Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những dạng năng lượng đã được học ở môn Khoa học tự nhiên:
+ Động năng
+ Thế năng hấp dẫn, đàn hồi
+ Năng lượng hóa học
+ Năng lượng âm thanh
+ Nhiệt năng
+ Quang năng.
Một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng:
+ Quãng đường: m
+ Thời gian: s
+ Nhiệt độ: K
+ Khối lượng chất: mol
+ Năng lượng: J
+ Khối lượng: kg
...
a) Các dạng năng lượng khi xe chuyển động trên đường
- Động năng: do xe chạy trên đường.
- Nhiệt năng: do động cơ của xe tỏa ra.
- Năng lượng âm thanh: do động cơ khi hoạt động phát ra.
- Năng lượng ánh sáng: do đèn của xe phát ra.
- Điện năng: hệ thống điện trong xe hoạt động.
b) Các dạng năng lượng khi thuyền chuyển động trên mặt nước
- Động năng của động cơ thuyền khi chạy.
- Năng lượng âm thanh: thuyền chạy phát ra âm thanh nổ từ động cơ.
- Động năng của dòng nước chảy.
- Nhiệt năng của động cơ thuyền.
c) Các dạng năng lượng khi bánh được nướng trong lò
- Nhiệt năng của lò nướng tỏa ra.
- Điện năng của dòng điện giúp cho lò hoạt động.
- Năng lượng ánh sáng: hệ thống đèn trong lò.
d) Các dạng năng lượng khi đèn đang chiếu sáng
- Năng lượng ánh sáng do đèn phát ra.
- Nhiệt năng do đèn tỏa nhiệt ra môi trường.
- Điện năng của dòng điện giúp cho đèn hoạt động.
e) Các dạng năng lượng khi cây nảy mầm và lớn lên
- Năng lượng hóa học được cây hấp thụ từ môi trường đất chuyển hóa thành dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển.
- Năng lượng ánh sáng: cây hấp thụ năng lượng ánh sáng của mặt trời để quang hợp.
f) Các dạng năng lượng khi con người hoạt động tư duy
- Năng lượng hóa học từ thức ăn được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng có ích giúp cho não bộ hoạt động.
- Động năng xuất hiện khi con người thực hiện các hoạt động: viết, gõ bàn phím…
Một số đại lượng vật lí mà các em được học ở môn Khoa học tự nhiên
- Chiều dài: đơn vị mét
- Khối lượng: đơn vị kg
- Thời gian: đơn vị giây
- Nhiệt độ: đơn vị Kelvin
- Cường độ dòng điện: ampe
- Hình a: Chuyển động thẳng đều.
- Hình b: Vật đứng yên không chuyển động.
- Hình c: Với cùng một khoảng thời gian, vật (1) đi được quãng đường lớn hơn vật (2) nên vật (1) có tốc độ lớn hơn vật (2).- Hình d: Vật (1) chuyển động theo chiều dương, vật (2) chuyển động theo chiều âm.
- Hình 11.10a: thay thế lực ma sát trượt bằng lực ma sát lăn, người ta dùng các ổ trục có các viên bi tròn nhẵn.
- Hình 11.10b: ứng dụng đặc điểm cản trở của lực ma sát nghỉ. Bề mặt của băng tải được làm nhám để giữ được hành lý bên trên.
- Hình 11.10c: ứng dụng đặc điểm cản trở của lực ma sát trượt. Lực ma sát tỉ lệ với độ lớn của áp lực đòi hỏi người mài dao phải dùng lực vừa phải, động tác chính xác để đường mài chuẩn xác.- Hình 11.10a: ứng dụng đặc điểm cản trở của lực ma sát lăn.
- Hình 11.10b: ứng dụng đặc điểm cản trở của lực ma sát nghỉ
- Hình 11.10c: ứng dụng đặc điểm cản trở của lực ma sát trượt.
- Vật lí nghiên cứu: các dạng vận động của vật chất và năng lượng
- Nghiên cứu vật lí để: khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
- Ở trường học, khi học tập môn vật lí giúp học sinh hiểu được các quy luật của tự nhiên, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, từ đó hình thành các năng lực khoa học và công nghệ.
- Nghiên cứu vật lí bằng hai phương pháp: phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết.
Một số lực mà em đã học là:
+ Lực đẩy
+ Lực kéo
+ Lực ma sát
+ Lực đàn hồi
+ Lực hút...