K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2019

- Điệp cấu trúc "Con là..." khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của con với cuộc đời mẹ. Con là ấm áp, là sự sống, là hi vọng của mẹ.

- Câu thơ thứ 3 với nhịp ngắt đặc biệt cho thấy tình cảnh đặc biệt "giặc đến nhà".

- Thể hiện tình cảm bao la của mẹ. Mẹ dành tình cảm yêu thương vô bờ cho con dù trong hoàn cảnh nào. Mẹ luôn dõi theo con.

1 tháng 8 2020

Trong đoạn thơ trên , tác giả Phạm Ngọc Cảnh đã kết hợp biện pháp tu từ điệp ngữ : '' Con là '' kết hợp với biện pháp so sánh : ''con'' được so sánh với lửa ấm quanh đời của mẹ , trái xanh mùa gieo vãi để nhấn mạnh sự quan trọng , cần thiết , không thể thiếu của người con trong cuộc đời của người mẹ , người con chính là nguồn sống của mẹ , chính là tất cả mọi thứ của mẹ . Sử dụng 2 biện pháp  nghệ thuật ẩn dụ : ''Nắng đã chiều ''  ;'' vẫn muốn hắt tia xa '' , tác giả muốn khắc họa hình ảnh của một người mẹ già , tuy nhiên , người mẹ ấy không vì tuổi tác mà không quan tâm đến đất nước , mà vẫn một mực lòng yêu tổ quốc , yêu đất nước , mong muốn , động viên con trai lên đường đánh giặc . Tác giả sử dụng từ ''nhưng''  cùng với dấu chấm ngắt giữa câu nhằm làm nổi bật hơn sự quan trọng , sự cần thiết không thể thiếu của người con với người mẹ , đồng thời là lòng yêu tổ quốc , luôn trung thành với đất nước , tuy đã già , ở tuổi xế chiều , nhưng người mẹ vẫn luôn muốn chiến đấu , góp ích cho đất nước , góp một phần sức lực của mình vào cuộc kháng chiến bằng việc động viên con trai của mình ra chiến trường mặt trận.

13 tháng 10 2022

có cần chỉ ra cả biện pháp tu từ khum ạ?

 

 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0
 Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện ( Huyện Tĩnh Gia )đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :         ..." Lời ru dịu sóng dòng sông   đưa con về với ruộng đồng ca dao           Lời ru êm ả ngọt ngào  đôi tay mẹ cũng dạt dào nhịp đưa       Bồng con ấm lạnh bao mùa  tay gầy, gầy những sớm trưa vhoongf chèo     bồng con một thủa gieo neo tay gầy là nắng mưa gieo thắm...
Đọc tiếp

 Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện ( Huyện Tĩnh Gia )

đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :  

       ..." Lời ru dịu sóng dòng sông

   đưa con về với ruộng đồng ca dao

           Lời ru êm ả ngọt ngào

  đôi tay mẹ cũng dạt dào nhịp đưa

 

      Bồng con ấm lạnh bao mùa

  tay gầy, gầy những sớm trưa vhoongf chèo

     bồng con một thủa gieo neo

 tay gầy là nắng mưa gieo thắm đồng

 

    Tay gầy cho lúa đơm bông

 cho con lơn giữa biển lòng mẹ yêu

   dốc Bồng Con ngập ngừng chiều

 trưng rưng nhớ... nhớ mẹ nhiều ... mẹ ơi".

câu 1 : xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

câu 2 : em hiểu thế nào là " lời ru dịu sóng dòng sông / Đưa con về với ruộng đòng ca dao " ?

câu 3 : xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng ?

câu 4 : nội dung của đoạn trích trên là gì ?

 cần gấp lắm !!! mấy bạn chuyên văn giúp hộ mình với 

 

1
13 tháng 2 2020

câu 1 : xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Biểu cảm
câu 2 : em hiểu thế nào là " lời ru dịu sóng dòng sông / Đưa con về với ruộng đòng ca dao " ?

Đó là lời ru của mẹ dịu dàng, thân thương với những câu hát ca dao thân thuộc gắn bó với quê hương. 
câu 3 : xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng ?

Điệp " lời ru" : Nhấn mạnh lời ru ấy chính là tình cảm mà mẹ dành cho con sâu nặng, thắm thiết bộc lộ qua những câu hát ru ngọt ngào.

Điệp " Bồng con" : Thể hiện hành động yêu thương cho con, đó là tình cảm yêu thương chân thành, nâng niu, sự hi sinh lớn lao của người mẹ, 1 tình yêu vượt qua mọi khó khăn, đau khổ.

câu 4 : nội dung của đoạn trích trên là gì ?

Nói về tình cảm của người mẹ  dành cho con cũng như nỗi nhớ của con về mẹ trong kí ức.

31 tháng 7 2019

Hai câu đầu : - nghệ thuật so sánh:

Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi con là nguồn sống ấm nóng xua đi những giá lạnh, tối tăm của cuộc đời mẹ, luôn gần gũi, chở che bên mẹ. Con là niềm tin, hi vọng của cuộc đời mẹ.

- Điệp ngữ: con là : nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của con đối với cuộc đời mẹ.

Hai câu thơ sau:

câu 3: "Mẹ nâng niu " tiếp nói ý thơ của hai câu trên thể hiện tình yêu, sự quý trọng, giữ gìn, chăm chút của mẹ dành cho con. Con là vật báu thiêng liêng của cuộc đời mẹ.

Dấu chấm (.) ngắt câu thơ thành hai câu. Nó như bản lề khép mở hai thế giới : một thế giớ đầy tình yêu thương của con và mẹ, một thế giới bình yên hạnh phúc. Gio đây thế giới ấy đang bị xáo trộn bởi" giặc Mĩ đến nhà". Dấu chấm ấy còn là một phút lặng ngừng đau đớn trước cảnh quê hương đang bị tàn phá của mẹ.

Câu 4: Hình ảnh ẩn dụ:

- Nắng đã chiều: mẹ đã già, mong manh, yếu ớt.

- Hắt tia xa: vẫn muốn đóng góp công sức của mình trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Thể hiện ước vọng, hi sinh lớn lao của mẹ.Vì đất nước, mẹ đã dâng hiến cả cuộc sống, niềm tin, hi vọng, vật báu thiêng liêng nhất của cuộc đời là con trai của mình cho đất nước.

Hai câu thơ đầu làm nền cho hai câu thơ dưới : mẹ hết mực thương con nhưng đồng thời cũng rất giàu lòng yêu nước. Mẹ đã đặt tình yêu đất nước trên tình cảm cá nhân của mình. Đó là những phẩm chất truyền thống của người mẹ Việt Nam anh hùng.

Chúc bạn học tốt!

16 tháng 9 2019
+ So sánh: "con" được so sánh với "lửa ấm", với "trái xanh" -> Sự quan trọng, cần thiết của đứa con trong cuộc đời người mẹ, đứa con chính là tất cả cuộc sống của mẹ. + n dụ: "Nắng đã chiều": Hình ảnh bà mẹ tuổi cao sức yếu. "vẫn muốn hắt tia xa": Tấm lòng vì nước vì dân của bà mẹ: động viên con trai lên đường đánh giặc. + Cách sử dụng từ "nhưng" kết hợp với dấu chấm ngắt câu giữa dòng thơ thứ ba --> tách hai ý của đoạn thơ - Con là "lửa ấm", là "trái xanh', là cuộc sống của mẹ,... mà mẹ luôn nâng niu gìn giữ. - Nhưng khi giặc Mĩ xâm lược đất nước ta, tuy tuổi đã già sức đã yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc bằng cách động viên con trai ra trận. => Lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ. => Ca ngợi các bà mẹ Việt Nam hết lòng hi sinh vì Tổ quốc.
25 tháng 10 2020

Mình đang cần rất gấp. ai trả lời đúng mk k cho

25 tháng 10 2020

mình nghĩ cái này bạn nên hỏi google nhé

13 tháng 6 2018

Có lẽ rằng, cả cuộc đời mình không ai quên được công lao như trời biển của mẹ, mẹ là tất cả, mẹ là mãi mãi. Hy sinh thật nhiều cho con. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã thể hiện qua bài Mẹ trong đó có khổ thơ làm rung động lòng hồn người:
"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mỹ đến nhà
Nắng đã chiều...vẫn muốn hắt tia xa!"

Chỉ bằng một khổ thơ, Phạm Ngọc Cảnh đã bộc lộ cảm xúc của mình. Người mẹ Việt Nam anh hùng kính yêu

Mẹ bao giờ cũng thương con. Vâng! Đúng vậy. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh: "con là lửa ấm", "con là trái xanh". Lửa ấm càng cháy bùng lên nỗi thương con của mẹ, nó nóng chảy vào trái tim cùng nhịp đập. Là "trái xanh" khi đã trưởng thành khôn lớn, đi "gieo vãi" những mầm non cho đời tươi đẹp hơn. Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy tình mẹ cao cả biết nhường nào. Đoạn thơ còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ "nắng đã chiều" so sánh ngầm với người mẹ đã già nhưng vẫn muốn nâng niu, chăm sóc người con. Thật đáng khâm phục đức hy sinh to lớn của người mẹ nói chung và người mẹ Việt Nam anh hùng nói riêng. Từng đêm mẹ vẫn ngồi đây, để con được những giấc ngủ say, ngủ thật yên bình trong những giấc mơ đêm về. Tình yêu thương bao la mẹ dành tất cả cho người con. Mẹ luôn sát bên, dù cho những năm tháng tảo tần, nuôi lớn con nên người, con sẽ mãi ko quên ơn mẹ yêu...

Khổ thơ trên nói lên một người mẹ Việt Nam anh hùng, thật dũng cảm, tình mẹ thật thiêng liêng...Ai trong chúng ta cũng phải thốt lên rằng: Con yêu mẹ nhiều lắm,mẹ ơi!

13 tháng 6 2018

+ So sánh từ ''con'' với ''lửa ấm '' và với ''trái xanh ''đã cho ta thấy sự quan trọng , cần thiết của 1 đứa con trong cuộc đời của mỗi người mẹ và đứa con đó chính là tất cả để tạo nên cuộc sống của những người mẹ .

+Biện pháp tu từ ''ẩn dụ'': ''nắng đã chiều''nói về hình ảnh của môt bà mẹ tuổi cao sức yếu , ''vẫn muốn hắt hiu xa '' chính là tấm lòng vì nước vì dân của bà mẹ mà động viên con trai chuẩn bị lên đường để đi đánh và giết giặc cứu nước .

+ Từ "nhưng" được kết hợp với dấu chấm ngắt câu giữa dòng thơ thứ ba để tạo thành hai ý của đoạn thơ . - Con là "lửa ấm", là "trái xanh', là cuộc sống của mẹ,... mmmẹ luôn nâng niu gìn giữ. - Khi mà giặc Mỹ sang xâm chiếm đất nước ta, tuy tuổi cao sức yếu nhưng người mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc bằng cách động viên con trai ra đi trận giết giặc cứu nước .Từ đó , cho ta thấy lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ.Và ca ngợi các bà mẹ anh hùng Việt Nam đã luôn luôn hết lòng hi sinh vì Tổ quốc.
24 tháng 1 2017
+ So sánh: "con" được so sánh với "lửa ấm", với "trái xanh" -> Sự quan trọng, cần thiết của đứa con trong cuộc đời người mẹ, đứa con chính là tất cả cuộc sống của mẹ.
+ n dụ: "Nắng đã chiều": Hình ảnh bà mẹ tuổi cao sức yếu.
"vẫn muốn hắt tia xa": Tấm lòng vì nước vì dân của bà mẹ: động viên con trai lên đường đánh giặc.
+ Cách sử dụng từ "nhưng" kết hợp với dấu chấm ngắt câu giữa dòng thơ thứ ba --> tách hai ý của đoạn thơ
- Con là "lửa ấm", là "trái xanh', là cuộc sống của mẹ,... mà mẹ luôn nâng niu gìn giữ.
- Nhưng khi giặc Mĩ xâm lược đất nước ta, tuy tuổi đã già sức đã yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc bằng cách động viên con trai ra trận.
=> Lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ.
=> Ca ngợi các bà mẹ Việt Nam hết lòng hi sinh vì Tổ quốc.
24 tháng 1 2017

hai câu đầu : -nghệ thuật so sánh:

con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi\(\rightarrow\)con là nguồn sống ấm nóng xua đi những giá lạnh, tối tăm của cuộc đời mẹ, luôn gần gũi, chở che bên mẹ. Con là niềm tin, hi vọng của cuộc đời mẹ.

- Điệp ngữ: con là : nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của con đối với cuộc đời mẹ.

hai câu thơ sau:

câu 3: "Mẹ nâng niu " tiếp nói ý thơ của hai câu trên thể hiện tình yêu, sự quý trọng, giữ gìn, chăm chút của mẹ dành cho con. Con là vật báu thiêng liêng của cuộc đời mẹ.

Dấu chấm (.) ngắt câu thơ thành hai câu. Nó như bản lề khép mở hai thế giới : một thế giớ đầy tình yêu thương của con và mẹ, một thế giới bình yên hạnh phúc. Gio đây thế giới ấy đang bị xáo trộn bởi" giặc Mĩ đến nhà". Dấu chấm ấy còn là một phút lặng ngừng đau đớn trước cảnh quê hương đang bị tàn phá của mẹ.

câu 4: Hình ảnh ẩn dụ:

-Nắng đã chiều: mẹ đã già, mong manh, yếu ớt.

-Hắt tia xa: vẫn muốn đóng góp công sức của mình trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

\(\rightarrow\)Thể hiện ước vọng, hi sinh lớn lao của mẹ.Vì đất nước, mẹ đã dâng hiến cả cuộc sống, niềm tin, hi vọng, vật báu thiêng liêng nhất của cuộc đời là con trai của mình cho đất nước.

Hai câu thơ đầu làm nền cho hai câu thơ dưới : mẹ hết mực thương con nhưng đồng thời cũng rất giàu lòng yêu nước. Mẹ đã đặt tình yêu đất nước trên tình cảm cá nhân của mình. Đó là những phẩm chất truyền thống của người mẹ Việt Nam anh hùng.