K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2018

 Ý tưởng về lá cờ Tổ quốc, lá cờ của một quốc gia độc lập có lẽ đã có từ rất sớm với những nhà hoạt động cách mạng đấu tranh cho nền độc lập dân tộc.

      Nhưng ý tưởng về lá cờ đỏ sao vàng có lẽ phải sau Cách mạng Tháng 10 Nga, khi bác Tôn kéo cờ đỏ phản chiến chống chiến tranh đế quốc ủng hộ chính quyền Xô Viết trẻ tuổi ở biển Bắc Hải năm 1919.

      Và đến khi thành lập Đảng, ý tưởng về cờ đỏ sao vàng 5 cánh mới rõ nét dần.

      Nhưng cụ thể như thế nào, ngôi sao đặt ở đâu, màu đỏ, màu vàng, 5 cánh sao biểu tượng cho cái gì? Phải đợi đến khi có “Đề cương chuẩn bị bạo động” mới thực sự được tổ chức thực hiện và đến tháng 7 năm 1940 với Hội nghị Tân Hương, Hội nghị Xứ uỷ Nam kỳ mới được thông qua hình mẫu và phổ biến.

      Sự ra đời của cờ đỏ sao vàng bắt nguồn từ Nghị quyết Trung ương lần thứ 6.

Bánh Trung thu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và được truyền bá đến Việt Nam. Cứ đến ngày Rằm tháng 8, người dân Việt không ai quên mua những chiếc bánh Trung thu nhỏ xinh về để cúng bàn thờ tổ tiên, sau đó cùng nhau thưởng thức. Ngày Tết Trung thu cũng được coi là ngày lễ lớn thứ 3 trong năm tại Việt Nam.

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu không phải ai cũng biết 2 nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu nguon goc va y nghia cua banh trung thu khong phai ai cung biet 2

Tương truyền rằng, cuối thời Nguyên của Trung Quốc có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Hai vị này đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại bè lũ thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những chiếc bánh hình tròn, trong những chiếc bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8 âm lịch. Sau đó những chiếc bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc vừa an toàn lại vừa hiệu quả. Cũng từ chiếc bánh mà tin tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi. Về sau người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy.

9 tháng 9 2018

NGUỒN GỐC THẬT SỰ RA ĐỜI BÁNH TRUNG THU

Bánh trung thu là tên gọi chỉ được dùng ở Việt Nam cho loại bánh nướng có nhân ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu. Bánh trung thu thường có dạng hình tròn  hay hình vuông. Tết Trung thu xuất phát từ Trung Hoa và tồn tại trong văn hóa của một số quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Và chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc bánh trung thu được ra đời trong hoàn cảnh nào nhé!
 

 
 

Bánh trung thu – tinh hoa của đất trời
 

Bánh trung thu thực chất có nhiều tên. Trước đây nó được gọi là bánh Hồ, bánh hoàng tộc hoặc bánh đoàn viên. Nó từ lâu được sử dụng trong một nghi thức đón mặt trăng. Lịch sử và văn hóa thay đổi, bánh trung thu dần trở thành một mặt hàng thực phẩm được bày bán rộng rãi để người ta mua, thưởng thức hoặc biếu nhau. Bánh trung thu cũng dần mất giá trị điển tích hay mang tính thi ca và dần trở nên “thực dụng” hơn.
 

Đêm trung thu, sau khi đám trẻ đi theo đoàn múa lân rước đèn khắp phố, cả gia đình ngồi bên nhau, ngắm trăng, thưởng trà, ăn miếng bánh, hàn huyên một vài câu chuyện xưa cũ,...Chỉ vậy thôi là đã đủ cho một mùa đoàn viên, và điều đặc biệt là không thể thiếu món bánh trung thu đêm trăng rằm. Hương vị đặt trưng của món bánh này trong đêm trăng sáng đã làm nên biết bao giá trị đẹp, giúp con người có thể sum họp, đoàn viên hạnh phúc bên nhau, cùng nhau ngắm trăng và thưởng thức bánh trung thu. Vậy nên ta thấy được rằng món bánh này mang ý nghĩa, tinh hoa của đất trời, tất cả thu lại trong một chiếc bánh nhỏ nhưng ý nghĩa sâu sắc. Đó là muốn nhắn gửi đến với tất cả mọi người rằng, dù đi đâu về đâu, đến ngày Rằm thánh Giêng hãy quay về với gia đình của mình để cùng nhau họp mặt, vui vầy.

 

 

Nguồn gốc bánh trung thu
 

Thưởng thức banh trung thu là vậy, nhưng ít ai biết được thứ bánh này lại có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gọi là bánh Nguyệt. Theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là thuỷ tổ của bánh Trung Thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào. Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh hồ đào.



 

Loại bánh này còn xuất hiện trong đời sống người dân kéo dài cho đến triều đại nhà Đường (618-907 SCN). Tại thời điểm đó, có rất nhiều cửa hàng bán loại bánh này ở Trường An. Trong một lễ hội chào đón trăng rằm, Hoàng đế Huyền Tông đã ăn thử một miếng bánh này và vô cùng ngạc nhiên trước hương vị của nó. Dương phi lúc này nhìn lên bầu trời đêm và thấy trăng tròn nên đã đề nghị lấy tên loại bánh này liên quan đến trăng, dịch ra có nghĩa là bóng trăng.
 

Theo thời gian, bánh trung thu cũng đã phát triển và mang hương vị riêng dựa trên các loại thực phẩm của địa phương.  Ngày nay, mỗi dịp Ttrung thu về ta lại thấy những chiếc bánh trugn thu lại được bày bán trong các cửa hàng làm cho không khí nhà nhà cũng nhộn nhịp như ngày Tết cổ truyền. Vì khi thấy bánh trung thu có nghĩa là thấy được sự đoàn viên, sum họp.
 

Tóm lại, quan việc tìm hiểu nguồn gốc thực sự của chiếc bánh trung thu, ta lại càng thấy trân trọng và thêm yêu món bánh này. Bởi khi xét về mặt tinh thần, bánh trung thu là sợi dây nối kết con người lại với nhau, giup cho người biết yêu thương và nhớ về nhau nhiều hơn. Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Vậy nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy biết quan tâm đến những người thân yêu của mình nhiều hơn, nếu còn có thể!

15 tháng 2 2019

đây bạn

https://loigiaihay.com/hay-mo-ta-cau-tao-va-neu-ro-chuc-nang-cua-noron-c67a32671.html

* Cấu tạo của noron:

Chia làm 2 phần : 

+) Thân noron : - sợ nhánh 

                         - nhân 

+) sợi trục : bao mielin , eorangvie , xi năp 

* Chức năng : 

Dẫn chuyền 

cảm ứng 

2 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Hồ Chí Minh là người lãnh đạo lỗi lạc của dân tộc ta, là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời thơ ca của Người luôn song hành với cuộc đời chính trị. Người đã để lại cho đất nước một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú. Trong đó, bài thơ "Tức cảnh Pác Bó",được ra đời trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng khó khăn, gian khổ. Lúc bấy giờ Bác phải sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn: ở trong hang Pác Bó; ăn cháo ngô thay cơm, ăn măng rừng thay rau; bàn làm việc là bàn đá chông chênh bên bờ suối. Bài thơ đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.

Sống với cái thiếu thốn, gian khổ nhưng không làm Bác bận lòng. Bác dành trọn tâm huyết để lãnh đạo phong trào cách mạng nên quên hết mọi gian nan; một mực phấn chấn, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

 

Ba câu đầu của bài thơ tả cảnh sống và làm việc của Bác. Câu thứ nhất nói về nơi ở, câu thứ hai nói về cái ăn, câu thứ ba nói về phương tiện làm việc. Câu thứ tư đậm chất trữ tình, nêu cảm tưởng của Bác về cuộc sống của mình lúc bấy giờ. Trong hiện thực gian khổ, khó khăn, tâm hồn Bác vẫn ngời sáng một tinh thần cách mạng.

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cái hang Bác ở có tên là hang Cốc Bó, chỉ khoảng hơn một mét vuông dưới đáy là tương đối bằng phẳng, đủ kê một tấm ván thay cho giường. Vách hang chỗ lồi cao, chỗ lõm sâu, không khí lạnh lẽo, ẩm thấp. Trước cửa hang là dòng suối nhỏ chảy sát chân ngọn núi. Bàn làm việc của Bác là phiến đá kê trên hai hòn đá và một hòn đá thấp hơn làm ghế cũng ở gần bờ suối.

Không gian sinh hoạt của Bác chia làm hai phần: một là hang, hai là suối. Hành động cũng chia hai: ra suối, vào hang. Sáng ra bờ suối là để làm việc, tối vào hang là để nghỉ ngơi, vẫn là nhịp 4/3 hay 2/2/1 /2 của câu thơ Đường luật bảy chữ, nhưng lồng vào trong đó là cái đều đặn, khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất. Sáng rồi tối, tối rồi sáng; ra rồi vào, vào rồi ra… đơn giản, quen thuộc mà bền vững, ung dung.

Cái gian khổ của hoàn cảnh sống, sự hiểm nguy do kẻ thù luôn rình rập… tất cả đều như lặn chìm, tan biến trước phong thái an nhiên, tự tại của Bác Hồ:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bữa cơm đơn sơ, đạm bạc, quanh quẩn chỉ có cháo ngô và măng đắng, măng nứa, rau rừng… hết ngày này sang ngày khác, vẫn sẵn sàng nghĩa là các thứ đó luôn luôn có sẵn xung quanh. Mặt khác, cháo bẹ, rau măng còn gợi nhớ tới cảnh sống an bần lạc đạo của người xưa:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Hai câu thơ đầu tả thực, câu thơ thứ ba vừa tả thực vừa trữ tình, ở trên chưa có bóng dáng con người thì đến đây, con người đã hiện ra sống động và có hành động rõ ràng :

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Nếu trong cụm từ vẫn sẵn sàng mới thấp thoáng một chút vui thì đằng sau tính từ chông chênh đã là một nụ cười hóm hỉnh, thâm thúy. Chông chênh vốn nghĩa là không vững, không có chỗ dựa chắc chắn, là ẩn dụ về tình thế muôn vàn khó khăn của cách mạng nước ta và cách mạng thế giới lúc bấy giờ. Đem đối lập tính chất nghiêm túc, quan trọng của công việc với cái vẻ đơn sơ, chông chênh của bàn đá, mới nghe tưởng chừng có chút hài hước, đùa vui nhưng kì thực lại mang ý nghĩa cách mạng thật lớn lao. Câu thơ toát lên một tư thế chủ động, vững vàng trước mọi nguy nan của Bác, điểm thêm một nụ cười thanh thoát, cao vời. Người xưa khi bất đắc chí thường lánh về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền cho khuây khỏa tâm hồn, nhưng Bác lại khác. Bác đến với núi rừng không phải với mục đích ở ẩn mà là để mưu tính cho từng bước đi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Cái nghèo nàn, thiếu thốn vật chất đã được chuyển hóa thành cái giàu sang tinh thần:

 

Cuộc đời cách mạng thật là sang!

Như vậy, suối không chỉ là chỗ làm việc, hang không chỉ là chỗ nghỉ ngơi mà hang còn tạo nên không gian thoáng đãng, đủ chỗ cho nhịp sống của con người hoà vào nhịp của đất trời. Gian nan, vất vả cũng như tan biến vào cái nhịp tuần hoàn, thư thái ấy. Cháo bẹ và rau măng là kham khổ, nghèo nàn, nhưng đã được nâng lên thành cái sẵn sàng, đầy đủ, thành một thoáng vui. Đến việc dịch sử Đảng trên bàn đá chông chênh thì đã lồng lộng cái thế vững chắc của tiến trình cách mạng giữa gian nguy. Cuộc đời cách mạng thật là sang! Tinh thần của bài thơ tụ lại cả ở từ sang này. Niềm tin, niềm tự hào của Bác tỏa sáng cả bài thơ.