K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Gió mùa đông bắc về báo hiệu mùa đông đã đến. Tiết trời âm u, bao trùm những đám mây xám xịt, ánh mặt trời chẳng thế chiếu rọi qua tầng mây. Mùa đông lạnh quá! Gió thổi vù vù kèm theo những cơn mưa dai dẳng không dứt. Mưa lạnh khiến con đường vắng bóng người, nhà nhà đều đóng cửa hết để tránh những cơn gió lạnh tạt vào. Nhà nhà tất bật chuẩn bị đồ ấm để chống chọi với 3 tháng mùa đông lạnh lẽo. Nhưng mùa đông đến cũng là lúc cả gia đình quên nồi lẩu nóng hổi, hay sưởi ấm bên nhau để kể những câu chuyện thú vị. Mùa đông khắc nghiệt thật đấy nhưng vẫn ấm cúng lạ thường.

Phần 2:

Nó mỉm cười qua hai hàng nước mắt để chào các cô tiên. Tiên mùa đông hỏi nó:

-Con lên đây làm gì? Sao lại không ngủ đông?

Chồi non cây bàng lí nhí trả lời

-Dạ vì con ham chơi, con không nghe lời Mẹ đất dặn nên con...

Nói tới đây, nó òa khóc như một cơn mưa. Các cô tiên phải dỗ nó hồi lâu nó mới nín. Cô tiên dịu dàng nói:

-Thế là con không ngoan, con phải biết nghe lời đất Mẹ, vậy mà con chỉ vì một chút bốc đồng nông nỗi nên đã theo thói ham chơi của mình khiến bản thân đau khổ. Con có thấy nó khiến con biến thành đứa trẻ hư không?

Cô tiên định nói gì đó nhưng chồi non đã nói:

-Con hư lắm, con biết lỗi của con rồi. Nhưng con lạnh quá, con sẽ chết cóng vì lạnh mất.

Nó nói càng ngày càng yếu. Cô tiên mùa đông biết, nếu không cứu nó thì nó sẽ chết trước khi mùa xuân tới. Nhưng làm cách nào bây giờ? Không lẽ quay ngược thời gian? Nhưng ông thần thời gian( Time Fairy) chắc gì đã đồng ý. Ống ta nổi tiếng là ghét những đứa trẻ hư! Còn kêu mùa xuân tới sớm á? Không đời nào! Vì tiên mùa xuân( Spring Fairy) chưa sửa soạn gì cả, mọi vật chỉ mới ngủ đông dăm ba ngày, mùa đông cũng chưa đi tới mọi ngóc ngách của khu rừng, suối còn chưa đóng băng thì làm sao mà mùa xuân tới được? Nói thật trông tình huống này thật khó mà phân sử!

 Bỗng một tiếng nói nhẹ nhàng cất lên:

-Để đó ta sẽ lo cho!

Thì ra đó là ông già Noel-ông già được coi là biểu tượng của Noel- đã đứng sau từ lúc nào. Ông Noel có công việc là tới ngày Giáng Sinh( Noel) ông sẽ đi khắp nơi tặng quà cho những đứa trẻ ngoan.

Cô tiên hỏi lại:

-Thưa Ngài, nhưng làm cách nào đây?

Ông già Noel mỉm cười đáp:

-Ta sẽ cho cháu một món quà!

Thế là ông già Noel phủ quanh chồi non nhỏ bé một chút ánh sáng màu vàng. Thì ra, ánh sáng vàng đó là nắng mùa xuân được tích trữ. Chồi non đã khỏe hơn. Nó đang ngủ. Thế là xong. Mọi người đã được đón cái Giáng Sinh an lành cùng nhau...

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 3 tháng sau  * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Chồi non đã tỉnh giấc. Cô tiên mùa xuân mang tới cho nó rất nhiều điều kỳ diệu. Muôn hoa khoe sắc, vạn vật tưng bừng chào đón xuân. Chồi non không còn là chồi non nữa rồi, nó đã bước sang một tuổi mới. Nó thầm cảm ơn những người đạ cứu mạng nó...

22 tháng 10 2016

Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.

+ Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Ấn tượng chung về câu chuyện đó.

Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:

- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn…Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ.

- Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.

- Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây.

- Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc….Cây Bàng đâm chồi nảy lộc….Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống….

- Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân…

Kết bài:

- Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể.

- Bài học từ câu chuyện ( Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).

29 tháng 3 2016

Mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Buổi sáng, Mặt Trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Ra đường, cụ già, trẻ em và cả các thanh niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ sùm sụp để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt. Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... trông có vẻ rất vui vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Ai ra về cũng đều rất hài lòng vì được phục vụ chu đáo. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.

29 tháng 3 2016

Bạn tham khảo bài văn này nhé :

Thường thì một năm có bốn mùa, đó là quy luật tự nhiên mà chắc chắn sẽ không ai có thể thay đổi được. Mỗi mùa dều có đặc diểm riêng biệt không giống nhau như: mùa xuân mát mẻ muôn hoa khoe sắc thắm. Mùa hè là mùa của nhửng bông hoa phượng vĩ, bằng lăng- mùa học sinh tạm biệt mái trường. Mùa thu dưới ánh trăng huyền ảo chúng em có thể rước đèn họp bạn. Nhưng có lẽ mùa đông là đặc biệt nhất vì cái lạnh buốt, gió bấc và mưa phùn. Bây giờ đang là mùa đông và là ngày lạnh nhất trong năm.
Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp mà em không muốn giậy vì lẽ trời quá lạnh, từ trong phòng có thể nghe thấy tiêng gió rít từng cơn. Ra khỏi phòng sương mù giày đặc, bầu trời âm u. Lác đác vài chiếc lá vàng đang rơi xuống cùng với những hạt mưa tinh nghịch. Cây cối khẳng khiu trơ trọi như đang cố gắng chống lại sức mạnh của thiên nhiên. Ngoài đường loáng thoáng vài bóng người trong những bộ quần áo bông ấm áp và khoác ngoài là chiếc áo mưa. Hôm nay học sinh ở các trường cũng đã được nghỉ học. Cảnh ao hồ trầm mặc hơi nước bốc lên tạo cảm giác lạnh lẽo, nước buốt cắt da, cắt thịt. giờ đay nơi duy nhất em nghĩ đến đó là nhà bếp, ánh lửa bập bùng gợi nên vẻ ấm áp. Lúc ngày cả nhà đang ngồi trò truyện, còn mẹ đang tất bật chuẩn bị bữa sáng cho gia đình. Đã quá trưa mà mặt trời vẫn không ló mặt. Dến sáu giờ tối thì ánh sáng nhường lại cho màn đêm yên tĩnh, chỉ có mùa đông mới có hiện tượng ngày ngắn đêm dài như vậy. Bàu trời lúc này âm u, ít sao và nhiều sương mù hơn ban sáng. Mưa phùn lất phấn tạt qua. Ánh đèn đã tắt hẳn bầu không khí trở nên tĩnh mịch hơn, chỉ còn tiếng chó sủa từ xa vang vọng lại.
Em rất thích mùa đông vì có thể ngôi bên ánh lửa bập bùng. Được nhìn cảnh vật như khác lạ. Mọi người bảo mùa đông năm nay lạnh hơn mọi năm nhưng được sông trong ngôi nhà ấm áp tình yêu thương thì em có thẻ nói mùa đông không lạnh.

Chúc bạn học tốt!hihi

22 tháng 4 2016

 Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò. 
Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn. 
Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm. 
Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cĩng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm. 
Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng. 
Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.

23 tháng 4 2016

Đi trên con đường phố tấp nập người qua lại, nếu để ý bạn sẽ thấy ngôi trường Tiểu học Chu Văn An của tôi. Hôm nay đến phiên tôi trực nhật nên tôi đến sớm.
Trường tôi nằm trên một khu đất không rộng cho lắm . Cổng trường rộng, có hai cột đá cao to. Phía trên là tấm bỉên màu xanh dương, nổi bật hàng chữ “ trường tiểu học Chu Văn An” màu đỏ tươi. Phía dưới hàng chữ là địa chỉ và số điện thoại của trường . Qua khỏi cổng trường là con đường khá rộng, dài khoảng hơn chục mét . Bên phải là trường Trung học cơ sở Chu Văn An, bên cạnh là sân vận động thành phố. Vào sâu bên trong bạn sẽ thấy sân trường được lát bằng đá hoa hình chữ nhật rộng trông rất đẹp, hài hòa. Trên sân còn có các cây toả bóng mát được đặt trong các chậu bằng đá hình chiếc lá. Chính giữa là sân khấu, nơi diễn ra các buổi văn nghệ đầy hứng thú. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đang phấp phới tung bay trong gió. Các dãy lớp học đều được quét vôi màu vàng; mỗi tầng gồm nhiều lớp học giống nhau, bốn cửa sổ . Phía trên là tấm biển ghi tên phòng. Dù vậy tôi vẫn yêu lớp tôi hơn. Ở đây tôi được vui chơi với bạn bè và các thầy cô giáo. Các phòng Đoàn đội, Hiệu phó… được bố trí ở dãy nhà vuông góc với dạy nhà học. Nhà trường còn xây thêm bốn phòng chức năng là thư viện mở, phòng máy tính, phòng Tiếng Anh và phòng hát nhạc. Thư viện cung cấp cho chúng em các cuốn truyện hay, tài liệu học tập rất bổ ích. Phòng máy tính, phòng tiếng và hát nhạc giúp cho các buổi học thêm sôi nổi .
Những ngày nghỉ hè, tôi rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các bạn bè thầy cô . Mai sau, dù đi đâu xa nhưng ngôi trường Tiểu học Chu Văn An sẽ mãi in đậm trong trí nhớ của tôi .Bác bảo vệ đã mở cổng trường. Trên sân trường mới chỉ có một số bạn đến sớm để trực nhật và một số bạn, nhà gần trường giống em, đến sớm. Bạn thì ôn bài, bạn thì chăm sóc luống hoa của lớp mình, có bạn đang giặt khăn lau bảng ở vòi nước phía cuối sân . Gần đến giờ học, các bạn học sinh đến trường ngày càng đông. Sự náo nhiệt thực sự bắt đầu. Thoắt cái, sân trường đông vui, nhộn nhịp hẳn lên. Tiếng chào hỏi, nói cười rộn ràng. Khắp sân trường tung tăng những gương mặt sáng bừng, tươi tắn màu khăn quàng đỏ rực. Một vài cô cậu có lẽ sáng nay ngủ dậy muộn chưa kịp ăn sáng dạt vào góc sân, vừa tranh thủ ăn vừa quan sát các trò chơi. Các bạn đến phiên trực nhật đang cố gắng hoàn thành công việc trước khi giờ học bắt đầu. Thầy cô giáo cũng đã tập trung đông đủ. Mặt trời sáng bừng lên, các tia nắng vàng chiếu khắp sân trường, chiếu vào từng lớp học. Gió nhẹ thổi làm những tán lá bàng rung lên như đang cất lời chào các bạn nhỏ thân thiết. Mấy chú chim từ các ngọn cây sợ hãi bay vọt tận lên mái nhà thỉnh thoảng lại ngó nghiêng nhìn xuống sân trường có vẻ thích thú lắm. Mười lăm phút sau, tiếng trống báo hiệu giờ học “tùng, tùng” vang lên. Học sinh nhanh nhẹn về lớp học của mình. Sân trường lại trở nên yên tĩnh.

Mỗi buổi đến trường mang lại cho em rất nhiều niềm vui. Hè này, em sẽ phải xa mái trường này để lên học lớp 6 ở một ngôi trường khác. Em sẽ rất nhớ ngôi trường thân yêu này.

 

Bài 3:
Buổi sáng, lúc ông mặt trời vừa thức giấc chiếu những tia nắng ấm áp xuống các ngả đường thì cũng là lúc em đi đến trường. Trường em là trường tiểu học Cát Linh nằm ngay đầu phố Cát Linh.
Khi bước chân vào cổng trường, điều làm người ta chú ý đầu tiên là cái khẩu hiệu. Khẩu hiệu trường em được treo ngay trước cổng trường. Hàng chữ “Trường tiểu học Cát Linh” được viết cân đối ở giữa. Bên dưới là địa chỉ và số điện thoại của trường. Bên trên là hàng cờ đủ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, hồng trông thật là sặc sỡ. Đi vào trong trường, chúng em phải đi qua một quãng đường dài. Đó là nhà chờ, nơi mà các bác phụ huynh ngồi đợi để đón con em mình ra về. Bước vào sân trường, bên phải em là dãy nhà một tầng gồm: phòng bảo vệ, phòng tin học, thư viện. Nói đến phòng tin học, đó là một trong những niềm tự hào của trường em. Đâu phải trường nào cũng có thể mua hàng chục cái máy tính để phục vụ cho việc học như trường em được. Trước mặt em là dãy nhà hai tầng, có tất cả hai tư phòng học. Mỗi phòng học, bàn ghế được kê rất ngay ngắn. Phía trên mỗi lớp học là chiếc bảng xanh to giúp các thầy, cô giáo giảng bài được kỹ hơn khiến cho chúng em hiểu bài rõ hơn để việc học tập ngày một tấn tới. Bên trái em là khu văn phòng, gồm có phòng của thầy Hiệu trưởng, phòng của cô Hiệu phó, phòng Hội đồng, phòng Tài vụ và phòng Đoàn Đội. Giữa sân trường là cột cờ cao chót vót, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió. Bên cạnh là cái sân khấu, tuy rằng cái sân khấu này nhỏ nhưng nó là nơi tổ chức các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi bế giảng, biểu diễn văn nghệ. Phía sau là khu phòng học của các em lớp một, nhà bếp, rất tiện lợi cho việc nấu nướng của các bác nhà bếp. Lúc này đã có lác đác vài bạn học sinh đến trường. Không khí thật là náo nhiệt.
Chỉ còn vài năm nữa thôi em sẽ phải rời xa ngôi trường thân yêu này. Nhưng dù đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ mãi những kỷ niệm và các thầy cô, những người đã dìu dắt em trên những bước đường đầu tiên của tuổi học trò.

23 tháng 4 2016

Tả cảnh buổi sáng mùa đông

23 tháng 4 2016

haiz tui vừa xem xong !!!!!

20 tháng 4 2016

mik biết lm mùa thu hà hjhj

 

20 tháng 4 2016

hay là bn sửa lại thành mùa hạ nha

Bình Định ngày 20 tháng 4 năm 2016
Ngọc Dung thân mến!
Thế là bạn xa cái thị xã nhỏ bé cùng ngôi trường Tiểu học Hồng Hà đã được gần một năm rồi đấy nhỉ! Ở phương Nam chan hòa ánh nắng, bạn có còn nhớ đến mùa đông giá lạnh của phương Bắc xa xôi? Mấy hôm nay, ngoài này rét lắm! Gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C nên các trường phổ thông cho học sinh nghỉ học. Ở nhà buồn, mình nhớ bạn quá nên viết thư cho bạn. 
Đầu tiên, mình gửi đến Dung cùng toàn thể gia đình lời thăm hỏi chân tình nhất. Sau đây, mình sẽ kể cho Dung nghe về khung cảnh quê hương trong những ngày đông giá lạnh để giúp bạn phần nào vơi đi nỗi nhớ.
Gần một tuần nay, mặt trời hầu như không xuất hiện. Vắng ánh nắng nên vắng cả tiếng chim. Bầu trời bao phủ một màu mây xám xịt. Mưa phùn giăng giăng. Không khí ẩm ướt và lạnh lẽo. Những cây bàng rụng hết lá chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu, run rẩy trong mưa.
Trời rét đậm. Người nào cũng mặc tới vài ba lớp áo. Áo bông, áo len, áo khoác… Rồi mũ che tai, khăn quấn cổ, bít tất, găng tay… Toàn thân được che kín để chống chọi với cái lạnh như cắt da, cắt thịt.
Nhà hai bên phố đóng cửa kín mít. Trên đường vắng hẳn người qua lại. Ai có việc phải ra ngoài cũng cố đi cho thật nhanh để mau chóng trở về ngôi nhà ấm áp. 
Dung có nhớ bé Trung– em trai mình không? Hiếu động là thế mà giờ đây cu cậu cũng đành loanh quanh trong nhà, chẳng dám ra đường đùa nghịch với lũ bạn của nó. Bà nội mình nhóm bếp lửa ở gian giữa, đặt vào đấy mấy gốc củi lớn cho cháy âm ỉ. Hơi nóng lan tỏa khắp nhà, dễ chịu vô cùng! Buổi tối, hai chị em mình ngồi hai bên, nghe bà kể những câu chuyện cổ tích thật hay, quên cả tiếng gió bấc đang réo ù ù bên ngoài cửa sổ. 
Tuy được nghỉ học nhưng mình vẫn lấy sách vở ra ôn lại bài và làm hết những bài tập cô giáo cho về nhà. Mình rất thích chui vào chăn bông, chỉ thò đầu ra ngoài thôi, để đọc sách, đọc truyện. Ước gì Dung có mặt ở đấy để chúng mình chơi oẳn tù tì hay đánh tam cúc. Ai thua bị búng tai hoặc bôi râu như ngày nào thì vui biết mấy! 
Chiều nay, Hạnh sang nhà mình chơi. Hai đứa nhắc nhiều đến Dung và ao ước có một dịp nào đó được vào thăm Dung, thăm Sài Gòn – xứ sở không có mùa đông để xem, để biết những điều khác lạ. Điều mong ước trước mắt của chúng mình là tiết trời ấm lên để đi học, gặp lại thầy cô và các bạn.
Thôi, thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn cùng gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc! Mong thư bạn! 
Thân ái!
Thu Nga 

23 tháng 4 2016

Thường thì một năm có bốn mùa, đó là quy luật tự nhiên mà chắc chắn sẽ không ai có thể thay đổi được. Mỗi mùa dều có đặc diểm riêng biệt không giống nhau như: mùa xuân mát mẻ muôn hoa khoe sắc thắm. Mùa hè là mùa của nhửng bông hoa phượng vĩ, bằng lăng- mùa học sinh tạm biệt mái trường. Mùa thu dưới ánh trăng huyền ảo chúng em có thể rước đèn họp bạn. Nhưng có lẽ mùa đông là đặc biệt nhất vì cái lạnh buốt, gió bấc và mưa phùn. Bây giờ đang là mùa đông và là ngày lạnh nhất trong năm.

“Lạnh quá!” Tôi giật mình khi nghe tiếng mẹ kêu nên vội vàng cời lại cái liễn đựng than, thổi phù phù cho liễn than hoa hồng lên rồi lại thở dài dựa vào tường. Cái liễn đã nóng, chiếc nắp đồng đậy ở trên hừng hực những lửa, ánh lên một màu đỏ quạch và hơi xỉn. Tôi hơ tay qua trên lửa, xoa xoa hai bàn tay vào nhau rồi xách cái liễn đặt đến gần giường mẹ. Gian buồng sáng lên và ấm màu lửa, mẹ cũng không trở mình nữa, chắc đã bớt sốt. Tôi dém lại chăn cho mẹ, lặng lẽ bước đến bên cửa sổ… ngoài kia, mùa đông giá rét đang ngự trị.

Bố tôi bảo chưa có mùa đông nào lạnh ghê gớm như năm nay. Quả thật, mấy ngày nay không gian chỉ toàn màu xám xịt. Gió cuộn thành từng luồng bàng bạc, cuốn theo bao nhiêu là đất, bụi và iá vụn đã queo quắt màu nâu xỉn. Con đường làng phía xa lấp ló trong sương mù. Thỉnh thoảng lại nghe có tiếng cành cây gãy răng rắc.

 

Một cơn gió lùa qua khe cửa mang thêm cái lạnh giá khiến tôi rùng mình dù đã mặc áo ấm và đang đứng trong nhà. Thường những đêm mùa đông, tôi nghe thấy nhiều tiếng động. Đó là tiếng giàn mướp xác xơ, cành quắt lại vỗ vào cọc, là tiếng chân người khách bộ hành đi ngoài đường giẫm lên lá khô giòn tan, là tiếng tranh trên mái nhà bị gió khua chạm vào nhau ràn rạt, là tiếng đứa trẻ hàng xóm khóc vì lạnh. Tôi gọi đó âm thanh mùa đông.

Đã hơn sáu giờ sáng, tôi lấy chiếc khăn len dài quấn quanh cổ và đi ra ngoài. Trời sáng hẳn nhưng vẫn chưa nhìn thấy ánh mặt trời. Hơi nước vẫn còn đọng trên các lá cây ướt lạnh. Vậy mà bố tôi đã đi ra đồng từ lúc nào. Tôi lấy thóc cho lũ gà ăn và bỏ thêm ít rơm khô vào ổ cho con gà mái ấp. Rồi tôi đi quét dọn sân và ngõ. Sau mấy phút lao động, tôi cảm thấy nóng người lên. Đứng ở ngõ mà nhìn ra xa, mới thấy được toàn cảnh quê tôi. Những mái nhà tranh nấp dưới lũy tre xanh. Đôi nóc nhà có dòng khói lặng lẽ bay lên. như cố xua đi những cơn gió lạnh. Phía xa là cánh đồng loáng thoáng đám xanh đám nâu. Đám xanh là chỗ ươm mạ còn đám nâu là mảnh ruộng đang chờ được cấy. Con đường từ làng ra đồng có rặng phi lao xanh mướt giờ cùng ngả lướt theo chiều giổ. Ngoài đồng giờ chắc lạnh và nhiều gió lắm. Tự nhiên tôi thấy chán mùa đông vì cái lạnh của nó làm đôi chân bố tôi tím bầm mỗi khi bố ở đồng về. Và nó cũng là nguyên nhân làm mẹ tôi ốm. Ngày hôm kia mẹ đã bị cảm lạnh khi đi cấy.

Nhưng dù sao mùa đông cũng là một mùa đem lại cho con người nhiều cảm xúc. Dù không thích mùa đông nhưng tôi vẫn muốn có mùa đông và có đủ cả bốn mùa trong năm. Phải có mùa đông tôi mới có thể có được cảm giác vui sướng mỗi khi thấy vầng thái dương ấm áp xuất hiện xua tan đi những giá lạnh.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

 

 

 

 

23 tháng 4 2016

b. Tả cảnh mặt trời mọc:

 Tảng sáng ngày hôm nay, tôi thức dậy trước khi mặt trời mọc lên từ phía bên kia những cao ốc. 

Bước ra khỏi phòng, đứng hít thở cái không khí trong lành của buổi sớm mai mát mẻ và tĩnh lặng, tôi như nghe được âm thanh của những ngọn gió sớm đang nô giỡn sau những chậu cây, nghe được tiếng bước chân xô đẩy của những tia nắng mặt trời đang hối thúc xếp hàng để toả sáng, và như nghe được nhịp đập đều của trái tim mình trong buổi bình minh. 

Mặt trời vươn cái đầu của mình lên từ phía đằng xa xa, phía những ngôi nhà thấp lè tè bên dòng kênh Nhiêu Lộc nằm đối lập với những cao ốc đang xây dựng chọc thẳng lên bầu trời còn đang nhuộm một màu chàm. 

Bị thời gian đánh thức, những tia nắng sớm còn ngái ngủ rón rén bò lên những nóc ngôi nhà thấp chủm đằng xa, rồi cựa mình chạy nhảy qua những thân cây sao cao vút, rồi tỉnh giấc leo trèo lên những bức tường kiếng khổng lồ của những building sáng lóa, và rồi reo hò sung sướng để chiếu sáng lòa cả một vầng trời từ phía xa xa của Sàigòn đang chập chờn tỉnh giấc. 

Tôi đứng nhìn về sự chuyển dịch của thời gian đó, bất động, mặc cho những tia nắng sớm soi rọi con người tôi. Mặt trời thong thả vươn những ngón tay dài xoa đỉnh đầu tôi, rồi mơn man xuống mắt, xuống mũi, xuống cằm, và rồi càng lúc càng nhanh, những ngón tay ánh sáng đó lan ra cả hai vai, lan ra trước ngực, và ào một cái, gót chân tôi đã thấm đẫm một vũng ánh sáng, cái thứ ánh sáng của buổi sớm mai, mang một chút sắc vàng nhẹ nhàng, mang một chút sắc trắng lung linh, mang một chút sắc hồng ấm áp và mang một chút sắc xanh của cả bầu trời đang bừng sáng phía trên cao. 

Phía đằng xa, những tia nắng đã len lỏi vào những ô cửa sổ, xuyên qua những tấm màn để đánh thức người ta dậy. Phía đằng gần, ánh sáng của buổi sớm mai đã soi rọi cho những người bán hàng sớm quét tước, dọn dẹp để chuẩn bị cho một buổi chợ sáng. 

Những âm thanh bắt đầu vang lên từ mọi phía xung quanh mình. Bắt đầu là khe khẽ xa xa, rồi rì rầm đâu đó, rồi râm ran, rồi rỉ rả, rồi xì xào và bắt đầu từ đó, sự biến chuyển của âm thanh đã không còn dừng lại được nữa. 

Những tiếng động mà tám triệu con người đang lục đục gây ra phía dưới đất kia như đang bơm những hơi âm thanh vào một trái bong bóng khổng lồ, để nó bay lên cao, lên cao nữa và cuối cùng khi nó đã ở ngay trên đỉnh đầu của hà nội, thì nó tới hạn, và những mớ âm thanh hỗn độn đó xé toạc lớp nilon mỏng manh kia để lao xuống trở lại nơi nó đã được sinh ra với tất cả hân hoan và sung sướng của sự giải thoát. 

Từ xa xưa, con người đã biết dùng âm thanh và ánh sáng để đẩy lùi bóng tối, đẩy lùi sợ hãi và tiếp thêm sức mạnh cho mình. Thì ngày hôm nay, ngay lúc này, âm thanh và ánh sáng cũng vẫn làm đúng chức năng đó của mình từ triệu triệu năm trước… 

Bắt đầu từ giây phút đó, cũng giống với tám triệu con người khác ở Hà nội, tôi quay trở vào nhà và chuẩn bị cho một ngày mới, vô cùng bận rộn nhưng cũng vô cùng tươi đẹp! 

Tôi thích cái cảm giác khi ngồi viết một entry vào buổi tảng sáng như vầy!

14 tháng 4 2016

 do nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ, làm không khí màu hạ bớt nóng.Nước và đất có sự hấp thụ nhiệt khác nhau. Các loại đất, đá… mau nóng nhưng cũng mau nguội, còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn. Do vậy, về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, còn về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền. 

18 tháng 9 2017

Ngữ văn ak ?????

21 tháng 1 2016

Chưa phân loại

25 tháng 1 2016
Quê em là một làng nhỏ ven sông Cầu, phong cảnh rất nên thơ với cây đa, mái đình và đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất của làng xóm quê em.
 
Mùa xuân đến, cả đất trời như ngập trong hạnh phúc. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới.
 
Sáng sớm, làn sương mỏng như khói vẫn còn vương vấn trên mặt đất. Phía trời đông anh ánh sắc hồng phơn phớt. Mặt trời đã mọc. Bầu trời sáng dần và không khí ấm hẳn lên, báo hiệu mùa xuân đã bắt đầu.
 

Con đường làng vốn im lìm nép dưới bóng tre, sáng nay cũng rộn lên tiếng chim lảnh lót. Chích chòe, sáo sậu, chào mào… đua nhau chuyền cành. Cả những chú chim sâu bé bỏng cũng vui vẻ nhảy nhót tìm sâu trong vườn rau, luôn miệng kêu tờ rích… tờ rích… Đàn chim én vun vút chao liệng trên cánh đồng rồi bay là là ngang ngọn tre.

Tiếng chim đã đánh thức mọi người. Đường làng nhộn nhịp bước chân. Một tốp thanh niên diện quần áo mới rủ nhau đi chơi xuân, tiếng cười nói râm ran. Hôm nay, bà nội em cùng các cụ trong xóm đi lễ chùa bên kia sông. Các bà mặc áo tứ thân thắt vạt, tay xách làn đựng hương hoa, miệng nhai trầu bỏm bẻm, nối nhau đi trên con đường mới đắp, cỏ xanh lún phún như mạ non. Dòng sông phẳng lặng như một tấm gương trong. Con đò từ từ rời bến, mặt nước xôn xao.

 
Cảnh vật quê em rạo rực sức sống và lòng người cũng náo nức, xao xuyến lúc xuân sang.
 
2 tháng 4 2016

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,… 

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.


 

14 tháng 4 2016


Bài làm 1

Buổi chiều trên bãi làng Chanh

Chiều đã ngả bóng. Chiều thu muộn, bãi sông trở nên êm đềm, mênh mang. Chiều bảng lảng như mang tất cả hồn quê tụ vào cảnh vật.

Con sông Thương đã bao đời nay vẫn thế, nước chảy đôi dòng, dòng trong dòng đục. Bà em nói : “ Con gái làng ta xinh giòn là nhờ nước sông Thương đấy cháu ạ…”. Bãi làng Chanh quê em rộng và dài hơn ba cây số do phù sa sông Thương bồi đắp nên. Bãi dâu xanh thẫm hiện lên trong nắng vàng hoe. Những luống bắp giống mới chạy dài từ mép sông lên tân bìa làng, hoa bắp rung cờ như múa, như vẫy vẫy. Tiếng gió thổi, tiếng lá reo, tiếng người lao xao nói cười giữa màu xanh của bãi dâu, của nương khoai ruộng bắp. Tiếng các cô thiếu nữ ra bến sông giặt giũ nghe ríu rít trong veo. Tiếng chuông chùa xa ngân buông trong màu vàng thẫm. Không gian đất trời như rộng ra, êm đềm, thơ mộng, thanh bình.

Lúc đàn chim chuyển mùa, từng tốp ba con, năm mười con bay qua bãi sông làng em thì bầy trẻ nhỏ đi học cũng kéo về. Bãi sông vui hơn bao giờ hết. Tiếng cười, tiếng reo hò đuổi nhau, tiếng hát của tuổi thơ xao động một vùng sông nước.

Trời đã chập choạng mà góc bãi sông gần bến nước vẫn còn vài chục đứa trẻ chỉ mặc quần đùi vừa đá bóng vừa reo hò ầm ĩ…



Bài làm 2

Chiều về nơi làng Đồi quê em

Làng em ở vùng bán sơn địa. Mười năm lại đây nhờ “ Tết trồng cây” mà tất cả các đồi trọc đều được phủ một màu xanh bát ngát. Con sông Thuồng Luộng uốn khúc, ôm lấy xã Bình Minh quê em.

Cảnh buổi chiều nhất là những buổi chiều hè ở quê em thật đáng yêu, đáng nhớ. Nhờ chăn nuôi phát triển, gia đình nào cũng có ba bốn con trâu bò. Anh Lý – triệu phú làng Đồi – có một đàn bò 38 con ; năm nào anh cũng xuất chuồng một tá, thu về mấy chục triệu. Hình ảnh đàn bò, cổ đeo mõ, nối đuôi nhau đi về thôn trong tiếng tù và khi mặt trời lặn xuống sau đồi. Con Gà là một hình ảnh thân thuộc, yên vui thanh bình. Lũy tre của bác Năng rộng hơn ba mẫu, lũy tre ken dày, chiều đến có hàng nghìn con cò trắng đi ăn đồng xa kéo về tụ hội. Có nhìn thấy đàn cò dang rộng đôi cánh trắng, xếp hàng cánh cung bay lượn trên lũy tre làng, trên sông Thuồng Luồng mới cảm giác vẻ đẹp hữu tình của buổi chiều quê hương em.

Chiều nào đi học về, chúng em cũng dừng lại bên bờ sông say sưa ngắm nhìn các lồng cá, những con thuyền nan tung chài, những thuyền chở hoa trái, rau màu xuất bến. Và khi tiếng chuông chùa Bồng ngân buông, chúng em mới rảo bước về nhà. Hôm nào, em cũng cảm giác trong cặp sách em có tiếng nghé o, tiếng tù và, tiếng chuông chùa, sắc trắng của cánh cò ấp ủ, được em mang về nhà. Em càng thấy hồn em rung động một tình quê ấm áp vơi đầy.

14 tháng 4 2016
Đã bao giờ khi dạo quanh trên một con phố quen, bạn bất chợt nghe đâu đó những âm thanh thật trong trẻo và tươi mới mang chút dư vị quê hương khiến bạn thấy lòng xốn xang, rồi bạn nhận ra tự bao lâu bạn đã để lòng mình lơ đễnh và có lúc nào đó đã quên mất những hương vị quê nhà.

Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về. Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật lạ, nhưng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, nắng làm phô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng. Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xức bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên…

Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy. Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ …

Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều".

Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương.

Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình giũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm.

Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hoà lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được. Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hoà âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hoá chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình.

Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế. Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ.

“Quê tôi sớm tinh mơ tiếng gà gọi, cha vác cuốc ra đồng
Ai đem nắng đong đầy đôi vai, cháy những giọt mồ hôi..
Quê tôi có cánh diều vi vu, xa xa luỹ tre làng
Trưa trưa dưới mái đình rêu phong, là bóng mát ngày thơ
Quê tôi có cánh đồng bao la, thơm hương lúa lên đòng
Liêu xiêu mái tranh nghèo đơn xơ, trở về nhé tuổi thơ tôi…”
__________________
"Muốn nhìn thấy cầu vồng, bạn phải biết chịu đựng cơn mưa"