Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu trả lời đúng là: Anh tao boi guong cau loi be hon anh tao boi guong phang
Đặt 3 vật cùng kích thước trước gương phẳng, gương cầu lồi, cầu lõm. ảnh trong gương = vật: gương phẳng, ảnh > vật: gương cầu lõm, ảnh < vật: gương cầu lồi.
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những đặc điểm sau:
- Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- Ảnh nhỏ hơn vật.
Tham khảo:
∗ Vẽ ảnh A’ của A.
- Vẽ tia tới AE đến gương cầu lồi, cho tia phản xạ ET với .
- Vẽ tia tới AK theo hướng AC cho tia phản xạ có chiều ngược lại.
- Đường kéo dài của hai tia phản xạ giao nhau tại A’. A’ chính là ảnh của A.
∗ Vẽ ảnh B’ của B
- Vẽ tia tới BI đến gương cầu lồi theo hướng BC, cho tia phản xạ có chiều ngược lại.
- Vẽ tia tới BJ bất kì đến gương cầu lồi cho tia phản xạ JR với .
- Đường kéo dài của hai tia phản xạ giao nhau tại B’. B’ chính là ảnh của B’.
∗ Nối A’B’ ta có ảnh của AB tạo bởi gương cầu lồi.
Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
Có 2 cách để vẽ ảnh của một điểm sáng S tạo bởi gương phẳng.
* Cách 1: Sử dụng định luật phản xạ ánh sáng.
- Từ S vẽ hai tia tới bất kì đến gương phẳng (bằng nét liền).
- Sử dụng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ các tia phản xạ (bằng nét liền).
- Kẻ đường kéo dài của các tia phản xạ (bằng nét đứt).
- Ảnh ảo S’ là giao điểm của các đường kéo dài này.
S’ là ảnh của S qua gương phẳng.
* Cách 2: Sử dụng tính chất ảnh của gương phẳng là ảnh ảo, lớn bằng vật và khoảng cách từ một điểm trên vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
- Lấy ảnh S’ đối xứng với S qua gương phẳng.
Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. Vì vậy để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ta lấy ảnh đối xứng với vật qua gương.
Mỗi diện tích nhỏ trên gương cầu lõm có thể xem như một gương phẳng nhỏ đặt ở đó. Vì thế có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho mỗi gương phẳng đó.
Vẽ ảnh của điểm sáng S tạo bởi gương cầu lõm:
- Từ S vẽ hai tia tới (SI, SK) bất kì tới gương cầu lõm (bằng nét liền).
- Sử dụng định luật phản xạ ánh sáng vẽ tia phản xạ tương ứng (bằng nét liền).
- Vẽ đường kéo dài của mỗi tia phản xạ (bằng nét đứt).
- Giao điểm của đường kéo dài của hai tia phản xạ là ảnh ảo S’.
Mỗi diện tích nhỏ trên gương cầu lồi có thể xem như một gương phẳng nhỏ đặt ở đó. Vì thế, có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho mỗi gương phẳng đó.
- Từ điểm sáng S trước gương cầu lồi, vẽ hai tia tới (SI, SK) bất kì tới gương (bằng nét liền). Vẽ pháp tuyến ứng với mỗi điểm tới ON, ON’ với O là tâm của gương cầu lồi.
- Sử dụng định luật phản xạ ánh sáng vẽ tia phản xạ tại điểm tới (bằng nét liền).
- Vẽ đường kéo dài của tia phản xạ (bằng nét đứt).
- Giao điểm của đường kéo dài của tia phản xạ là ảnh ảo S’.