sau này cũng sẽ bay cao, bay xa như thế.
Diện mạo quê hương em đang thay đổi từng ngày và ngày một giàu đẹp hơn. Em rất yêu quê hương của mình. Chính vì thế sau này, dù có đi đâu xa đi nữa thì em vẫn luôn nhớ về quê hương.
# Học tốt #
Bn tham khảo nha
“Quê hương” là hai tiếng gọi thân thương nhất đối với mỗi một con người. Bởi đó là nơi chúng kiến ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với em cũng vậy, quê hương em thật đẹp và mỗi lần nhắc gọi quê hương em thấy trong lòng trào dâng bao cảm xúc khó tả.
Quê hương em là một làng quê rất trù phú. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những bãi ngô, nương dâu xanh tít tắp đến tận chân trời. Con đường làng ngoằn ngoèo, quanh co nhưng vô cùng sạch sẽ vì được làm bằng bê tông. Từ ngày có đường bê tông sạch sẽ, chúng em đi học không còn phải chịu cảnh lầy lội bùn đất như trước kia nữa.
Những ngôi nhà hai tầng mọc lên khang trang làm cho quê hương ngày càng mới mẻ. Bây giờ ở quê em không còn có nhà tranh nữa mà tất cả đều có nhà ngói cả rồi. Vì thế tháng 10 năm ngoái, quê em đã được đón nhận danh hiệu Nông thôn mới.
Tuy rằng cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng ở quê em, mọi người vẫn sống với nhau rất chan hòa, tình cảm. Khi bắt đầu một ngày mới, các bác nông dân thường rủ nhau ra đồng. Các chị hàng xén đẩy xe đi chợ, nói chuyện về giá cả hôm nay. Còn chúng em thì í ới gọi nhau đi học, cười đùa và nói chuyện làm cho làng xóm nhỏ trở nên xôn xao và tràn đầy sức sống hơn. Những buổi tối liên hoan văn nghệ, các cụ ông cụ bà cũng hào hứng đi xem rồi tham gia đọc thơ, kể chuyện nữa.
Những cánh diều đủ màu sắc, đủ hình dáng bay lên cao, cao mãi trên triền đê lộng gió có lẽ là hình ảnh mà em thích thú nhất. Hy vọng những ước mơ của chúng em sau này cũng sẽ bay cao, bay xa như thế.
Diện mạo quê hương em đang thay đổi từng ngày và ngày một giàu đẹp hơn. Em rất yêu quê hương của mình. Chính vì thế sau này, dù có đi đâu xa đi nữa thì em vẫn luôn nhớ về quê hương.