Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê
Đó là :
-Ở đâu năm cửa, nàng ơi?
-Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
-Sông nào bên đục bên trong?
-Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
-Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh?
-Ở đâu lại có cái thành tiên xây?
Chúc bạn học tốt!
Như chúng ta đã biết, địa danh thường có những nét tiêu biếu về các phương diện địa lí, tự nhiên, lịch sử, văn hoá. Thông qua lời hỏi đáp, nhân vật trừ tình muôn bày tỏ tình cảm với nhau qua việc chia sẻ hiếu biết về nhừng danh lam thắng cảnh cua quê hương đất nước. Điều đó còn cho thấy người hỏi đã biết lựa chọn những nét đặc sắc, tiêu biểu về địa danh và người đáp đã trả lời rất trúng ý của người hỏi. Họ là những con người tài hoa, lịch lãm, tế nhị.
1)-Ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hoà bình...
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
-Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, lại giản dị, và tươi tắn. Nghe có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Có thể nói về mặt tả cảnh , tả tình không có một hình thức văn chương nào ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao.
Ca dao dùng hình ảnh để nói lên những cái đẹp, những cái tốt, nhưng cũng có khi để nói về những cái xấu, nhưng không nói thẳng. Nhờ phương pháp hình tượng hoá, nên lời của ca dao tuy giản dị, mà rất hàm súc.
Người con gái không được chủ động trong việc hôn nhân, đã ví mình như hạt mưa:
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
-Bài ca dao là lời chàng trai đối với cô gái.Dựa vào hai câu thơ đầu ở mỗi đoạn để biết điều đó.
-Hình thức trình bày:Hát đối đáp
=)) Thể hiển tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương.
-Ca dao,dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư tình cảm với đời sống nội tâm con người
-Ca dao,dân ca thường sử dụng các biện pháp ngheeh thuật:lặp kết cấu,lặp dòng thơ mở đầu,lặp hình ảnh,lặp ngôn ngữ để thể hiện nội dung trữ tình
Có thể nói, những bài ca dao, dân ca đối đáp thể hiện một cách hồn nhiên, đậm đà tâm hồn, trí tuệ dân gian đã bao dời nay.
Ai đã từng đi ngược về xuôi, đã từng lên rừng xuống biển, ra Bắc vào Nam,... chắc đã nhiều lần bồi hồi khi nhớ lại, hoặc khi được nghe nhắc lại bài hát đối – đáp “Ở đâu năm cửa nàng ơi!” này. Vốn có 18 cặp câu lục bát; ở đây chỉ nhắc lại 6 cặp câu lục bát. Như ghẹo, như giao duyên, rất tình tứ.
6 câu anh hỏi nàng: “Ở đâu? sông nào ? sông nào? núi nào? đền nào? ở đâu lại có?”. Không gian địa lí thì mở ra bao la, tình ý thì như thắt lại. Không đơn giản, tầm thường mà hóc hiểm thú vị:
“Ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh ?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?”
Những thành quách, sông núi, đền đài... đó đây, gần xa trên mọi miền Tổ quốc thân yêu bao la, ai mà biết dược? “Ở đâu năm cửa nàng ơi!” là câu hỏi hóc hiểm. Cửa của lâu dài? Cửa sông hay cửa thành quách, cửa tử, cửa sinh của trận đồ binh pháp? Năm cửa, sáu khúc, bên đục bên trong, thắt cổ bồng mà có thánh sinh, thiêng nhất xứ Thanh, thành tiên xây... là những “mối thắt, mối mở” của những điều anh hỏi nàng. Cứ tưởng là cô gái bị dồn vào thế bí. Nếu chàng trai lịch duyệt hiểu biết sâu rộng bao nhiêu thì cô gái càng tỏ ra sắc sảo, mẫn tiệp bấy nhiêu. Hai tiếng “chàng ơi!” cất lên thật tình tứ, duyên dáng:
“Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên dục bên trong
Núi Đức Thánh Tản thắc cổ bồng lại có thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây”
“Câu bát” trong lời đáp của nàng đã phá thể thành 10, 11 chữ gợi lên một sự điệu đà, ý vị như muốn “ghẹo” lại chàng trai. Sự đọ trí, đua tài của chàng và nàng ở đây trở thành sự ướm duyên, giao duyên mặn mà đằm thắm.
Lời đối đáp của chàng trai, cô gái đã làm hiện lên một giang sơn gấm vóc, một đất nước có biết bao danh lam, thắng cảnh, những huyền tích huyền thoại diệu kì. Ca dao dân ca đã sử dụng hình thức đối - đáp để nói lên tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc với bao rung động xao xuyến bồi hồi của những lứa dôi trên đồng quê và ruộng lúa thân thuộc xa xưa...
Sông nào sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục, bên trong.
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
Trả lời:
a/ Bài ca dao là lời vấn đáp giữa chàng trai và cô gái, chàng trai hỏi, cô gái trả lời. Dựa vào "nàng ơi" và "chàng ơi".
b/ Bài ca dao nói lên tình yêu vẻ đẹp thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước thể hiện niềm trân trọng, tự hào, như một lời nhắn nhủ với thế hệ sau này phải biết bảo vệ, giữ gìn những sắc đẹp đó.
c/ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối đáp làm cho người đọc, người nghe càng hiểu thêm và thêm yêu quý, muốn bảo vệ cảnh đẹp quê hương mình.
d/ Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời với nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Và còn phân biệt giữa ca dao và dân ca:
- Dân ca những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
* Chúc bạn học tốt (Vnen)
- Bài ca dao có sự biến đổi về câu chữ mỗi dòng thể lục bát truyền thống thành lục bát biến thể . Hai câu thơ đầu số lượng từ đã được kéo dài ra thành mười hai tiếng một dòng kết hợp với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ , đảo trật tự từ và sự đối xứng giữa 2 câu thơ dù đứng ở bất kì vị trí nào , ta vẫn nhìn thấy được sự mênh mông dài rộng , bát ngát của cánh đồng trong buổi sớm bình minh . Giữa cánh đồng mênh mông đó xuất hiện hình ảnh cô gái thôn nữ đẹp đẽ , thơ mộng như chẽn lúa đòng đòng . Cô gái được so sánh với chẽn lúa đòng đòng dưới ngọn nắng hồng ban mai , có nét tương đồng về sự trẻ trung , đầy sức sống từ đó hiện lên hình ảnh của cô gái đang xuân trẻ đẹp. Bài ca dao là lời của chàng trai muốn nói đến thân phận của cô gái và cũng là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai với cô gái. Bài ca dao cho biết những nỗi niềm của các cô gái,và phản ánh lại xã hội cũ thời bấy giờ.
Hình như bạn bị nhầm sang bài "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng..." rồi phải không?