Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1 : -Nội dung :
Tuyên ngôn được trình bày làm 4 chương với nội dung rất phong phú và cô đọng. Chương I: Những người tư sản và những người vô sản. Chương II: Những người vô sản và những người cộng sản. Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Chương IV: Thái độ của những người cộng sản với các đảng đối lập.
Phần mở đầu tác phẩm này có đoạn nói: "Chủ nghĩa cộng sản đã được tất cả các thế lực ở châu Âu thừa nhận là một thế lực… Những người cộng sản thuộc các dân tộc khác nhau đã họp ở Luân Đôn và thảo ra bản Tuyên ngôn dưới đây, công bố bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Phơ-la-măng và tiếng Đan Mạch." Cuối tác phẩm có ghi khẩu hiệu chiến đấu của những người cộng sản: "Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!".
-ý nghĩa : là một văn kiện có tính chất cương lĩnh (cả về lý luận và thực tiễn) đầu tiên của Đảng cộng sản, soi sáng cho giai cấp công nhân ở tất cả các nước con đường đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ Tư bản chủ nghĩa, tiến tới một xã hội Cộng sản chủ nghĩa văn minh và tốt đẹp hơn. Năm 1888, Ăng-ghen đã chỉ rõ rằng: "Tuyên ngôn là tác phẩm phổ biến hơn cả, có tính chất quốc tế hơn cả trong tất cả các văn phẩm XHCN, đó là cương lĩnh chung của hàng triệu công nhân từ Si-bê-ri-a (lãnh thổ rộng lớn thuộc Nga) đến Ca-li-phót-ni-a (thành phố thuộc Mỹ). Lênin (1870 - 1924) viết:"Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng ngàn bộ sách, tinh thần của nó đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thế giới giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh".
1. Chế độ phong kiến suy yếu, Trung Quốc giàu tài nguyên, thị trường rộng lớn-> Trung Quốc trở thành đối tượng được chia sẻ của các nước đế quốc.
2. Hậu quả:
+ Kinh tế: Nền kinh tế các nước bị tàn phá nặng nề, mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm
+ Chính trị - xã hội: Số người thất nghiệp tăng nhanh ở các nước, người dân sống trong cảnh nghèo đói. Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng lên đã dẫn đến các phong trào đấu tranh diễn ra ở khắp các nước tư bản
+ Quan hệ quốc tế : Từ cách giải quyết của cuộc khủng hoảng dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc làm chủ nghĩa phát xít hình thành và nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện.
3. - Kinh tế: thống nhất tiền tệ, xoá bỏ độc quyền ruộng đất phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, phục vụ cho giao thông, liên lạc.
- Chính trị và xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền
- Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buọc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy, cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây.
- Quân sự: Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay trưng binh, công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng
Giống nhau: Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế quốc
- Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => Tăng cường xâm chiếm thuộc địa
Câu 2 :
Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến"
Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.
Tham khảo:
a) Hoàn cảnh
- Sự ra đời của những tổ chức công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời (như 1875: Đảng xã hội dân chủ Đức; 1879 Đảng Công nhân Pháp; 1883 nhóm Giải phóng lao động Nga).
- Đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay cho Quốc tế thứ nhất.
=> Ngày 14-7-1889 kỷ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pari tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
b) Hoạt động từ 1889 - 1914
- 1889 - 1895: dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng cho phong trào của công nhân quốc tế.
- 1895 - 1914: Quốc tế bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn, các đảng của Quốc tế thứ hai, ủng hộ chính phủ tư sản gây chiến tranh.
- Khi chiến tranh thế gưới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai phân hóa và tan rã.