K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2019

Thực trạng đốt rừng làm nương rẫy ở nước ta

Diện tích rừng phòng hộ đang ngày càng suy giảm; thay vào đó là diện thích sản xuất tăng. Nguyên nhân là do người dân đốt rừng là nương rẫy.

Báo cáo của Cục kiểm lâm cho biết hiện nay tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng phức tạp hơn nên cơ quan chức năng khó phát hiện. Người dân thường khai phá vào đêm, chỉ vài mét vuông mỗi ngày. Sau một thời gian dài, diện tích lớn rừng bị đốt khai phá thành đất nông nghiệp. Khi bị phát hiện thì cây trồng đã được trồng, vài năm sau, người dân biến đất lâm nghiệp thành đất canh tác của nhà mình.

Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở Kon Tum

Dọc theo quốc lộ 24, rất nhiều mảng rừng phòng hộ bị đốt phá nham nhở. Màu xanh của rừng tự nhiên bị thay bằng màu xanh của sắn; thậm chí vẫn chỉ là những chồi sắn mới nhú.

Tại đèo Măng Đen, nơi giáp ranh Kon Rẫy và Kon Plông, nhiều mảng rừng bị đốt các cây gỗ to vẫn cháy âm ỉ. Mặc dù đã được dựng biển “Rừng phòng hộ đầu nguồn, cấm phát nương, làm rẫy” nhưng rừng vẫn bị đốt phá. Đặc biệt nguy hiểm là diện tích rừng bị khai phá lại nằm ngay đỉnh đèo. Nếu không có rừng che phủ thì rất dễ xảy ra sạt lở, mưa lũ, lũ quét.

Các cánh rừng phòng hộ dọc theo tuyến Đông Trường Sơn hướng về huyện K’Bang bị đốt phá liên tục cả ngày lẫn đêm. Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, có 12 vụ đốt rừng làm nương rẫy; làm suy giảm hơn 3 ha rừng ở khu vực rừng do Lâm trường Măng La quản lý.

Ngoài ra, những dự án thủy điện thu hồi đất sản xuất của người dân cũng dẫn đến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng tăng.

Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở Núi Voi

Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở Núi Voi vẫn đang diễn ra. Chính điều này làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp; ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái; là tác nhân gây biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo, hai bên sườn đồi dọc theo đường Hoa Đỗ Quyên nối liền Phường 3, TP Đà Lạt với huyện Đức Trọng, diện tích rừng phòng hộ đang bị suy giảm do người dân đốn hạ, đốt rừng. Khu vực này khá hoang vắng nên người dân thường đốt phá rừng vào ban đêm; cơ quan chức năng khó phát hiện. Như vậy, diện tích đất rừng bị thu hẹp, diện tích đất vườn được mở rộng.

Biện pháp khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy

Cần khắc phục được những hạn chế của pháp luật

Các luật về bảo vệ rừng vẫn còn nhiều thiếu sót. Cần phải tiếp tục rà soát, sửa đổi và bổ sung những quy định phù hợp. Có như vậy mới đáp ứng tốt hơn trong công tác đấu tranh phòng chống hành vi đốt rừng làm nương rẫy, phá hủy rừng phòng hộ đầu nguồn.

Cần chú ý phải cụ thể hóa các quy định trong luật bảo vệ rừng. Chẳng hạn như về nghĩa vụ, quyền lợi của cá nhân, tổ chức được giao đất trồng rừng. Cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ của cơ nhà nước từ trung ương tới địa phương trong quản lý rừng. Bên cạnh đó, nhà nước cần ban hành các văn bản quy định cụ thể vai trò; địa vị pháp lý của lực lượng kiểm lâm trong việc thi hành pháp luật và bảo vệ rừng.

Những vấn đề này đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và tinh vi hơn.

Khắc phục yếu kém, hạn chế trong quản lý hành chính nhà nước

Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Đây cũng chính là một yếu tố tác động khiến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy diễn ra phức tạp hơn. Do đó, cần phải khắc phục yếu kém trong quản lý nhà nước là hết sức cần thiết. Một số biện pháp khắc phục như:

  • Tăng cường sự quản lý của nhà nước về lâm nghiệp ở các địa phương có rừng. Tổ chức thực hiện nghiêm túc và quyết liệt những văn bản chỉ đạo của Chính phủ, ngành về việc phòng chống đốt phá rừng và bảo vệ rừng.
  • Ngăn chặn và xử lý nghiêm đối tượng có hành vi phá rừng và chống người thi hành công vụ.
  • Phối hợp liên ngành như người dân, chủ rừng, chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm… trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Bộ máy quản lý cần phải được vận hành liên tục và thường xuyên.
  • Phát hiện, ngăn chặn và giải quyết kịp thời những hành vi đốt phá hủy hoại rừng.
  • Cần phải tăng cường sự quản lý trong việc khai thác rừng. Cách tốt nhất về lâu dài là chỉ cho phép những chủ rừng được khai thác theo phương án quản lý và bảo vệ rừng được duyệt.

Khắc phục hạn chế trong tuyên truyền, giáo dục phòng chống đốt phá rừng

Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật bảo vệ rừng hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa đúng mức. Người thực hiện công việc này có khi chưa có nhiều kinh nghiệm và cách tuyên truyền không phù hợp. Dẫn đến người dân không hiểu dẫn đến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra.

Đặc biệt ở những nơi vùng sâu vùng xa, người dân thường không thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng. Do đó, họ vẫn tiếp tục đốt rừng làm nương rẫy; thậm chí tiếp tay cho những kẻ buôn bán gỗ trái phép hoạt động.

Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy hiệu quả thì cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người dân về luật bảo vệ rừng.

Những trường hợp đốt phá rừng thì cần xét xử lưu động tại địa phương ở những nơi đông dân cư, tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua đó, người dân được tuyên truyền pháp luật và răn đe để có ý thức chấp hành luật về bảo vệ rừng tốt hơn.

Trên đây là thực trạng đốt rừng làm nương rẫy và các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu; con người, sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ rừng ngay từ hôm nay; để bảo vệ cuộc sống xanh – sạch – đẹp của chúng ta.

2 tháng 10 2019

Giải pháp khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy

Khắc phục những hạn chế của pháp luật

Tiếp tục sửa đổi và bổ sung các quy định của luật bảo vệ rừng. Giúp đáp ứng được phần nào đòi hỏi cần thiết trong công tác đấu tranh phòng chống hành vi đốt rừng làm nương rẫy, hủy hoại rừng. Tuy nhiên các luật này vẫn còn những thiếu sót nhất định. Do đó, cần tập trung sửa đổi, rà soát bổ sung các quy định của pháp luật. Theo hướng sát với thực tế. Đặc biệt là cần phải cụ thể hóa quy định của pháp luật. Về nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức, cá nhân đã được nhà nước giao đất để trồng rừng. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc quản lý từ trung ương tới địa phương.

Mặt khác, cần ban hành những văn bản quy định cụ thể vai trò và địa vị pháp lý của lực lượng kiểm lâm trong việc thực hành pháp luật và bảo vệ rừng. Đây không còn là vấn đề mới mẻ nhưng rất cần thiết. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy, vi phạm luật bảo vệ rừng đã diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.

Khắc phục những yếu kém, hạn chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Chúng ta cần khắc phục những yếu kém trong hoạt động quản lý của nhà nước. Khiến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy đang diễn ra ngày một phức tạp. Cụ thể là các biện pháp sau:

  • Thứ nhất, tăng cường quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và của ngành. Về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng. Ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.
  • Thứ hai, cần phải có sự phối hợp liên ngành trong quản lý, bảo vệ rừng. Cần vận hành bộ máy quản lý một cách thường xuyên, liên tục. Giải quyết nghiêm minh, kịp thời các hành vi phạm tội hủy hoại rừng.
  • Thứ ba, cần tăng cường quản lý khai thác rừng. Về lâu dài, đề nghị chỉ cho phép các chủ rừng khai thác theo phương án quản lý rừng bền vững được duyệt.

Khắc phục những hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội hủy hoại rừng

Do công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong việc bảo vệ rừng chưa đúng mức. Người làm công tác tuyên truyền chưa có nhiều kinh nghiệm và phương hướng phù hợp. Lên việc tuyên truyền việc tránh đốt rừng làm nương rẫy chưa phát huy hiệu quả. Đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa. Chưa nhận được được tính cần thiết của việc bảo vệ rừng. Nên vẫn tiếp tục đốt rừng làm nương rẫy. Có nơi người dân còn tiếp tay cho bọn đầu nậu làm những hoạt động trái phép.

Do vậy, cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về việc bảo vệ rừng. Khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy cho nhân dân. Đặc biệt các trường hợp hủy hoại, đốt phá rừng cần phải được xét xử lưu động tại các khu vực đông dân cư, nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số. Để tuyên truyền pháp luật tới người dân thông qua việc xét xử. Giúp họ có ý thức chấp hành quy định của pháp luật tốt hơn. Từ đó hạn chế hành vi hủy hoại rừng.

Chúc bạn học tốt!

26 tháng 6 2017

- Rừng rậm bị chặt hạ làm nương rẫy, nước mưa cuốn trôi lớp đất màu.

- Nếu không có cây cối che phủ, đất sẽ tiếp tục bị xói mòn và cây cối không mọc lên được.

11 tháng 7 2017

Rừng rậm nếu bị chặt phá làm nương rẫy, khi mưa xuống sẽ cuốn trôi lớp đất màu.
- Nếu không có cây cối che phủ, đất sẽ tiếp tục bị xói mòn, mực nước ngầm hạ thấp, đất bị nứt nẻ và cây cối không mọc được.
=>Cây xanh tốt -> trơ trụi -> mất cây ->đất bị nứt( xói mòn)

30 tháng 3 2017

Rừng rậm nếu bị chặt phá làm nương rẫy, khi mưa xuống sẽ cuốn trôi lớp đất màu.
- Nếu không có cây cối che phủ, đất sẽ tiếp tục bị xói mòn, mực nước ngầm hạ thấp, đất bị nứt nẻ và cây cối không mọc được.

28 tháng 10 2023

Nguyên nhân suy giảm rừng Amazon:

- Khai thác gỗ: Việc khai thác gỗ lớn mạnh để đáp ứng nhu cầu về gỗ và sản phẩm gỗ gây mất rừng.

- Canh tác và chăn nuôi: Đất rừng thường bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp và đất chăn nuôi để phục vụ cho việc canh tác cây trồng và chăn thả gia súc.

- Đánh bắt thủy sản: Đánh bắt thủy sản cũng gây ra sự thay đổi vùng đất rừng ven biển.

- Lấn chiếm đất đai: Sự mở rộng đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng làm mất rừng.

- Cháy rừng: Cháy rừng do người hoặc thiên tai cũng là một vấn đề lớn gây mất rừng.

Biện pháp bảo vệ rừng Amazon:

- Quản lý bền vững: Thực hiện quản lý rừng bền vững để đảm bảo khai thác gỗ và sử dụng đất rừng được thực hiện theo cách bảo vệ môi trường.

- Bảo tồn đặc khu: Xác định và bảo tồn các đặc khu rừng quan trọng về môi trường và đa dạng sinh học.

- Hỗ trợ kinh tế thay thế: Xây dựng các nguồn thu nhập thay thế cho cộng đồng dựa vào sử dụng bền vững của rừng.

- Quản lý cháy rừng: Cải thiện quản lý cháy rừng để ngăn ngừa cháy rừng không kiểm soát.

Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng Amazon ở Brazil giai đoạn 1970-2019:

- Trong giai đoạn 1970-1990, diện tích rừng Amazon giảm mạnh do khai thác gỗ, canh tác, và đánh bắt thủy sản không bền vững.

- Từ những năm 1990 đến cuối thập kỷ 2000, Brazil đã thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ rừng và kiểm soát việc khai thác, dẫn đến mức giảm chậm hơn.
- Tuy nhiên, sau đó, sự giảm diện tích rừng tăng trở lại do sự gia tăng của canh tác cây trồng và đánh bắt thủy sản.
- Cuối cùng, năm 2019, có sự gia tăng lớn trong việc chặt phá rừng, gây mất rừng nghiêm trọng.

-> Nhìn chung, diện tích rừng Amazon ở Brazil đã giảm đáng kể trong giai đoạn này, và sự thay đổi này đòi hỏi sự quản lý và bảo vệ môi trường bền vững để ngăn chặn suy giảm tiếp tục của rừng Amazon quý báu.

10 tháng 10 2016

Quá trình  thái hóa đất do đốt rừng làm nương rẫy:

- Rừng rậm nếu bị chặt phá làm nương rẫy, khi mưa xuống sẽ cuốn trôi lớp đất màu.

- Nếu không có cây cối che phủ, đất sẽ tiếp tục bị xói mòn, mực nước ngầm hạ thấp, đất bị nứt nẻ và cây cối không mọc được.

10 tháng 10 2016

Qúa trình thoái hóa đất do đốt rừng làm nương rẫy:

- Rừng rậm nếu bị chặt phá làm nương rẫy, gặp dòng chảy lớn của nước mưa sẽ cuốn trôi đất, làm đất bạc màu và mất đi một số thành phân tự nhiên có trong đất.

- Nếu không có cây cối che phủ, đất sẽ tiếp tục xói mòn, mực nước ngầm hạ thấp, đất nứt nẻ và cây cối kém phát triển, còi cọc.

- Đốt rừng gây ảnh hưởng đến một số loài cây lớn sẽ không thể tái sinh, có nguy cơ tuyệt chủng.

5 tháng 5 2023

Nguyên nhân : 

+ Chặt phá cây rừng , đất rừng , lấy gỗ

+ lấy đất canh tác 

+ cháy rừng do biến đổi khí hậu từ những hoạt động sống của con người 

+ khai thác khoáng sản 

+ làm đường giao thông 

Biện pháp : 

+ các nước kí hiệp ước bảo vệ môi trường rừng 

+ hạn chế khai thác gỗ 

+ tăng cường các luật bảo vệ môi trường 

+ trồng lại các vùng bị mất hết cây rừng 

+ khuyến khích phát triển nông nghiệp đi đôi với tôn trọng rừng 

+ mở rộng các khu bảo tồn 

+ hỗ trợ tài chính 

+ đẩy mạnh vai trò công cộng bản địa 

8 tháng 5 2023

cảm ơn bạn nhiều nhé vui

Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách:

A.Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng

B.Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lý

C.Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất

D.Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông-lâm

11 tháng 2 2017

1. Nêu khái niệm của rừng

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm thực vật, động vật rừng, đất rừng
và các yếu tố môi trường khác trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0.1 trở lên. Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lí, trong đó bao gồm tổng
thể cây gỗ,cây cỏ, cây bụi,động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài .

2.Phân lọai rừng là j?

Phân loại rừng là một công tác rất quan trọng trong quản lý tài nguyên
rừng của mỗi quốc gia, và tại Việt Nam công tác phân loại rừng gắn liền
với lịch sử phát triển xử dụng rừng từ xa xưa.

3.Phân loại rừng dựa trên tích chất sử dụng gồm những loại rừng nào?\

a. Rừng phòng hộ.
Rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn
nước chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu và bảo vệ môi
trường.
Nó được phân loại theo vị trí như sau:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn
+ Rừng phòng hộ chống cát bay
+ Rừng phòng hộ chắn sóng
b. Rừng đặc dụng.
Được sử dụng cho mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu
khoa học…
Bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn
hóa lịch sử và môi trường
c. Rừng sản xuất.
Bao gồm các loại rừng dùng để sản xuất , kinh dọanh gỗ, đặc sản
rừng, động vật rừng kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái
Rừng ngập mặn, các rặng san hô và cỏ biển còn nguyên vẹn có thể
làm giảm nhẹ hoặc tiêu tan các đợt sóng thần cao khoảng 15m.

4. Phân loại rừng theo trữ lượng, tác động của con người, nguồn gốc ,theo tuổi (nói rõ từng loại nha)

. Phân loại rừng theo trữ lượng.
+ Rừng giàu:Trữ lượng rừng trên 150 m³/ha.
+ Rừng trung bình: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100-150) m³/ha
+ Rừng nghèo: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (80-100) m³/ha
+ Rừng kiệt: Trữ lượng rừng thấp hơn 50 m³/ha
Phân loại rừng dựa vào tác động của con người
+ Rừng tự nhiên : là do thiên nhiên tạo ra
+ Rừng nhân tạo :là rừng được hình thành nên bởi con người
Phân loại dựa vào nguồn gốc
+ Rừng chồi
+ Rừng hạt
Phân loại rừng theo tuổi
+ Rừng non
+ Rừng sào
+ Rừng trung niên
+ Rừng già

11 tháng 2 2017

Câu 1 :

Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.

10 tháng 10 2016

* Nhận xét:

- Rừng rậm nếu bị chặt phá làm nương rẫy, khi mưa xuống sẽ cuốn trôi lớp đất màu.

- Nếu không có cây cối che phủ, đất sẽ tiếp tục bị xói mòn, mực nước ngầm hạ thấp, đất bị nứt nẻ và cây cối không mọc được.

10 tháng 10 2016

Thank you very much.

yeu