Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gia đình em gồm ông bà, cha mẹ, anh chị... gần một chục người nhưng em yêu nhất vẫn là mẹ. Những dịp xa nhà, khuôn mặt mẹ luôn luôn hiện ra trong tâm trí khiến cho em càng thêm nhớ mẹ. Mẹ em năm nay bốn mươi ba tuổi. Quãng đời dạy học gần hai mươi năm đã Đềlại dấu ấn khó phai trên gương mặt mẹ.
Những lúc mẹ ngồi chấm bài hay soạn bài, gương mặt trái xoan thanh tú hơi cúi xuống. Vài sợi tóc loà xoà trên vầng trán rộng đã thấp thoáng mấy nếp nhăn. Đôi mắt đen vừa dịu dàng vừa nghiêm khắc chăm chú đọc từng dòng chữ trong bài viết của học sinh hay đăm chiêu trên từng trang giáo án. Nhiều khi mẹ nhìn em, ánh mắt yêu thương thay cho bao lời động viên, an ủi. Cũng có lúc, đôi mắt ấy lại như muốn nói: Con đừng bao giờ nói dối mẹ bởi mẹ đọc được ý nghĩ của con! Dường như những nét đẹp trong tâm hồn mẹ cứ lặng lẽ toả chiếu ra từ đôi mắt đó.
Trên gương mặt mẹ, các nét hoà hợp với nhau tạo nên vẻ đẹp giản dị, trong sáng, rất dễ gây thiện cảm. Đặc biệt là nụ cười rạng rỡ, tươi tắn luôn nở trên môi, Đềlại cho mọi người một ấn tượng khó quên ngay sau lần đầu gặp mẹ.
Đồng nghiệp và học sinh của mẹ đều quý mến, tôn trọng và đánh giá rất cao về mẹ. Em tự hào về người mẹ đảm đang, tháo vát và cũng rất mực nhân hậu, hiền từ. Hình bóng mẹ kính yêu mãi mãi ln sâu trong tâm trí em, theo em suốt cả cuộc đời.
Nếu tả khuôn mặt cha và mẹ của em, em sẽ chọn những đặc điểm nổi bật nào? Tìm ý để miêu tả những đặc điểm nổi bật đó?
Gợi ý :
đôi mắt
- tôi thấy mẹ có một đôi mắt khá đẹp - đôi mắt đen, tròn và nhân hậu
- tuy mẹ phải mang kính khi làm việc, vì mẹ đã lớn tuổi rồi, mắt mẹ có lẽ đã không còn sáng như hồi còn trẻ
- Cái đẹp mà tôi yêu quý nhất từ đôi mắt mẹ là cái đẹp của một tâm hồn
- Đôi mắt ấy đã trao cho tôi bao tình thương mến từ khi tôi còn nằm trong đôi tay của mẹ thuở bé thơ
- Đôi mắt mẹ cho tôi sự bình an tuyệt vời
- Đôi mắt mẹ dõi theo tôi từng bước tập tễnh thuở mới tròn năm.
- Đôi mắt ấy theo tôi từng phút, từng giờ, ... quan sát, chăm sóc cho tôi từng li từng tí, từ miếng ăn, giấc ngủ đến việc ăn mặc, học hành, chơi đùa,...
Bạn lên google rồi ghi là " Dàn bài cho .... " thế là có liền nhé
#Huyền
Bài làm
Tả quang cảnh trường em vào buổi sớm - Bài tham khảo 1
Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.
@Như Ý
Bài 1a. Tả lại mẹ của bạn
Mở bài
" Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Câu ca dao trên cho em thấy công sinh thành và dưỡng dục của mẹ là rất lớn. Em luôn yêu thương và kính trọng mẹ của em.
Kết bài
Em rất yêu quý mẹ của em. Mẹ là người đã nuôi em khôn lớn, giúp em trưởng thành hơn. Trên thế gian này ko ai sánh bằng mẹ.
Em luôn mong mẹ sống thật lâu, thật khỏe với gia đình em.
Bài 1:
a)Mở bài:Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất là mẹ, mẹ là người đã chăm lo cho em mỗi ngày từ bữa ăn đến giấc ngủ. Trong em mẹ là người phụ nữ giản dị nhưng tuyệt vời.
Kết bài:Em rất hạnh phúc vì được là con của mẹ, em tự hứa với lòng nhất định phải học hành chăm chỉ nên người để mẹ tự hào và cho mẹ những ngày tháng hạnh phúc.
b)Mở bài:Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.
Kết bài:Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè và cùng giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà.
c)Mở bài:Lớp chúng tôi mới có thêm một thành viên mới đó chính là Lan một người bạn đến từ miền Nam và bạn mới chuyển ra đây sống cùng với ông bà. Lan là một người bạn mới của tôi, bạn là một người bạn mới khá thú vị của tôi.
Kết bài:Khi vui có nó khi buồn có nó,cuộc sống của tôi màu sắc vui vẻ hơn rất nhiều từ khi có nó. Tôi sẽ trân trọng tình bạn này,trân trọng những giây phút chúng tôi được ở bên nhau và tôi nghĩ cả đời này tôi sẽ không thể nào quên được nó quên được tình cảm trong sáng giữa chúng tôi
Bài 2) Hãy tả lại một người bạn mà bạn mới quen.
Bài viết.
Lớp chúng tôi mới có thêm một thành viên mới đó chính là Lan một người bạn đến từ miền Nam và bạn mới chuyển ra đây sống cùng với ông bà. Lan là một người bạn mới của tôi, bạn là một người bạn mới khá thú vị của tôi.
Tôi vẫn còn nhớ như in đó là một ngày thứ hai đầu tuần đó là lần đầu tiên tôi gặp Lan. Cô giáo giới thiệu lan mới chuyển từ miền Nam ra đay sinh sống ,bạn sẽ học cùng với chúng tôi và cô đã sắp cho bạn ý ngồi cạnh tôi. Lan là một đứa con gái khá xinh,tôi nghĩ thế. Bạn có vầng trán cao và rộng lộ ra vẻ thông minh của Lan khi bạn làm bài tập. Đôi môi đỏ tươi của bạn luôn nở nụ cười với tôi. Mỗi khi bạn cười bạn đều để lộ hàm răng trắng như ngọc trai và đều như hạt bắp vậy, Thân hình bạn mảnh mai dong dỏng mỗi sáng đi học bạn lại mặc bộ đồng phục của trường mà không hề cầu kì trong cách ăn mặc nhưng vẫn thể hiện được sự sạch sẽ của. Bạn ấy có một đôi mắt to tròn long lanh như hai hòn bi,đôi mắt ấy nhiều lúc khiến cho tôi cảm thấy giật mình vì nó rất đẹp. Mỗi khi được nói về những tạp chí những ngôi sao thù đôi mắt ấy lại sáng bừng lên hạnh phúc. Lan có mái tóc đen nhánh dài đến ngang lưng. Cậu ấy không thích để tóc dài như thế nhưng mẹ bạn ấy lại không cho cắt. Đây là một nỗi bận tâm của nó mà lúc nào nó cũng than phiền về điều đó khiến tôi nhiều lúc muốn cắt ngay mái tóc ấy hộ nó. Nhưng phải công nhận là mái tóc nó đẹp,chẳng hiểu sao nó lại muốn ắt nữa. Cái mũi hơi to là một điều đặc biệt trên gương mặt nó. Đôi môi chúm chím hình trái tim và đỏ mọng khiến tôi phải ghen tỵ. Nó là một đứa con gái khá giản dị không cầu kì không sang chảnh và đó là lí do tôi cũng thấy ấn tượng khi lần đầu tôi nói chuyện với nó.
Tưởng chừng như tình bạn giữa chúng tôi sẽ ngày càng tiến triển thì không bao lâu đó một chuyện đã khiến tình bạn ấy của chúng tôi không còn được thân thiết nữa và chúng tôi không thèm nhìn mặt nhau. Chuyện đó cũng bắt nguồn từ một đứa không hiểu chuyện như tôi. Chuyện bắt đầu vào một lần kiểm tra mười lăm phút môn văn phần tiếng Việt. Tối hôm trước do tôi mải xem phim quá nên tôi không học bài cũ. Khi cô giáo nói cô sẽ kiểm tra nên tôi thấy rất run không biết nên làm sao. Tôi với lên hỏi xem Lan đã học bài chưa thì Lan trả lời là học rồi. Thế là tôi bớt run hơn tôi có thể nhờ vả vào Lan, tôi yên trí đợi Lan làm xong rồi sẽ giúp tôi thôi.
Nhưng trái với suy nghĩ của tôi là nó tuy đã làm xong nhưng vẫn không cho tôi chép. Tôi nghĩ chắc nó quên nên tôi nhắc nó nhưng nó vẫn không có thái độ gì. Cơn tức của tôi khi ấy lên đến đỉnh điểm tôi tức nó và tức cả mình sao lại kết bạn với một đứa không giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn như. Tôi tức lắm tự nhủ với mình không thèm nói chuyện với nó nữa. Thế là tôi không thèm nói chuyện với nó cho đến một ngày tôi bị ngã gãy chân không thể đi học được. Biết chuyện nó đén nhà tôi nới nguyện làm xe ôm cho tôi. Tôi vẫn chưa nguôi giận bảo nó lúc cần giúp thì không giúp giờ thì đến làm gì. Nó bảo việc gì tốt cho cậu tớ sẽ làm. Nghe đến đây tôi cảm thấy ngại ngùng không dám nói gì. Thế rồi nó bắt chuyện với tôi như hồi chúng tôi mới quen nhau vậy. Dặn mình không được nói chuyện với nó nhưng rồi không biết tại sao tôi tiếp lời nó một cách vô thứ. Một tuần tôi bị gãy chân cũng là một tuồn nó chở tôi di học và đối với tôi đó la những ngày tháng tôi không bao giờ quên được.
Rồi cứ thế dần dần chúng tôi lại nói chuyện bình thường như trước đây. Chúng tôi quên những chuyện cũ không nhắc tới nó nữa. Tôi cũng thầm thấy vui vì mình bị đau chân vì nếu không có chuyện đó thì tôi cũng sẽ không thèm nghe tất cả mọi điều nó nói và đương nhiên chúng tôi cũng sẽ không thể có được một tình cảm thân thiết như bây giờ. Biết tôi bị đau chân nên khó tiếp thu việc học nhanh được cộng thêm việc những buổi đi viện khám lại tôi không lên lớp được nên mỗi buổi chiều nó thường đến nhà tôi để giúp tôi việc học nên chúng tôi càng thân nhau hơn. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy mình thật là trẻ con so với nó. Kỉ niệm đó để lại cho cả hai chúng tôi những bài học rất khó quên. Chúng tôi tự hứa với nhau dù sau này có xảy ra chuyện gì đi nữa thì chúng tôi sẽ không bao giờ tránh mặt nhau mà sẽ đối diện để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng tôi.
Khi vui có nó khi buồn có nó,cuộc sống của tôi màu sắc vui vẻ hơn rất nhiều từ khi có nó. Tôi sẽ trân trọng tình bạn này,trân trọng những giây phút chúng tôi được ở bên nhau và tôi nghĩ cả đời này tôi sẽ không thể nào quên được nó quên được tình cảm trong sáng giữa chúng tôi
Tui cho ông dàn ý còn lại ông tự làm nha:
Đề 1 :
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu phiên chợ quê em
Ví dụ:
Lúc nhỏ, mỗi lần đi chợ mẹ đều mua quà bánh về cho em. Có vài lần mẹ cho em đi chợ cùng. Em rất thích đếnchợ vì ở đó rất nhộn nhịp và có nhiều thứ để xem. E thích nhất là đi phiên chợ vào buổi sáng.
II. Thân bài: tả phiên chợ quê em
1. Tả bao quát phiên chợ quê em
- Phiên chợ diễn ra vào buổi sáng
- Phiên chợ gần nhà em, khoảng 1km
- Phiên chợ dành cho nhiều nơi đến mua bán
- Phiên chợ gần một dòng sông lớn thuận tiện cho thuyền bè buôn cá
2. Tả bao quát phiên chợ quê em
a. Tả khung cảnh phiên chợ quê em
- Buổi sáng mặt trời mọc ở phía bên sông
- Những tia nắng lọt qua khe lá
- Tiếng xe cộ qua lại ồn ào
- Tiếng người nói rôm rả
- Những hàng cây đung đưa theo gió
b. Tả con người ở phiên chợ quê em
- Mọi người tấp nập kẻ bán người mua
- Nhiều người đi chợ vào buổi sáng
- Các người bán hàng chào mua khách hàng
- Những người mua đứng xem và trả giá từng sản phẩm
- Những người ở chợ từ trẻ con đến người già đều rất hân hoan
c. Tả các món đồ bán ở chợ
- Các loại gia cầm: vịt, gà, chim,….
- Các loại rau như: cúc, cải, ngò, mồng tơi, rau má,…
- Các loại củ
- Các loại vật dụng gia đình và vật dụng công nghiệp
- Các loại quần áo giày dép
- Các loại hoa quả, trái cây
- Các đồ dùng có thể bán khác
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phiên chợ quê em
Ví dụ: em rất thích di chợ. Mỗi lần đi chợ em có thể mua những gì em thích. Em sẽ xin mẹ đi chợ thật nhiều.
Đề 2 :
a) Mở bài
- Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao?
- Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng).
b) Thân bài
- Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên
+ Hình dáng
+ Khuôn mặt
+ Chòm râu, mái tóc
+ Cây gậy.
- Những lời đối thoại của em với ông Tiên.
- Miêu tả hành động của ông tiên (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà,... ).
c) Kết bài
Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em.
Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.
Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ t
Những câu chuyện cổ “Thạch Sanh”, “Thánh Gióng”,... đã để lại trong em ấn tượng rất đẹp về người dũng sĩ. Các anh là những chàng trai còn trẻ, thân hình rắn rỏi, mạnh mẽ. Ngày thường, khi giúp đỡ gia đình, các anh ăn mặc không khác người bình thường, cũng đóng khố, cởi trần để làm ruộng, đốn củi. Làn đa đỏ như đồng thau; những lúc cày cuốc, bắp chân, bắp tay nổi lên cuồn cuộn. Trên gương mặt luôn nở nụ cười tươi còn thánh thót bao giọt mồ hôi nóng hổi. Vậy mà khi ra trận, nhìn các anh dũng sĩ thật oai hùng! Các anh mặc quán áo giáp sắt, đội mũ sắt phủ kín từ đỉnh đầu đến gót chân, vững vàng như một pho tượng sắt. Dáng vẻ lực lưỡng, mạnh mẽ càng khiến các anh giống các thiên thần. Khi xung trận, anh rạp người trên mình ngựa. Những tiếng hét xung trận vang rền của anh khiến quân thù khiếp sợ, sự dũng mãnh của anh khiến cho chúng kinh hoàng.
Ngày xửa ngày xưa vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai vợ chồng ao ước có một đứa con để an ủi tuổi già. Một hôm, bà vợ ra đồng trông thấy một vết chân to, bà liền đật chân vào ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng, bà sinh được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng mừng lắm, nhưng lạ thay, chú bé đã ba tuổi mà vẫn như lúc mới lọt lòng, không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi, đạt đâu nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, tàn bạo khiến ai ai cũng đểu câm giận. Nhưng thế giặc rất mạnh, triều đình không thể chống đỡ nổi bèn sai sứ giả đi tìm người tài ra cứu nước. Khi nghe tiếng loa của sứ giả, chú bé bỗng cất tiếng nói: "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con". Nhìn thấy sứ giả, chú bé nói: "Ông tâu với nhà vua chuẩn bị cho tôi một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ áo giáp sắt. Tôi sẽ đánh tan quân giặc.". Dù rất ngạc nhiên nhưng sứ giả vẫn tâu với nhà vua chuẩn bị những thứ mà chú bé dặn. Và càng lạ lùng hơn, từ sau khi gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chả no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Cuối cùng hai ồng bà đành chạy nhờ bà con lối xóm. Mọi người vui vẻ góp gạo nuôi chú vì ai cũng mong chú sớm ra đánh giặc cứu nước.
Giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Mọi người đều hoảng sợ. Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt đến. Chú bé đứng dậy, vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn khoẻ mạnh, uy nghi, hùng dũng. Tráng sĩ vỗ vào mông ngựa, ngựa hí lên mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa sáng rực cả góc trời. Tráng sĩ vung roi sắt, quân giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gãy. Tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật tới tấp vào quân giặc. Giặc tháo chạy tán loạn. Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đó, tráng sĩ cởi giáp sắt, cả người cả ngựa bay vút lên trời. Vua nhớ công ơn, phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì chính là biểu tượng về sức mạnh tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Hiện nay, đền thờ vẫn còn ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Tháng tư hằng năm, làng mở hội rất to. Người ta còn nói rằng, những bụi tre ở huyện Gia Bình bị ngựa phun lửa vào nên mới có màu vàng óng như thế. Những ngọn lửa do ngựa phun ra cũng thiêu cháy một làng, về sau làng đó được gọi là làng Cháy. Những vết chân ngựa giờ trở thành những ao hồ liên tiếp.
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì chính là biểu tượng về sức mạnh tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước. Em vô cùng tự hào về những anh hùng dân tộc. Thật hạnh phúc khi chúng em được sống trong hoà bình. Chúng em sẽ cố gắng học tập tốt, ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
+ Sử dụng hình ảnh đặc sắc khắc họa được hình ảnh, đường nét, màu sắc của sự vật, tạo giá trị biểu cảm cao.
+ Nghệ thuật so sánh khiến việc miêu tả cụ thể hơn, gợi ra vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn.
+ Sử dụng biện pháp ẩn dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
- Phương thức miêu tả xen lẫn biểu cảm được sử dụng chủ yếu trong văn bản này: + miêu tả để tái hiện, khắc họa hình ảnh thân thuộc, tươi đẹp của làng biển.
+ Cảm xúc hồi tưởng trào dâng, tình cảm yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng.
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
Nhắc đến người nông dân Việt Nam là nhắc đến sự chăm chỉ, cần cù và đầy sáng tạo. Đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng cao, họ phải khắc phục những khó khăn của đất đai, thời tiết để trồng trọt, sinh sống. Hình ảnh khu ruộng bậc thang vừa minh chứng cho những đức tính tốt đẹp trên của họ vừa là một hình ảnh đẹp của khung cảnh vùng cao.
Ruộng bậc thang được làm trên những quả núi, quả đồi. Địa hình vùng núi không bằng phẳng như đồng bằng nên đồng bào dân tộc đã nghĩ ra cách làm ruộng đầy sáng tạo này. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, họ rất cần mẫn, vất vả đẽo phạt, san ủi sao cho từng phần đất ở sườn núi trở nên bằng phẳng cho việc trồng cấy. Phần mặt bằng này chạy từng vòng quanh thân đồi núi từ chân lên đến đỉnh.
Hình ảnh những ruộng bậc thang đẹp nhất vào mùa đổ nước cấy và mùa lúa chín. Mùa nước đổ, từ trên cao nhìn xuống, nhìn ruộng bậc thang như bức tranh thủy mặc khổng lồ. Sau khi đã san ủi đất tạo ra mặt bằng cần thiết, người nông dân dẫn nước từ suối vào ruộng. Màu nước trắng đục đan xen với màu đất đỏ, đen. Những bậc ruộng ngoằn nghoèo chạy vòng theo thân núi. Nhìn cả khu đồi núi trập trùng với những sắc màu đan xen một cách kì lạ như vậy thật ấn tượng!
Mùa lúa chín, ruộng bậc thang lại trải rộng một màu vàng đầy mơ mộng. Khi ấy, cả một vùng lúa nương đã chín vàng rực, những hạt thóc mấy chắc vàng giòn, những lá lúa vàng xọng. Những ngọn núi đồi kề nhau tất cả đều dậy lên một màu vàng trù phú. Đặc biệt, những dải ruộng uốn lượn theo triền núi như những đợt sóng tràn trề. Đó là hình ảnh báo hiệu cho những ngày sung túc, đủ đầy.
Từ xưa đến nay, hình ảnh các khu ruộng bậc thang vẫn luôn là một hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến ta cùng các nhà nhiếp ảnh say mê và tốn nhiều phim ảnh. Có thể tự hào mà nói rằng mỗi vẻ đẹp của ruộng bậc thang là những tuyệt tác do người nông dân vùng cao tạo ra. Những cảnh này không chỉ là danh thắng của quê hương, thu hút ta tới chiêm ngưỡng, mà nó còn là những bồ thóc không bao giờ vơi của đồng bào các dân tộc.
Nhắc đến người nông dân Việt Nam là nhắc đến sự chăm chỉ, cần cù và đầy sáng tạo. Đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng cao, họ phải khắc phục những khó khăn của đất đai, thời tiết để trồng trọt, sinh sống. Hình ảnh khu ruộng bậc thang vừa minh chứng cho những đức tính tốt đẹp trên của họ vừa là một hình ảnh đẹp của khung cảnh vùng cao.
Ruộng bậc thang được làm trên những quả núi, quả đồi. Địa hình vùng núi không bằng phẳng như đồng bằng nên đồng bào dân tộc đã nghĩ ra cách làm ruộng đầy sáng tạo này. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, họ rất cần mẫn, vất vả đẽo phạt, san ủi sao cho từng phần đất ở sườn núi trở nên bằng phẳng cho việc trồng cấy. Phần mặt bằng này chạy từng vòng quanh thân đồi núi từ chân lên đến đỉnh.
Hình ảnh những ruộng bậc thang đẹp nhất vào mùa đổ nước cấy và mùa lúa chín.
Mùa nước đổ từ trên cao nhìn xuống, nhìn ruộng bậc thang như bức tranh thủy mặc khổng lồ. Sau khi đã san ủi đất tạo ra mặt bằng cần thiết, người nông dân dẫn nước từ suối vào ruộng. Màu nước trắng đục đan xen với màu đất đỏ, đen. Những bậc ruộng ngoằn ngoèo chạy vòng theo thân núi. Nhìn cả khu đồi núi trập trùng với những sắc màu đan xen một cách kì lạ như vậy thật ấn tượng!
Mùa lúa chín, ruộng bậc thang lại trải rộng một màu vàng đầy mơ mộng. Khi ấy, cả một vùng lúa nương đã chín vàng rực, những hạt thóc mẩy chắc vàng giòn, những lá lúa vàng xọng. Những ngọn núi đồi kề nhau tất cả đều dậy lên một màu vàng trù phú. Đặc biệt, những dải ruộng uốn lượn theo triền núi như những đợt sóng tràn trề. Đó là hình ảnh báo hiệu cho những ngày sung túc, đủ đầy.
Từ xưa đến nay, hình ảnh các khu ruộng bậc thang vẫn luôn là một hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến ta cùng các nhà nhiếp ảnh say mê và tốn nhiều phim ảnh. Có thể tự hào mà nói rằng mỗi vẻ đẹp của ruộng bậc thang là những tuyệt tác do người nông dân vùng cao tạo ra. Những cảnh này không chỉ là danh thắng của quê hương, thu hút ta tới chiêm ngưỡng, mà nó còn là những bồ thóc không bao giờ vơi của đồng bào các dân tộc.