Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Xã hội:
-Có hai giai cấp chính:
-Giai cấp địa chủ phong kiến (vua, quan và địa chủ): sống xa hoa sung sướng, nắm quyền thống trị đất nước
.-Giai cấp nông dân: đông, làm thuê và nộp tô thuế, đi phu dịch cho nhà nước => Cuộc sống nghèo khổ nhất.
-Tầng lớp thị dân, thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông: phải nộp thuế cho nhà nước, không được coi trọng.
-Nô tì số lượng giảm dần.
Nhằm:-Tăng nhân khẩu lao động.
-Thỏa mãn phần nào yêu cầu của nhân dân, giảm bớt bất công
=> Nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố.
Người Lào Thowng:họ đã sinh sống từ lâu đời ở đồng bằng ven sông Mê Công với đất đai màu mỡ, vựa lúa của nước Lào, họ có thể là chủ nhân của các nền văn hoá đồ đá, đồ đồng có từ hàng nghìn năm trước và đã sáng tạo ra những chum đá khổng lồ còn nằm rải rác hiện nay trên cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng).
Người Lào Lùm: đến thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến Lào, sinh sống hoà hợp với người Lào Thơng, gọi là người Lào Lùm (người Lào ở thấp, để phân biệt với người Lào Thơng ở vùng đồi núi).
Người Lào Thơng:
Họ đã sinh sống từ lâu đời ở đồng bằng ven sông Mê Công với đất đai màu mỡ, vựa lúa của nước Lào, họ có thể là chủ nhân của các nền văn hoá đồ đá, đồ đồng có từ hàng nghìn năm trước và đã sáng tạo ra những chum đá khổng lồ còn nằm rải rác hiện nay trên cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng).
Người Lào Lùm:
Đến thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến Lào, sinh sống hoà hợp với người Lào Thơng, gọi là người Lào Lùm (người Lào ở thấp, để phân biệt với người Lào Thơng ở vùng đồi núi).
Người Lào Lùm: đến thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến Lào, sinh sống hoà hợp với người Lào Thơng, gọi là người Lào Lùm (người Lào ở thấp, để phân biệt với người Lào Thơng ở vùng đồi núi).
Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa).
Theo sử cũ, luật pháp thời Lý quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận : cấm quân và quân địa phương.
Nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.
Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo ; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...
Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.
Đối với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán. Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.
Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa).
Theo sử cũ, luật pháp thời Lý quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
REFER
Nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam SơnCuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi bởi những nguyên nhân sau:
– Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
– Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi. Nguyễn Trãi đưa ra những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. Chỉ huy biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thù.
– Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ hết lòng. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già, trẻ, nam nữ. Các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là nguyên nhân đầu tiên: Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam SơnThắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.
Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê
+ Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.
Tham khảo
Lê Lai là một tướng lĩnh tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn, ông được coi là một anh hùng, một tấm gương trung nghĩa với sự kiện nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là cải trang thành Lê Lợi và bị quân Minh giết chết.
Tham khảo
Lê Lai (chữ Hán: 黎 來, ? - 29 tháng 4, 1418) là một viên tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn, có công lao giúp đỡ Lê Thái Tổ gây dựng sự nghiệp. Câu chuyện ông hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh được đời sau truyền tụng, gọi là Lê Lai cứu chúa (黎來救主).
*Tiếp nhận ảnh hưởng của các tư tưởng và tôn giáo, người dân Việt Nam đã tạo nên một nếp sống văn hoá riêng trên cơ sở hoà nhập với nền văn hoá cổ truyền thể hiện trong quan hệ gia đình, người già người trẻ, phân biệt phải trái, đúng sai, chân thực, khoan dung trong cuộc sống.
=> Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy là: thờ cúng tổ tiên; thờ những người có công với làng, với nước, đặc biệt là những vị anh hùng.
Nhà Tây Sơn là triều đại tồn tại từ 1788 đến 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.
Triều đại này tồn tại không lâu thì Nguyễn Ánh đã tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để thống nhất lãnh thổ, thành lập và chịu sự quyền hành của nhà Nguyễn, điều này đã gây một cuộc nội chiến toàn diện trong thời gian này. Đối với Nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn.
Kết hợp được sức mạnh đoàn kết
Là trận thủy chiến lớn nhất lừng lẫy nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trở thành phong trào quật khởi của dân tộc
Việc tây Sơn tiêu diệt chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước đáp ừng nguyện vọng của nhân dân cả nứơc
– Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc.
+Tầng lớp thống trị : Vua,vương hầu,quý tộc.quan lại,địa chủ
+ Tầng lớp bị trị : Thợ thủ công,thương nhân,Nông dân tá điền,Nông nô,Nô tì.
==> Địa chủ ngày càng đông, nông dân tá điền, nông nô và nô tì ngày càng nhiều
==> Các tầng lớp xã họi như nhau. Mức độ tài sản và cách thức bóc lột khác nhau, phân hoá sâu sắc hơn
Tình hình xã hội thời Trần:
- Vương hầu,quý tộc: có nhiều ruộng đất,nhiều đặc quyền,đặc lợi
- Địa chủ: giàu có,nhiều ruộng đất
- Nông dân: đông đảo
- Thợ thủ công và thương nhân: ngày một đông
- Nông nô, nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội
Phan Huy Chú (1782-1840), người làng Thụy Khuê huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây), là nhà bác học lớn, danh nhân văn hóa của Việt Nam thế kỷ 19. Cuốn "Lịch triều hiến chương loại chí" của ông là một công trình khoa học đồ sộ, khảo cứu nhiều bộ môn, được đánh giá là bộ bách khoa toàn thư về Việt Nam. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị khác như Hoàng Việt dư địa chí, Hoa thiều ngâm lục...
Phan Huy Chú tự là Lâm Khanh, hiệu Mai Phong, sinh vào mùa đông năm Nhâm Dần 1782, mất năm 1840. Ông là con trai thứ ba Phan Huy ích, thân mẫu là bà Ngô Thị Thục, em gái Ngô Thì Nhậm. Phan Huy Chú sinh ra và lớn lên ở Thụy Khuê, tục gọi là làng Thày. Vốn thông minh, sớm có chí học tập, tìm tòi, lại được sự dạy dỗ cẩn thận của gia đình, nên Phan Huy Chú học giỏi nổi tiếng cả vùng Quốc Oai, Sơn Tây (nay là Hà Tây). Tuy học giỏi song Phan Huy Chú, hai lần đi thi đều chỉ đỗ tú tài nên người ta gọi là ông "Kép Thầy". Không đứng trong hàng khoa bảng nhưng thực học, thực tài của Phan Huy Chú vẫn nức tiếng xa gần. Năm 1821, vua Minh Mệnh có triệu Phan Huy Chú vào Huế giữ chức Hàn lâm biên tu. Năm 1825, ông được xung sứ bộ sang Trung Quốc. Năm 1828, thăng Phủ thừa phủ Thừa Thiên. Năm 1829, được điều làm Hiệp trấn Quảng Nam, sau đấy bị giáng. Năm 1831, lại được cử sang sứ Trung Quốc. Khi trở về, do cả đoàn sứ bộ phạm tội "lộng quyền", Phan Huy Chú bị cách chức. Năm sau, Phan Huy Chú bị Minh Mệnh bắt đi hiệu lực ở Giang Lưu Ba (thuộc Indonesia ngày nay), tức là đi phục vụ cho một sứ bộ làm công việc buôn bán đường biển giữa triều Nguyễn và Nam Dương. Xong nhiệm vụ trở về, Phan Huy Chú được khôi phục giữ chức Tư vụ bộ Công nhưng đã chán cuộc đời làm quan, ông mượn cớ đau yếu xin về nghỉ và dạy học ở Thanh Mai, huyện Tiên Phong, Sơn Tây (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Tây) rồi mất tại đó.
Cuộc đời làm quan của Phan Huy Chú rất buồn chán và lận đận. Nhưng về phương diện văn hóa Phan Huy Chú có một cống hiến rất lớn. Ông đã để lại cho dân tộc một công trình khoa học đồ sộ, đó là bộ "Lịch triều hiến chương loại chí". Ngoài ra, Phan Huy Chú còn có các tác phẩm: "Hoàng Việt dư địa chí", viết về địa lý nước ta thời Nguyễn. Năm 1838, sách này được in ở hai nơi là Hội văn đường và Quảng văn đường. Năm 1897, Tụ văn đường tái bản. "Hoa thiều ngâm lục", là tập thơ Phan Huy Chú làm lần đi sứ thứ nhất, gồm 2 quyển. Quyển thượng có 1 bài tựa của tác giả, 161 bài thơ và 3 bài phú. Quyển hạ có 114 bài thơ, 1 bài phú và 8 bài từ. "Hoa trình ngâm lục", là tập thơ Phan Huy Chú sáng tác lần đi sứ thứ hai, gồm 127 bài. "Dương trình ký kiến" (ghi chép những điều mắt thấy trong cuộc hành trình trên biển), viết lúc đi hiệu lực ở Indonesia, sách này bị thất truyền. "Nam trình tạp ngâm", làm năm 1821 trên đường từ Sơn Tây vào Huế nhận chức, cũng bị mất.
Sự nghiệp trước tác lớn nhất của Phan Huy Chú là bộ "Lịch triều hiến chương loại chí". Ông đã bỏ ra 10 năm (1809-1819) để hoàn thành bộ sách này, tức là bộ sách được khởi thảo lúc Phan Huy Chú 27 tuổi. Năm 1821 khi làm "Hàn lâm biên tu", Phan Huy Chú dâng "Lịch triều hiến dương loại chí" lên Minh Mệnh, được Minh Mệnh thưởng 30 lạng bạc, 1 chiếc áo sa, 30 cái bút, 30 thoi mực.
"Lịch triều hiến dương loại chí" là một bộ sách gồm 10 chí, ghi chép 10 bộ môn được phân loại, khảo cứu một cách hệ thống theo trình tự sau:
Dư địa chí: Nghiên cứu sự thay đổi về bờ cõi đất đai qua các đời, sự khác nhau về phong thổ của các địa phương.
Nhân vật chí: Nói về tiểu truyện của các vua chúa, những người có công lao xây dựng các triều đại, những tướng lĩnh có danh tiếng, những trí thức có đức nghiệp.
Quan chức chí: Bao quát việc đặt quan chức ở các đời, sự thay đổi tên các quan chức, chức vụ ở các ty, chế độ ban cấp bổng lộc, chế độ bổ dụng quan lại...
Lễ nghi chí: Chế độ áo, mũ, xe kiệu của vua chúa, chế độ phẩm phục, võng kiệu của quan lại, lễ thờ cúng, tang ma, lễ sách phong, tế cáo...
Khoa mục chí: Đại cương về phép thi cử các đời, thể lệ các kỳ thi...
Quốc dụng chí: Việc làm sổ hộ khẩu, phép thu thuế, đánh thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ...
Hình luật chí: Khái quát về việc định luật lệ các đời, các loại luật...
Binh chế chí: Nghiên cứu việc đặt các ngạch quân, phép tuyển chọn quân lính, chế độ lương bổng, quân trang, quân dụng, phép thi võ...
Văn tịch chí: Nói về tình hình sách vở, trước tác của các đời.
Bang giao chí: Chép việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước..
Qua tóm tắt cấu tạo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", ta thấy dung lượng thông tin của nó rất lớn.
Đây là một bộ lịch sử văn hiến đồ sộ, một pho bách khoa thư của đất nước. Nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam G.P.Muraseva đánh giá: ""Lịch triều hiến chương loại chí" là một bộ sách xứng đáng được gọi là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống Việt Nam. Công trình này thực tế không có công trình nào sánh nổi về bề rộng của phạm vi các vấn đề trong khoa lịch sử sử học Việt Nam thời phong kiến".
10 bộ môn trong công trình của Phan Huy Chú là 10 lĩnh vực khoa học riêng. Nếu chia theo ngành khoa học, chúng ta thấy tập trung ở Phan Huy Chú: nhà sử học, nhà địa lý học, nhà nghiên cứu pháp luật, nhà nghiên cứu kinh tế, nhà nghiên cứu giáo dục, nhà nghiên cứu quân sự, nhà thư tịch học, nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn hóa, sử. Lĩnh vực này Phan Huy Chú cũng tỏ ra uyên bác và có những quan điểm sâu sắc. Với sự phân loại, hệ thống hóa từng bộ môn như thế, "Lịch triều hiến chương loại chí" đánh dấu một bước phát triển cao của thành tựu khoa học nước nhà hồi đầu thế kỷ 19.
Qua "Lịch triều hiến chương loại chí", chúng ta thấy Phan Huy Chú là một nhà bác học có lòng yêu nước thiết tha, có một ý thức dân tộc mạnh mẽ.
Phan Huy Chú là một danh nhân văn hóa đại biểu cho truyền thống khoa học tốt đẹp của đất nước. Ông đã nêu một tấm gương sáng về tinh thần say mê lao động sáng tạo khoa học, cống hiến cho đất nước một công trình học thuật có giá trị to lớn. Với công lao đó, Phan Huy Chú xứng đáng được xếp vào số không nhiều các nhà bác học lớn của Việt Nam thời xưa.