Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.
2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).
3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.
4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.
5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".
6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
Bạn tham khảo:
I. Tìm hiểu chung: 1. Thể loại: - Văn bản nhật dụng, Thể kí - Phương thức biểu đạt: biểu cảm. Tác phẩm được viết theo dòng cảm xúc của lòng mẹ với con yêu. Dòng cảm xúc ấy được thể hiện qua ngôi kể nào?- Ngôi kể thứ nhất (Mẹ) 2. Bố cục: 2 đoạn Đoạn 1: Từ đầu … “ngày đầu năm học” -> Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con. Đoạn 2: tiếp theo đến hết -> "Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ" -> Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con II. Tìm hiểu chi tiết: 1.Tâm trạng của người con - Hăng hái dọn dẹp đồ chơi…Háo hức. … Giấc ngủ đến với con dễ dàng Cách miêu tả tâm trạng trẻ thơ của tác giả-> Vô tư, thanh thản, ngủ ngon lành. 2. Tâm trạng của người mẹ. Tác giả miêu tả tâm trạng người mẹ cũng rất tinh tế, chính xác. Đó là tâm trạng của hầu hết những người cha người mẹ yêu con trước những việc quan trọng của cuộc đời con. *Hành động: - Quan sát những việc làm của con, đắp mền, buông mùng, dém chăn, dọn đồ chơi…. -> Chăm sóc, yêu thương con. * Tâm trạng - Mẹ: thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên. -> Vì Mẹ thương yêu con, lo lắng, hồi hộp, xúc động. * Kỉ niệm quá khứ: - Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình: hồi hộp, rạo rực, nhớ thương…. Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? (Người mẹ nói một mình, giọng độc thoại là giọng chủ đạo của văn bản. Nhân vật là nhân vật tâm trạng, nhân vật trữ tình. Người mẹ không trực tiếp nói với người con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thật ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình). Cách viết này có tác dụng gì? -> Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp. Người mẹ trong bài là người mẹ như thế nào? -> Mẹ có tấm lòng sâu nặng, quan tâm sâu sắc đến con -> Là người mẹ yêu con vô cùng 3. Cảm nghĩ về vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ. Kết thúc bài, người mẹ nghĩ đến ngày mai đưa con đến trường vào một thế giới kỳ diệu. Em đã bước vào thế giới đó 6 năm, hãy cho biết thế giới kỳ diệu đó là gì? (Thế giới kì diệu của hiểu biết phong phú về tri thức, tư tưởng, đạo đức và những tình cảm mới, con người mới, quan hệ mới, sẽ đến với con như tình thầy trò, bè bạn,… mà nhà trường đem lại cho em…Có thể khẳng định: Mọi nhân tài xưa nay đều được vun trồng trong thế giới kì diệu đó.) - Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường: là thế giới của niềm vui, của ước mơ và khát vọng - Tin tưởng vào nhà trường. - Khích lệ con đến trường. -> Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội, không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới ...
Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường...
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường.
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.
"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
Hải Hậu xưa là đất Quần Anh có lịch sử hình thành gắn liền với công lao các vị “tứ tổ cửu tộc” khai hoang mở đất. Hiện nay, huyện Hải Hậu là địa phương có số lượng từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa nhiều nhất tỉnh (13 từ đường). Tiêu biểu là 3 từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, thủy tổ Phạm Cập, tổ Nguyễn Đại Tông (Hải Anh), 3 từ đường thờ thuỷ tổ Trần Vu, thuỷ tổ Hoàng Gia, tổ họ Lại (Hải Trung), từ đường họ Nguyễn (Hải Sơn), từ đường họ Lâm (Hải Lộc)… Các di tích từ đường này đều lưu giữ được khối kiến trúc cổ và các lễ nghi truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và niềm tự hào truyền thống của con cháu trong dòng họ.
Thủy tổ Trần Vu là người đứng đầu Tứ tổ khai sáng đất Quần Anh. Năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), con cháu dòng họ xây dựng từ đường nhằm tưởng nhớ công lao của thủy tổ Trần Vu (nay ở xã Hải Trung). Từ đường thuỷ tổ Trần Vu là công trình kiến trúc văn hoá còn bảo lưu được kiến trúc gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp, mặc dù trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa tôn tạo nhưng vẫn bảo lưu được đường nét cùng phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Từ đường với kiến trúc “nội công ngoại quốc” với tiền đường thiết kế 3 gian, 2 chái, bốn vì, cột lim, xà bảy chạm khắc kênh bong hoa lá tinh xảo. Hậu cung xây cuốn, bên trong là lâu các, phía ngoài, trên có cổ lâu đắp nổi 3 chữ “Trần Khai Sáng”... Từ đường hiện đang lưu giữ được nhiều tư liệu quý như: câu đối, đại tự ghi lại công lao, sự nghiệp của thuỷ tổ Trần Vu. Từ đường thủy tổ Vũ Chi (xã Hải Anh) là một trong những công trình có quy mô lớn so với các từ đường khác (với diện tích trên 1.400m2). Thủy tổ Vũ Chi là một trong bốn thuỷ tổ có công khai sáng đất Quần Anh xưa đảm nhiệm công việc đắp đê khai thông sông ngòi, cải tạo đồng cho lúa khoai tươi tốt, đời sống cư dân ngày càng sung túc. Để tri ân công đức của thuỷ tổ Vũ Chi, con cháu trong dòng họ lập từ đường vào năm Đinh Tỵ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) (nay ở xóm 3, xã Hải Anh). Năm 1943, con cháu trong dòng họ Vũ Chi tiến hành đại tu toàn bộ các hạng mục công trình gồm: Tiền đường, trung đường, cung cấm, nhà tả vũ. Từ đó đến nay, trải qua 6 lần trùng tu, tôn tạo nhưng công trình vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đó đặc trưng là kiến trúc 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và 5 gian hậu chẩm. Tại di tích hiện lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như: Sắc phong, văn bia, câu đối, đại tự.
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, xã Hải Anh (Hải Hậu). |
Từ đường họ Nguyễn, xã Hải Sơn thờ thủy tổ Nguyễn Kim, tổ Nguyễn Khắc Cần và các vị tổ trong dòng họ. Theo thế phả Nguyễn Đại Tông Hải Hậu - Trực Ninh, dưới triều Vua Lê Huy Tông (1516-1522) Nguyễn Kim giữ chức Hữu vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, tước An Tĩnh Hầu. Năm 1527 đời Vua Lê Trang Tông, ông được phong làm Thượng phụ Thái sư Hưng công thống lĩnh toàn bộ quân đội. Năm 1545, ông qua đời, được Vua Lê chiếu tặng “Chiêu huân tĩnh công”. Theo gia phả dòng họ Nguyễn, Nguyễn Khắc Cần là người đóng góp công sức cùng nhân dân đắp đê, trị thủy, lập làng với các địa danh như Nhất Trùng, Nhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng. Để ghi nhớ công ơn các vị tổ trong dòng họ đã có công với dân, với nước, năm 1830, con cháu họ Nguyễn đã xây dựng một am nhỏ thờ tự. Năm 1875, từ đường được dựng lại kiểu chữ “Nhất”. Đến năm 1912, từ đường được xây theo kiểu chữ “Đinh” gồm 2 tòa tiền đường và hậu đường. Từ năm 1912 đến nay, từ đường được trùng tu, tôn tạo 9 lần nhưng vẫn đảm bảo giữ kiến trúc cổ. Từ đường gồm 3 tòa: Tiền đường, trung đường, hậu đường. Ngoài giá trị kiến trúc, từ đường họ Nguyễn còn lưu giữ được nhiều hiện vật tiêu biểu như: Tượng thủy tổ Nguyễn Kim, ngai và bài vị các tổ kế thành, sắc phong niên hiệu Khải Định (1924)…
Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ đường ở Hải Hậu, con cháu ở các dòng họ đã tự nguyện chung tay góp công, góp của để tu bổ, tôn tạo đảm bảo chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc. Từ năm 2009 đến nay, con cháu họ Nguyễn (xã Hải Sơn) đã đóng góp hàng trăm triệu đồng tu sửa tiền đường, xây mới trung đường, hậu đường và lâu các, nhà táo… Năm 2014 con cháu dòng họ Vũ Chi (Hải Anh) tự nguyện đóng góp xây mới tường bao, lát sân gạch, nhà bia với kinh phí trên 100 triệu đồng. Cùng với việc huy động con cháu trong các dòng họ chung tay bảo tồn, tôn tạo, Ban quản lý di tích các từ đường dòng họ đã thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong dịp giỗ tổ. Tại từ đường họ Nguyễn, hằng năm, vào 14-15 tháng Giêng con cháu dòng họ tập trung ở từ đường làm lễ dâng hương, tế tổ. Vào các ngày 16 và 17 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ thủy tổ Nguyễn Kim, dòng họ tiến hành phát thưởng khuyến học khuyến tài động viên con cháu học tập tiến bộ. Tại từ đường Vũ Chi con cháu dòng họ gồm 53 ngành sinh sống khắp mọi miền đất nước. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng; ngày 13 đến 15-3 âm lịch và ngày Đông chí, con cháu trong dòng họ lại về dâng hương báo công tiên tổ.
Các di tích từ đường ở Hải Hậu hiện nay ngoài việc là nơi thờ tự các vị thủy tổ, còn là những “bảo tàng” nhỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu tiếp tục góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Hằng năm, con cháu các dòng họ có di tích từ đường thường xuyên đóng góp để trùng tu, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Nhà nước. Các di tích lịch sử - văn hóa từ đường đều có Ban trị sự dòng họ trông coi, bảo vệ, hoạt động dưới sự giám sát của Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa địa phương; chính quyền các cấp và con cháu các dòng họ luôn thực hiện các quy định về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích từ đường nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống./.
Gợi ý
1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường
- Những tình cảm dịu ngọt mẹ dành cho con:
+ Trìu mến quan sát những việc làm của con (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ,…)
+ Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường,..
- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường – không ngủ được:
+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học có ý nghĩa
+ Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học
+ Hôm nay, mẹ không tập trung được vào việc gì
+ Mẹ lên giường trằn trọc… không ngủ được
+ Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới cổng trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại
⇒ Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con
2. Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ
- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, người mẹ bày tỏ suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra”
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người và niềm tin vào sự nghiệp giáo dục
Năm tháng dần qua, mỗi ngày tôi lại có thêm một sự thay đổi mới. Mỗi tối trước khi ngủ tôi cứ suy nghĩ rằng: “Sáng mai, khi nhìn trước gương mình sẽ có gì thay đồi” như ngoại hình, vóc dáng, cân nặng, suy nghĩ và hành động của mình. Cứ như thể cho đến khi tôi khôn lớn.
Quả đúng như vậy, mỗi con người chúng ta đều biết rằng, trẻ em khi còn nhỏ luôn có một điều là mong muốn mình ngày càng lớn khôn, chững chạc hơn như bao người xung quanh khác. Cả tôi cũng vậy, từ khi còn nhỏ luôn ba mẹ bồng bế trên tay, cưng chiều như quả trứng còn non dại. Luôn được mọi người trong gia đình chăm sóc, lo lắng, yêu thương hết mực. Nhắc đến chuyện quá khứ, tôi nhớ lúc tôi được một tuổi thì bị sốt. Ba mẹ đã rất lo lắng, chăm sóc cho tôi từng chút một không phút ngơi nghỉ. Nhưng đổi ngược lại bây giờ, khi mắc bệnh thì phải tự chăm sóc cho bản thân mình. Không chỉ vậy, năm tôi lên sáu tuổi, chập chững bước vào lớp một, trong lòng tôi luôn thấy khó chịu, bồi hồi và lo sợ. Khi bước vào lớp, mẹ buông tay tôi và sau đó đi về. Lúc đó, tôi cứ khóc suốt nhưng rồi tôi cũng nín khóc và làm quen với các bạn xung quanh mình. Từ đó đến nay, tôi đã xóa sạch những giọt nước mắt mỗi khi vào lớp đầu năm học. Cứ nghĩ đến những chuyện đó, tôi lại thấy mình rất trẻ con, ngây thơ, hồn nhiên. Không phải lúc nhỏ mà mãi đến nay tôi mới thấy có sự thay đổi về chính mình. Không chỉ ngoại hình, mà tính nết cũng có nhiều phần thay đổi. Trong lời nói có sự thay đổi rất lớn là luôn cẩn trọng và lịch sự hơn chứ không cụt ngủn nữa. Thái độ và cử chỉ với mọi người có sự thay đổi là không còn cộc cằn như trước, hay nóng giận vô cớ, dễ giận dỗi nữa. Còn nhớ lúc trước, tôi hở một tí là hờn giận còn bây giờ thì không còn điều đó nữa. Vóc dáng tôi trở nên cao ráo hơn, thon gọn hơn và còn điệu đà trong cách ăn mặc nữa. Tóc tai được chải chuốt gọn gàng. Điều đặc biệt hơn nữa là khi thầy, cô giảng bài trên lớp thì tôi thấy mình tiếp thu bài giảng của thầy cô rất dễ dàng.Trong khi ngày trước, mỗi khi thầy cô giảng bài là tôi đều ngủ gật. Đọc câu chuyện Thánh Gióng, suy nghĩ muốn lớn như thổi khiến tôi ăn cơm rất nhiều đến nỗi tức bụng quá ngủ không được, thế là bị mẹ la cho một trận. Ôi! Nghĩ đến những kí ức xa xưa, sao tôi thấy mình ngốc nghếch và hồn nhiên quá. Và bây giờ, tôi mới ngẫm nghĩ kĩ rằng mình bây giờ đã thật sự khôn lớn.
Qua những kỉ niệm ấu thơ, qua những lần vụng về, hậu đậu, tôi thấy mình tuy khôn lớn phần nào trong con người của mình nhưng tôi luôn tâm niệm một điều rằng sẽ luôn cố gắng phấn đấu học tập tốt để tương lai xây dựng nước nhà ngày càng giàu đẹp và vững mạnh.
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Qủa thật,sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua. Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.
Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.
Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.
Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.
Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.
Đây nè:
Lý Lan đã mượn hình thức tâm sự tựa như những dòng nhật kí tâm tình sâu lắng nhẹ nhàng mà thiết tha trong đêm trước ngày khai trường của con khi vào lớp 1 .Thông qua diễn biến tâm trạng của người mẹ trong đêm ko ngủ ta thấy thêm tấm lòng sự yêu thương chăm sóc chu đáo thiết tah bt bao của người mẹ dành cho con mình.Đồng thời để nhấn mạnh KĐ vai trò của việc hoc cũng như nhà trường đối với mỗi con người-mỗi thế hệ tương lai của đất nước.Thông điệp từ VB cũng đặt ra trách nhiệm đối với mỗi thế hệ trẻ chúng ta -nhưng học sinh đang học trên ghế nhà trường phải có ý thức ,nghĩa vụ học để sau này đền đáp công lao to lớn của cha mẹ và xây dựng đất nước ngày 1 vững mạnh,giàu đẹp
Vấn đề nhật dụng: Ngày đầu tiên đi học sẽ là kỉ niệm đáng nhớ ở mỗi người. Tâm trạng của phụ huynh trước ngày đi học đầu tiên của con.
Chúc em học tốt! Có gì khó về văn thì liên hệ anh nhé!
Soạn bài cổng trường mở ra của Lí Lan
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra.
Cổng trường mở ra ghi lại tâm trạng suy nghĩ miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bạn thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bươc vào thế giới kì diệu.
Câu 2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?
Tâm trạng của mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường.
Những chi tiết biểu hiện tâm trạng của mẹ:
Những chi tiết biểu hiện tâm trạng của con:
+ Không ngủ được.
+ Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
+ Nhìn con ngủ… đi xem lại những thứ đã chuẩn bị.
+ Mẹ lên giường trằn trọc… Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.
= > Tâm trạng của mẹ: Thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được.
+ Đêm nay con cũng có niềm háo hức.
+ Còn bây giờ giấc ngủ đến với con một cách dễ dàng.
+ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm.
+ Không có mối quan tâm nào khác ngoài việc thức dậy cho kịp giờ.
= > Tâm trạng của con: Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành.
Câu 3. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.
a. Lí do người mẹ không ngủ được:
- Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người.
- Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường => kỉ niệm đẹp của cuộc đời.
- Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
- Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước.
- Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu.
b. Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.
“Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bỗng: “Hàng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
= > Đã hàng chục năm trôi qua thế mà bài văn trong buổi sáng đầu tiên ấy cứ khắc ghi như in trong tâm trí của người mẹ - “Sự khắc ghi vượt thời gian”.
Câu 4. Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Người mẹ không trực tiếp nói với con, vì người con đã ngủ. Nhưng nếu cho rằng người mẹ muốn nói chuyện với con thì đây là cách nói gián tiếp.
- Người mẹ đang tâm sự với ai? Vừa tâm sự với con nhưng chủ yếu đang nói với chính mình, đang ôn lại những kí ức của mình -> độc thoại nội tâm.
- Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng và nhân vật bộc lộ được cảm xúc một cách chân thành sâu sắc, tăng thêm tính trữ tình biểu cảm.
Câu 5. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
- Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là câu văn kết thúc tác phẩm: “Đi đi con, hãy can đảm lân, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
- Giải thích từ - cụm từ:
+ Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó hay nguy hiểm, khó khăn.
+ Thế giới này: Bao gồm tất cả nhân loại khắp năm châu bốn biển.
+ Thế giới kì diệu: Kì là lạ, diệu là đẹp. Kì diệu: vừa rất lạ, vừa rất đẹp.
= > Ý của cả câu: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.
Câu 6. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
Theo em, đó là một thế giới vô cùng tuyệt vời, bởi vì:
- Em nhận biết được bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người: từ những cái gần gũi xung quanh như vì sao cây lại cần ánh sáng, đến những cái xa vời như bầu trời khí quyển và định lí toán học, hóa học, vật lí….
- Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô yêu kính, với những tình cảm chân thành cao quý.
- Qua cánh cổng trường còn cho em hiểu và càng yêu thêm đất nước mình.
Câu 7. Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn cuối của văn bản.
Cảm nghĩ của em về đoạn cuối:
- Đoạn văn thể hiện cảm xúc, ước vọng của người mẹ.
- Thâu tóm cô đúc nội dung của toàn bài.
- Như lời người mẹ đang thì thầm nói với đứa con của mình trong giây phút buông tay con ở cổng trường.
- Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn văn rất giàu đẹp tính biểu cảm.
II. Luyện tập.
Câu 1. Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
- Lớp Một là lớp đầu tiên của cấp học trong hệ thống giáo dục 12 năm. Bất cứ cái gì đầu tiên cũng có sự thiêng liêng và ấn tượng đặc biệt.
- Vào lớp Một đó là dấu hiệu chứng tỏ của sự khôn lớn của các bạn ở tuổi nhi đồng và không còn là em bé mẫu giáo nữa.
- Tất cả các bạn vào lớp Một đều được sự quan tâm đặc biệt của ông bà, cha mẹ, thầy cô.
Câu 2. Viết một đoạn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.
Em có thể viết đoạn văn dựa trên gợi ý sau:
- Tâm trạng của em trong đêm trước ngày khai trường.
- Sự chuẩn bị về áo quần, cặp sách.
- Buổi sáng hôm ấy bầu trời, đường phố ra sao?
- Đến trường em thấy khung cảnh và không khí như thế nào?
- Ngôi trường có gì khác so với ngày thường.
- Các bạn của em như thế nào?
- ...
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Cổng trường mở ra ghi lại tâm trạng suy nghĩ miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bạn thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bươc vào thế giới kì diệu.
Câu 2: Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng "cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ". Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).
Câu 3:
a. Lí do người mẹ không ngủ được:
+ Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người.
+ Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường
=> kỉ niệm đẹp của cuộc đời.
+ Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
+ Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước.
+ Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu.
b. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.
Câu 4: Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình – độc thoại nội tâm – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.
Câu 5: Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là câu văn kết thúc tác phẩm: "Đi đi con, hãy can đảm lân, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".
- Giải thích từ - cụm từ:
+ Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó hay nguy hiểm, khó khăn.
+ Thế giới này: Bao gồm tất cả nhân loại khắp năm châu bốn biển.
+ Thế giới kì diệu: Kì là lạ, diệu là đẹp. Kì diệu: vừa rất lạ, vừa rất đẹp.
=> Ý của cả câu: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.
Câu 6: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.