Ai nhanh mk tick cho vui

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2017

Tình bạn chúng ta
Như vạn lời ca
Ca vang ca mãi
Trên bầu trời xanh

Tình bạn chúng ta
Xiết chặt vòng tay
Gắn kết bè bạn
Để cùng tiến tới

Tình bạn chúng ta
Tinh tú sáng ngời
Ôi thật tuyệt vời
Tình bạn của ta

11 tháng 3 2017

Bảo toàn con gái thế

30 tháng 3 2017

Lớp 6a chúng mình

Rất thích xem hoạt hình

Lớp trưởng rất thông minh

Cùng lớp phó nhiệt tình

Và tổ trưởng vui tính

Cả lớp thì linh tinh

Nhưng tất cả đều xinh

Đều có riêng cá tính.

Cũng không hay mấy!leuleu

30 tháng 3 2017

Hay lắm cậu à!!!!!!!!yeu

22 tháng 3 2017

*. Mở bài:
- Giới thiệu về cây tre Việt Nam
- Cảm nhận chung về cây tre
*. Thân bài:
a. Những đặc điểm gợi cảm của cây tre
- Về hình dáng, tập tính: Thân ,lá, cành…..
- Về phẩm chất: Đoàn kết , yêu thương, kiên cường……
Gợi cảm xúc yêu mến, cảm phục vì cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
b. Cảm nhận về giá trị của cây tre trong đời sống
Tre gắn bó với đời sống vật chất: Làm vũ khí chống ngoại xâm, dụng cụ lao động sản xuất…..
- Tre gắn bó với đời sống tinh thần: Làm bóng mát, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ…
c.Tre gắn bó với riêng em:
- Gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của em……
d. Suy ngẫm về cây tre trong đời sống hiện tại :
- Ý nghĩa biểu tượng cây tre:
- Ngày nay tre dần lui về vị trí khiêm nhường…. Song cây tre mãi là biểu tượng của tâm hồn người Việt Nam…
*. Kết bài :
- Khẳng định lại tình cảm của em với cây tre

22 tháng 3 2017

Gợi ý:

+) Thân cây tre không to như các loại cây khác nhưng sức bền dẻo và vững chắc của loại cây này thì vũng có những cái rễ bám sâu dưới đất....lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu.Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người.

+) Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

+) Cây tre là biểu tượng của làng tôi. Nó thể hiện cho tinh thần đoàn kết, cùng nhau sống, cùng giúp đỡ nhau khi họa nạn,....Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre.

28 tháng 1 2017

Trưa hôm qua, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng của ai giọng khàn khàn ở ngoài cửa ngõ: “Cô bác ơi! Làm ơn bố thí cho tôi chén gạo, bát cơm”.

Tôi nhìn ra, thì đó là một ông lão độ sáu mươi tuổi, mình mặc một bộ đồ bà ba đen đúa rách nát, đầu đội nón lá hũ, vai mang bị, tay chống gậy lần bước từ nhà này lê sang nhà khác để xin tiền.

Tôi ngồi trong nhà nhìn ra, giọng lạnh lùng:

- Nhà tôi hết gạo rồi ông ơi, ông đi chỗ khác đi.

Ông lão vẫn đứng yên miệng lẩm bẩm:

- Cô làm ơn cho tôi chén gạo thôi cô à.

Tôi hết sức bực mình và liền dùng những từ nặng nề đuổi ông lão ấy đi:

- Cái ông này kì quá, ông có đi nơi khác cho tôi học bài không; ai biểu đi xin chi cho khổ thân vậy, tối ngày cứ gặp ăn xin mãi.

Tội nghiệp cho ông cụ, tay run run chống gậy bước sang nhà khác, bước đi có vẻ nặng nhọc lắm. Ông đi rồi tôi còn cười lên như chế giễu ông. Tôi lại bàn lấy quyển sách Giáo dục công dân ra học. Tôi đọc được một đoạn rồi lật qua trang khác, nơi trang này tác giả có in hình một đứa bé đang bưng gạo ra cho một ông lão ăn mày. Tôi sực nhớ đến lúc nãy, tôi đã tỏ ra khinh bỉ ông cụ, không cho lấy một chén gạo mà còn nặng lời xua đuổi ông rất thậm tệ.

Nghĩ lại tôi rất hối hận, tôi không xứng đáng là một người có học chút nào cả. Hàng ngày tôi vẫn nghe thầy tôi thường khuyên chúng tôi không nên hắt hủi những người nghèo khổ mà giờ này tôi làm một việc trái với lời thầy tôi thường dặn. Tôi không can đảm đọc hết trang ấy, vội vàng đem quyển sách cất đi và tôi càng đọc lương tâm tôi càng ray rứt. Rồi ông cụ khi nãy sẽ ra sao? Nếu chẳng may ông gặp người nào cũng như tôi thì tội nghiệp cho tôi biết chừng nào! Đời sông của ông chỉ nhờ vào lòng từ thiện của người đời. Thế mà tôi lại bạc đãi ông thì làm sao ông sông cho qua ngày tháng được? Rồi đây cơm đâu ông ăn? Chỗ đâu ông ngủ? Quần áo đâu ông mặc? Bao nhiêu câu hỏi cứ ám ảnh tôi mãi, không lúc nào để cho tôi yên.

Càng suy nghĩ tôi càng thương ông lão quá. Tôi vội vàng chạy ra cửa hi vọng ông còn lảng vảng đâu đây để tôi đem tiền ra giúp ông chút nào đỡ chút ấy. Nhưng ra ngoài cửa thì ông lão đã đi mất. Sự hối hận của tôi đã muộn lắm rồi. Tôi thất thểu vào nhà với gương mặt buồn bã, và tôi tự cho tôi là một người xấu xa nhất đời, tôi không xứng đáng sống chung với mọi người chút nào.

Để chuộc lại những sự lỗi lầm của tôi, từ nay về sau tôi quyết bỏ hẳn cái tính kiêu căng khinh người của tôi và gặp bất cứ người nghèo khổ nào tôi cũng hết lòng giúp đỡ, mặc dù sự giúp đỡ của tôi không đem cho họ ra khỏi được cảnh nghèo túng, nhưng cả một tấm lòng thành thật của tôi cũng an ủi họ được bớt đau khổ một phần nào vậy.

28 tháng 1 2017

Chuyện đó mới xảy ra cách đây một tuần. Tôi đã mắc lỗi mà không tự nhận khuyết điểm.

Chả là chiều thứ tư có tiết sinh hoạt lớp. Lớp trưởng lên tổng kết về ý thức kỉ luật của từng tổ. Cả lớp ngạc nhiên khi biết Tùng, lớp phó của lớp, ăn quà vặt trong lớp. Tùng rất vui tính mà sao hôm nay nét mặt cứ bị xị? Đúng rồi, nó sẽ phải viết bản kiểm điểm. Tội nghiệp nó quá. Tôi cũng rất sợ việc này. Tôi nhớ đến một lần tôi cũng phải viết bản kiểm điểm vì đi dép lê đến trường; cái giây phút đưa bản kiểm điểm cho bố mẹ kí lần đó thì đến lúc này tôi vẫn thấy như tim còn đập

Đến phần nhận xét về tình hình chuẩn bị sách vở và làm bài tập, rất nhiều bạn bị nêu tên vì thứ hai vừa qua quên vở Giáo dục công dân, nhưng bạn lớp trưởng không nhắc đến tôi thì thật là may, vì hôm ấy tôi cũng quên vở, có lẽ lớp trưởng không biết việc đó. Tôi nhìn sang Sơn lo ngại vi nó biết việc này. Song Sơn vừa rụt rè giơ tay, lại cụp xuống làm tôi thở phào. Tôi hỏi nhỏ Sơn là tại sao nó không nói gì, thì nó chỉ lắc đầu buồn thiu. Tôi vẫn biết tự báo cáo với cô giáo thì hơn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm. Chợt Sơn lại giơ tay, rồi đứng lên, run run:
- Thưa cô! Hôm qua,... em...em đã không làm bài tập toán ạ.
À ra thế! Nó làm tôi thót cả tim! Nhưng rồi tôi lại thở nhẹ nhõm, không việc gì! Thú thực, sự nhận lỗi của Sơn có làm tôi xấu hổ: Tại sao tôi không đủ can đảm đứng lên như Sơn? Giá mà tôi làm được như vậy. Thế mà tôi vẫn cứ ngồi im thin thít. Tôi do dự vì tôi nghĩ lần trước tôi đã hứa với mẹ là không bao giờ phạm khuyết điểm nữa. Bây giờ nếu tôi không nói là tôi lừa dối cô, dôi mẹ; còn nếu tôi nói thì tôi phải viết bản kiểm điểm thứ hai và sẽ bị mắng là không giữ lời hứa phấn đấu, không chừng còn bị “ăn đòn” nữa, bố tôi nóng tính lắm! Tôi đắn đo, thà bị mắng còn hơn là mang tội nói dối. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: Sơn không nói ra, tôi cũng không nói, thì nào ai biết tôi nói dối và thế là không bị “ăn đòn”. Thôi ém nhẹ đi để thoát đòn thì cũng đáng.

Hôm ấy đã không ai mách cô về lỗi của tôi cả. Tuy nhiên, tôi cũng không vui. Tôi thấy vừa thương vừa phục Sơn. Thương vì nó sẽ bị bô' mẹ mắng, phục vì lòng dũng cảm thật thà của nó. Tôi trách mình hèn, không dám thành thật. Tôi cứ tưởng sau buổi họp vì thoát tội tôi sẽ mừng, hóa ra không phải vậy. về nhà tôi chẳng thiết chơi gì. Sau này tuy tôi không bao giờ quên sách vở nữa nhưng vẫn ân hận mãi, cứ cầm đến vở Giáo dục công dân lại buồn.

12 tháng 7 2017

Mặc dù em đã được xem nhiều ca sĩ biểu diễn nhưng người ca sĩ đã để lại trong em nhiều tình cảm thân thương và hình ảnh đẹp nhất chính là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Người đã mang tiếng hát và tấm lòng của mình đến với tất cả khán giả yêu thích khắp nơi.

Có một lần em được theo ba mẹ đi dự buổi tiệc sinh nhật lần thứ bốn mươi của chú Đàm Vĩnh Hưng.Em vẫn còn nhớ hôm ấy chú hát rất nhiều bài nhưng trong các bài chú hát hay nhất vẫn là bài “ Ca Dao mẹ ”.Buổi tối hôm ấy chú mặc chiếc áo màu nâu nhạt cùng với chiếc quần cùng màu, chú còn khoác thêm một chiếc khăn choàng cổ vải ca rô.Tiếng hát của chú rất đặc biệt, vì nó không cao, không trong trẻo như một số ca sĩ khác nhưng lại hơi khàn. Khi hát chú hay đi đi lại lại, có lúc lại đi xuống cả các dãy ghế dành cho khán giả. Thỉnh thoảng chú thêm vào vài động tác lạ như quay người hay bước những bước ngắn như đang khiêu vũ với ai đó. Khi hát , thói quen đưa micro lên xuống khi biểu diễn của chú cũng rất lạ .Em thường nghe mọi người bảo rằng Đàm Vĩnh Hưng có giọng ca ngọt ngào , có khi vừa hát chú vừa nhắm mắt lại như để hết tâm hồn mình vào baì hát. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có nụ cười thật tươi với hàm răng trắng đều, mái tóc chú được chải cao và đây cũng là đặc điểm rất riêng biệt làm cho ai cũng dễ dàng nhận ra ngưới ca sĩ này từ mái tóc. Chưa hết, hôm ấy em còn được biết biệt tài đóng kịch hài của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nữa. Những câu nói vui dí dỏm của chú đã đem lại những tiếng cười thích thú và các tràng vỗ tay hoan hô không dứt. Cuối cùng buổi tiệc kết thúc thật hoành tráng khi tất cả các nghệ sĩ cùng lên sân khấu hát chung bài hát cuối để chào tạm biệt khán giả.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng,hay người ta còn gọi là “ Mr. Đàm”, quả là một người nghệ sĩ tài ba.Bằng tiếng hát, cách biểu diễn của mình chú đã đem lại cho mọi người những giờ phút giải trí thư giản thoải mái sau một ngày làm việc mệt nhọc.Em còn được biết ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng còn tham gia các hoạt động từ thiện giúp đỡ các nghệ sĩ gặp khó khăn và người nghèo ở nhiều nơi. Em mong sẽ có dịp được xem chú hát thêm nữa và sau này khi lớn lên , em cũng cố gắng học giỏi , thành công để cũng sẽ giúp đỡ được mọi người như chú vậy.

12 tháng 7 2017

Bài văn mẫu về thần tượng của giới trẻ hiện nay: Bài 1

I. Mở bài:

Thần tượng phải là một ai đó tài năng, một người xuất chúng, có phông văn hóa lớn, có nền tảng kiến thức sâu rộng. Đó là người đã đạt tới tầm cỡ nào đó khiến nhiều người ngưỡng vọng và noi theo. Ai đó muốn trở thành thần tượng, họ phải có tố chất và khổ luyện.

bai van mau ve than tuong cua gioi tre (4)

II. Thân bài:

Nhưng điều quan trọng nhất là phải có đạo đức, tư cách tốt, sống chuẩn mực, có liêm sỉ, biết tự trọng cao, có thái độ sống tốt với cộng đồng. Cho nên, để đánh giá một ai đó là thần tượng trong xã hội không phải dễ.

Trước hết, lựa chọn ai đó là thần tượng thì việc lựa chọn ấy phải phản ánh chính chiều sâu văn hóa mà họ có. Và thái độ hâm mộ thần tượng của họ cùng phản ánh chính xác tư duy, hiểu biết của họ. Nhìn một cách nghiêm túc, nếu lựa chọn ai làm thần tượng của mình một cách văn hóa thì ứng xử với thần tượng cũng rất văn hóa.

Người hâm mộ không phải là phong trào, hay đám đông - họ phải là những người có tầm hiểu biết mang tính thời đại, có nhân cách, có lòng tự trọng cao, biết xấu hổ, biết mình là ai. Trang Tử nói “khôn chết, dại chết, biết thì sống. Biết mình, biết người, biết thời đại”. Ví dụ như câu chuyện các fan hâm mộ “hôn ghế thần tượng”, "tranh nhau chiếc tất" hay "giằng nhau chiếc áo" là biểu hiện của người thiếu hiểu biết, ít tự trọng.

bai van mau ve than tuong cua gioi tre (1)

Ở lứa tuổi đang cắp sách đến trường chịu ảnh hưởng rất lớn của các thông tin từ truyền thông. Có nhiều tờ báo lạm dụng thông tin để câu khách, đi quá sâu vào đời tư nghệ sĩ; có nhiều chương trình truyền thông lăng xê thái quá một ca sĩ, một minh tinh bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, bằng những lời hoa mĩ phô trương…điều này vô hình chung đã tạo ra những hình mẫu “tiêu biểu”, người của “công chúng”, biến họ trở thành thần tượng mà người có hiểu biết, người có văn hóa khó chấp nhận được.

Các em học sinh, sinh viên tuổi đời còn trẻ, trải nghiệm cuộc sống chưa nhiều, tâm hồn còn trong sáng nên rất dễ bị lệch hướng, mất phương hướng về thẩm mĩ là điều dễ hiểu. Cộng với đó là nhiều em lười học hành, ít đọc để hiểu biết nên hành vi biểu hiện của các em về thần tượng trở nên kệch cỡm, ngớ ngẩn, đôi khi thật đáng thương.

bai van mau ve than tuong cua gioi tre (1)

Hiện nay, xuất hiện nhiều nghệ sĩ ca sĩ trẻ tuổi đang nổi tiếng trong giới trẻ. Họ trở thành thần tượng trong mắt của những thanh thiếu niên và tạo ra những xu hướng mới lạ. Nhưng làm sao để thanh thiếu niên biết được cách hâm mộ thần tượng cuả mình một cách không thái quá hay làm những hành động không đúng đối với thần tượng của mình. Đó là những nghi vấn của người ngoài cuộc khi thấy những hành vi không đúng đắn của thanh thiếu niên gây ra.

Thần tượng là hình mẫu lí tưởng, mô thức hoàn hảo trong lĩnh vực nghệ thuật mà người hâm mộ mún, học hỏi, noi theo và tiếp nối. Họ tạo nên những xu hướng mới lạ và khi đó người hâm mộ sẽ noi theo, bắt chước giống như thần tượng của mình. Những nghệ sĩ ca sĩ đánh bóng tên tuổi của mình bằng hình thức như luôn sáng tác các ca khúc, gây ra những tai tiếng xấu,… . Nhưng giới trẻ lại xem đó là những điều hay mà học hỏi.

bai van mau ve than tuong cua gioi tre (3)

Một số các thanh thiếu niên bắt chước thái quá hoặc giống hoàn toàn với thần tượng của mình. Đó cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh đang lo lắng cho con em của họ. Nhưng họ lại không có thời gian chăm sóc cho con của mình nên ít quan tâm đến.Vì vậy ngày càng nhiều những hành động hâm mộ thái quá của thanh thiếu niên.

Qua các sự việc được nêu ở trên cho ta thấy được hai mặt về việc hâm mộ thần tượng ở thanh thiếu niên:sống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Nhưng vấn đề là nét văn hóa ấy cần được người hâm mộ thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh một cách phù hợp để giúp bản thân vươn lên, tiến bộ không ngừng.

Và thần tượng phải góp phần làm cho người hâm mộ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, sống tốt đẹp và sống có ý nghĩa hơn.Vì vậy người hâm mộ nên học hỏi điều tốt đẹp từ thần tượng chứ không phải sùng bái mộtt cách điên cuồng rồi đua đòi,bắt chước theo những thói hư tật xấu mà bỏ bê học hành có khi dẫn đến bệnh hoang tưởng.

bai van mau ve than tuong cua gioi tre (5)

III. Kết bài:

Từ những hành động của thanh thiếu niên dành cho thần tượng của mình một cách thái quá cho ta rút được kinh nghiệm:chọn cho mình một thần tượng phù hợp để học ở đó thái độ cầu tiến, đề ra cho mình hướng đi, lối sống đúng đắn… .Chứ không phải bắt chước thái quá gây phản cảm cho người khác và có khi làm hại đến bản thân mình.

1 tháng 3 2017

Thơ hay về tình bạn


Tình bạn là những vần thơ
Tối về đắp gối ngâm quơ vài lời
Tình bạn áo trắng một thời
Bây giờ áo bạc phai rồi vẫn treo
Tình bạn hạt giống mang theo
Suốt đời tri kỉ gieo được mấy cây!


Cám ơn đời cho ta những bè bạn
Đã giúp ta chia sẻ những buồn vui
Sánh bước bên ta qua ngày dài vô tận
Cám ơn đời cho ta bạn tình
Đã cho ta biết thế nào là yêu thương
Sưởi ấm tim ta qua mùa đông giá lạnh
Đã cùng ta xây ngôi nhà hạnh phúc



TÌNH BẠN

Năm tháng cứ đầy lên. Tình bạn
Cũng đầy lên những kỷ niệm thân yêu
Những mẩu thư viết vội cuối chiều
Gài lên cửa, đợi người về sẽ đọc
Trong cả những ước mơ ta không đơn độc
Có bạn thân bên cạnh cùng mơ
Cùng luận bàn về thời cuộc... ngây thơ
Cùng tưởng tượng bao điều ngốc nghếch
Cùng kể cho nhau câu chuyện không đoạn kết
Về mối tình chớm nở trong tim
Và một vài lần ta bỗng lặng im
Cứ ngồi thế đến khi chiều tắt nắng

Bạn thân ơi, dù ở nơi xa vắng
Chưa bao giờ tôi thấy bạn rời tôi
Khi tôi vui cũng nghe tiếng bạn cười
Khi đau đớn, tôi nhìn ra cửa sổ
Những tin nhắn bay qua khung cửa
Chạm vào tôi âu yếm, vỗ về
Trái tim tôi vui sướng lắng nghe
Lời lặng lẽ bạn gửi bằng ý nghĩ

Tình bạn có bền hơn tình yêu không nhỉ?
Chẳng đam mê, cuồng dại trong hồn
Chẳng nhớ nhung tím thẫm cả hoàng hôn
Chẳng làm má rực lên màu lửa
Tình bạn là ngôi nhà không khóa cửa
Ta bước vào nào ngại ngần gì
Nhận ấm êm rồi lại bước chân đi
Đường xa lắc tìm riêng mình hạnh phúc…



BẠN BÈ ƠI

Sau những vui buồn mình phải chia xa
Bạn bè ơi, biết bao giờ gặp lại?
Đường đến tôi là con đường xa ngái
Nẻo tôi về dài hơn cả một chuyến bay

Yêu thương này tôi khắc lên bàn tay
Lằn chỉ tay nát nhàu ẩn hiện
Đường "bạn hữu" ở đâu, nào ai biết!
Nắm tay vào vẽ một nét bình yên

Ở nơi xa, khi băng giá triền miên
Tôi gắng giữ cho trái tim ấm áp
Da dẫu xạm đi, bàn tay khô ráp
Giữ trên môi trong trẻo một nét cười

Để mai này, lỡ bạn gặp tôi
Sẽ nhận ngay ra nụ cười thơ thuở ấy
Sẽ nghe trong ta ấm nồng lửa cháy
Nhóm lên bằng năm tháng, ngọt ngào ơi!



RA TRƯỜNG

Mơ gì em một thời đã qua
Một thời ước mơ thành cổ tích
Một thời điểm năm là nước mắt
Giọt tím buồn rơi trên cánh hoa xinh

Em ngồi đây, nghĩ về bạn, về mình
Cửa sổ mở tung, phượng xoè năm cánh đỏ
Mực nhoè bẩn lần cuối cùng trên vở
Giữa sân trường một tiếng trống vương rơi

Biết bao giờ em trở lại, thày ơi
Ai sẽ thay em trên ghế vẫn ngồi
Ai sẽ ngắt trộm hoa trong vườn thắm
Gai hồng tươi, tay ngượng giấu sau lưng?

Ai sẽ bước vui trong nắng tưng bừng
Vừa hết tiết đã vội quên lời thày mắng?
Và ai sẽ khóc đắng cay... Hành lang vắng
Gió xôn xao, lời an ủi ngọt ngào?

Bài ca chia tay ai viết tự khi nào?
Ai đã hát và ai còn sẽ hát?
Khuông nhạc đổi thay nốt nhạc không hề khác
Nét chấm dôi cuối cùng... ngân mãi đến xa xôi

LỚN LÊN CÙNG TUỔI THƠ

Tôi lớn lên cùng tuổi thơ của tôi
Cùng những con đường đạp xe không mệt mỏi
Những buổi chiều “dịu dàng không chịu nổi”
Những cái tên như khắc chạm trong đầu

Cứ ngỡ rằng mình đã lớn từ lâu
Sao càng lớn càng mơ về thơ ấu?
Lấy ngây thơ trèo me, nhặt sấu
Làm thước đo cho những quãng đời

Tôi như người của năm tháng xa vời
Nhặt nhạnh những cũ xưa gom góp về thực tại
Tập làm người với những điều khôn dại
Tập nhìn đời nhân hậu như trẻ thơ

Cô bé con hai bím tóc ngày xưa
Luôn nhìn tôi (thật buồn cười!) nghiêm nghị
Tôi có quên, có quên gì không nhỉ:
Ngôi nhà thân yêu nuôi lớn những ước mơ

Câu chuyện kể đêm mưa với kết thúc bất ngờ
Những trò chơi triền miên bên đống cát
Đêm lửa trại người đàn, người hát
Ngày ra trường nước mắt đẫm vai nhau...

Tôi bước đi về nơi đâu, nơi đâu
Cũng thấy mình bé hơn cô bé có hai bím tóc
Nhớ về tuổi thơ mình và khóc
Và lớn lên...

CHỈ LÀ BẠN THÔI

Mình với cậu chỉ là bạn thôi
Không thể hơn, suốt đời chỉ vậy!
Dù vắng cậu, mình có buồn thật đấy
Nhưng buồn - đâu phải đã cô đơn!

Mình với cậu chưa có phút giận hờn
Nhớ về cậu chưa bao giờ mình... khóc
Gặp nhau ở cầu thang, chỉ cười bằng mắt
Chỉ cười hoài... vì là bạn, không hơn!

Cậu ở bên, mình luôn thấy rất vui
Nhưng không bực nếu cậu đi cùng người khác
Và hồng trắng là hoa mình yêu nhất
Cậu biết rồi... Sao lại tặng hồng nhung?

Mình với cậu chỉ là bạn thôi!



Tình bạn

Tình bạn là lá là hoa

tình bạn là cả bài ca trên đời

tình bạn trong sáng tuyệt vời

đẹp hơn tất cả bầu trời ban đêm


đời mỗi người chỉ là trang giấy nhỏ

chỉ xấu đi đâu có thể sáng ngời

ai biết ai trong cả cuộc đời

nhưng quen rùi xin đưng quên nhau nhé

Tình bạn là những vần thơ

Tối về đắp gối ngâm quơ vài lời

Tình bạn áo trắng một thời

Bây giờ áo bạc phai rồi vẫn treo

Tình bạn hạt giống mang theo

Suốt đời tri kỉ gieo được mấy cây!

1 tháng 3 2017

Bài làm 1

Nếu ai hỏi tôi rằng người bạn thân nhất của bạn là ai? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là Lan – Cô bạn lớp trưởng lớp tôi.

Lan năm nay 11 tuổi, bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp.

Lan thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuân mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuân mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Lan luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Lan cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được.

Còn tính tình của Lan thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Lan sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Lan luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể. Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Lan.

Ở lớp Lan như vậy đấy còn về nhà Lan lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, Lan còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Lan còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Lan luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã dặt cho Lan một cái tên thật thân mật: ”Cô Tấm chăm làm”. Tình bạn giữa tôi và Lan ngày càng thân thiết. Tôi và Lan cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Lan đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn.

Chơi với Lan tôi thấy rất thỏa mái. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như vậy. Tôi mong ước sẽ được học cùng bạn để học tập những phẩm chất tốt của Lan.

Bài làm 2

Trong cuộc sống con người chúng ta luôn có những niềm vui, nỗi buồn, luôn có những khó khăn cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính vì vậy chúng ta cần có những người bạn tốt để giúp ta trong những lúc như vậy. Và em cũng có một người như vậy ngay từ tuổi nhỏ. Cậu ấy tên Quang.

Quang là hàng xóm của em. Chúng em chơi với nhau lúc còn bé xíu. Khi ấy cậu mập mạp, trắng trẻo rất đáng yêu. Lớn hơn một chút, chúng em học cùng lớp mẫu giáo, rồi lại cùng nhau vào trường tiểu học. càng ngày chúng em càng thân thiết với nhau hơn.

Giờ đây cậu ấy sở hữu một khuôn mặt chữa điền, làn da không còn trắng mịn như con gái mà ngăm đen khỏe mạnh. Cậu ấy chỉ cao hơn em một chút. Mái tóc cắt ngắn trông rất gọn gàng. Quang là một con người thân thiện, luôn tươi cười, cởi mở với mọi người xung quanh. Học nhóm, chơi thể thao, làm bài tập ngữ văn, lúc nào em và Quang cũng thành một cặp, gắn bó với nhau như hình với bóng.

Không chỉ thông minh, nhanh nhẹn, Quang còn rất biết quan tâm giúp đỡ người khác, nhất là với em. Vì em học kém môn Ngữ văn nên Quang ngày nào cũng sang nhà em làm gia sư bất đắc dĩ. Anh bạn gia sư của em còn là một cây văn nghệ cừ khôi. Cậu ấy đã từng dành ngôi vị quán quân trong cuộc thi tiếng hát học .sinh toàn trường. Mỗi dịp có lễ hội, nhìn cậu ấy hát trên sân khấu nhà trường, em thấy bạn rất chuyên nghiệp và trong lòng em có cảm giác tự hào khi có được người bạn như Quang.

Không chỉ học giỏi, hát hay, Quang còn rất ngoan ngoãn và biết giúp đỡ cha mẹ. Mỗi chiều đi học về em thường thấy Quang giúp bố mẹ cơm nước, dọn dẹp nhà cữa. Không những thế, những món ăn mà Quang nấu cũng không thể chê vào đâu được. Trong mắt em Quang trở thành một người bạn hoàn hảo. Là tấm gương xứng đáng cho em học tập và cố gắng noi theo.

Mỗi người bạn đều đem lại cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp. Nhưng người bạn thân thiết gắn bó khiến ta tự hào, ngưỡng mộ mà trở nên cố gắng tốt đẹp hơn càng đáng quý. Em mong tình cảm giữa em và Quang mãi mãi như bây giờ.

Bài làm 3

Như bao trẻ thơ khác, tôi có một đại gia đình hạnh phúc. Đại gia đình ấy là trường học của tôi. Nơi đây luôn vọng ra bao tiếng hát, tiếng cười. Và cũng nơi đây, tôi có một người bạn chí thân. Người ấy chính là Hoàng Minh Phúc.

Năm nay Phúc 13 tuổi. Vóc người mảnh khảnh, nước da ngăm ngăm nên có vẻ rắn rỏi. Nổi bật trên khuôn mạt xương xương của Phúc là cặp mắt đen láy, tròn xoe, hai hàng mi dày cong vút. Cái mũi cao cao rất đáng yêu, cái miệng nhỏ với đôi môi đỏ hồng luôn chúm chím. Mỗi khi Phúc cười, hai hàm răng trắng muốt với hai chiếc răng khểnh lộ ra trong thật có duyên. Hợp với khuôn mặt có duyên ấy là mái tóc đen mượt luôn cắt cao, gọn gàng. Những lúc giải lao, Phúc ngồi trong lớp học nhìn nơi cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh, khuôn mặt bạn như tỏa ra một ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, mái tóc, tư thế ngồi, kể cả trang phục, tôi thấy Phúc rất đẹp. Dưới mắt tôi, Phúc là người hoàn hảo về chân dung êm ngoài.

Không chỉ thế, nét đẹp từ nơi Phúc còn ẩn chứa bên trong. Một con người luôn khiêm tốn, sống giản dị, luôn quan tâm đến mọi người. Phúc học giỏi nhưng không tự cao, không ỉ lại, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, biết chia sẽ cùng mọi người. Phúc là tấm gương kiên trì vượt khó. Tuy gia đình bạn còn khó khăn nhưng Phúc không nản lòng, vẫn vượt lên trong học tập. Phúc chăm học, chăm làm. Vừa học vừa giúp đỡ bạn cùng tiến. Bản không hề nản lòng trước mọi khó khăn. Luôn tin tuongr ở ngày mai là tâm niệm của bạn. Không chỉ tin tưởng mà còn là sự cố gắng. Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập, giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. Đôi tay nhỏ nhắn của Phúc làm biết bao nhiêu việc. Nào là quét nhà, nấu cơm, nhặt rau, rửa bát… Tôi ở gần nhà Phúc nên chúng tôi thường cùng nhau đi học, trao đổi bài, cùng nhau hướng tới ngày mai tươi sáng. Có lần Phúc hỏi tôi:

– Ước mơ ngày mai cảu bạn là gì?

Tôi trả lời:

– Mình muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin.

Phúc cười tươi tắn rồi nói:

– Thế là cùng ước mơ với mình rồi đấy!

Cả hai chúng tôi đều toát lên một niềm vui khó tả. Chúng tôi cũng nghĩ rằng: không có một thành công nào tự đến mà không phải trải qua gian lao, thử thách và một quá trình bền bị, kiên trì. Phải có nghị lực vươn lên và một ước mơ cháy bỏng để đi đến một thành công trong cuộc sống. Từ những suy nghĩ đó, tôi và Phúc lại miệt mài hơn trong học tập. Mẹ Phúc bảo với tôi:

– Bác rất tự hào về thằng Phúc và rất tự hào về cháu. Chúng cháu thân thiết như anh em ruột thịt và chăm ngoan, học giỏi nên Bác rất mừng. Bác muốn hai cháu mãi là đôi bạn tốt.

Lời động viên ấy đã giúp tôi và Phúc không ngừng vương lên, nó như tiếp sức mạnh cho đôi bạn nhỏ chúng tôi. Hai chúng tôi có cùng một sở thích, muốn khám phá những điều bí ẩn về công nghệ. Có lần chúng tôi đã mở tanh bành chiếc điện thoại điện tử mà bố đã tặng chúng tôi nhân ngày sinh nhật. Vì muốn biết những điều kì diệu bên trong nên tôi và Phúc đã quên rằng đây là món quà có ý nghĩa, không nên làm hỏng. Và đây cũng là một kỉ niệm của đôi bạn chúng tôi ở những ngày thơ ấu.

Tôi thật tự hào khi có một người bạn như Phúc. Một con người sống toàn diện, tình cảm dạt dào và đầy nghị lực. Tấm gương của Phúc đã soi sáng để các bạn của lớp tôi noi theo và hoàn thiện về mình.

18 tháng 7 2017

Làm rồi.

31 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nhé !!

Một chú Bướm màu sắc sặc sỡ xậy xòe, nhởn nhơ trong rừng cây. Bướm bỗng phát hiện Ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:

- Chào Ong mật, mấy khi gặp được bạn vàng! Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh, hạnh phúc thật! Đất trời là của chúng ta, không gian bao la tha hồ du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài, phải không Ong?

- Sao đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thể thế được, Bướm ạ!

Bướm vẫn lải nhải:

- Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh. Chân chẳng để rong chơi, cánh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làm gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nhiêu nếu trọn đời la cà trong các công viên, “dập dìu cùng gió sơm mây chiều trong bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của lễ hội. Từ chót vót đỉnh núi Ba Vì và 99 cánh rừng xung quanh đó, ngàn vạn Bướm Trắng, Bướm Nâu bay đi trẩy hội mùa xuân, mở những vũ hội bất tận trong không trung để rồi xuân qua hè tới, lại kéo nhau về mùa lượng trên những núi rừng trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đó là cách sống củ loài bướm chúng tôi.

Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không thể chịu được cái triết lí lỗi thời của Bướm. Ong liền cất tiếng.

- Bướm có biết một nhà văn đã nói về chúng ta không? Ong bảo: “Nhện nằm ỳ một chỗ, Bướm loăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử tiến hóa của nhân loại không hề có mặt Nhện và cũng chẳng cso mặt Bướm, chỉ có mặt Ong mà thôi”, Ong bay đó đây để đem lại cho đời những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.

Bướm cố bào chữa:

- Nhưng cuộc sống của các bạn gò bó, vất vả quá, ai mà chịu được. Các nhà khoa học bảo rằng xã hội loài ông là xã hội nghiêm ngặt, đi về không được nhầm cửa nhầm nhà, chân không có phần hoa, người không có sản phẩm thì đừng hòng vào tổ, mấy chú ong trực ca sẽ đuổi thẳng tay, không nhân nhượng. Chao ôi, khiếp quá, còn gì tự do! Khoa học còn tính toán rằng muốn có một ký mật hoa, giả sử Ong chỉ có một thân một mình thì Ong phải bay đi bay về tất cả 45 vạn ki lô mét, áng chừng hơn 10 lần vòng trái đất. Thú thật, chỉ nghĩ đến cũng nhói tim rồi.

Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã Bướm lêu lổng, vô tích sự ấy. Rừng cây đang dâng hoa, con người đang chờ mật, Ong hồi hả bay đi theo cách sống của mình:

- Thà làm loài Ong vất vả và hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất định không thể làm loài Bướm ích kỷ, lười biếng, chỉ biết bay lượn rong chơi.

31 tháng 1 2017

Đề bài: Bướm và ong gặp nhau trong một vườn hoa cùng nhau trò chuyện về cách sống của mình. Em hãy kể lai cuộc gặp gỡ đó theo trí tương tượng của em.

Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:

– Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?

– Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.

Bướm vẫn lải nhải:

– Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!

Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:

– Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.

– Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!

Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:

– Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi.

12 tháng 2 2017

lên mạng có đó bn

12 tháng 2 2017

Vậy bạn tìm giúp mình đi,mình sắp thi rồihum không có thời gian tìmkhocroi

18 tháng 2 2017
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Chuẩn bị ở nhà
- Lập dàn ý cho một bài nói về văn miêu tả theo đề cho trước hoặc tự chọn:
+ Tả cảnh;
+ Tả người.
- Có thể tự mình tập nói trước gương để quan sát và điều chỉnh giọng nói, sắc thái biểu cảm, cử chỉ,...
2. Thực hành trên lớp theo dàn ý đã chuẩn bị ở nhà
- Thảo luận trong tổ, trao đổi về dàn ý và tập nói; chọn bài nói tốt nhất để trình bày trước lớp;
- Có trình bày trước lớp hay không thì vẫn phải chú ý các ý kiến nhận xét của các bạn, của thầy cô giáo để chỉnh sửa về nội dung bài nói cũng như cách nói.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc đoạn văn dưới đây, tưởng tượng và tả lại quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.
Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng "chữ rông" thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ [...]
(A. Đô-đê)
Gợi ý:
Tưởng tượng quang cảnh lớp học theo gợi ý sau:
- Đoạn văn tả cảnh lớp học đang trong hoạt động gì?
- Chi tiết nào, hình ảnh nào tiêu biểu cho giờ tập viết?
- Các chi tiết và hình ảnh được tả theo trình tự ra sao?
2. Thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng có gì khác so với thường ngày? Hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men trong buổi học ấy.
Gợi ý: Dựa vào gợi ý ở bài tập trên để hình dung ra không khí chung của lớp học trong buổi học cuối cùng. Miêu tả hình ảnh thầy Ha-men trong khung cảnh và không khí chung của buổi học ấy.
Lưu ý khắc hoạ những đặc điểm nổi bật của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng: về tâm trạng, trang phục, giọng nói, cử chỉ,... đặc biệt chú ý miêu tả nét mặt. Đây là bài văn nói, không nên viết sẵn rồi đọc mà chỉ vạch ra những ý chính để dựa vào đó mà diễn đạt bằng miệng, tập nói cho rõ ràng, tự tin, chú ý điều chỉnh giọng nói, sắc thái biểu cảm cho phù hợp với nội dung miêu tả.
3*. Lập dàn ý cho bài văn nói với đề văn sau:
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, em cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh người thầy ấy trong phút giây xúc động vì được gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.
Gợi ý:
- Em đã cùng mẹ đi đến nhà thầy giáo cũ của mẹ như thế nào? Trước khi đến, mẹ em đã giới thiệu với em những gì về người thầy ấy?
- Tập trung miêu tả hình ảnh người thầy giáo ở các đặc điểm:
+ Thái độ của người thầy khi được gặp lại học trò cũ sau nhiều năm;
+ Người thầy ấy ăn mặc như thế nào?
+ Dáng vóc, khuôn mặt của người thầy có gì đặc biệt?
+ Cử chỉ, giọng nói của người thầy bộc lộ sự xúc động như thế nào?
+ Khi em và mẹ ra về, người thầy nói những gì? Thái độ như thế nào?
- Nêu cảm nhận của riêng em về tình nghĩa thầy - trò qua những gì em được thấy khi cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.
4. Tham khảo các đề bài luyện nói miêu tả sau:
a) Em đã từng được chứng kiến trực tiếp cảnh bão lụt, hoặc gián tiếp qua truyền hình, báo chí, nghe kể lại,... Hãy lập dàn ý cho bài nói miêu tả lại cảnh bão lụt ấy.
b) Hãy tả một người thân của em.
c) Hãy tả lại hình ảnh ông Tiên hoặc ông Bụt trong truyện cổ tích theo tưởng tượng của em.

18 tháng 2 2017

Ttham khảo nha bạn:

=>

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc đoạn văn dưới đây, tưởng tượng và tả lại quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.
Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng "chữ rông" thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ [...]
(A. Đô-đê)
Gợi ý:
Tưởng tượng quang cảnh lớp học theo gợi ý sau:
- Đoạn văn tả cảnh lớp học đang trong hoạt động gì?
- Chi tiết nào, hình ảnh nào tiêu biểu cho giờ tập viết?
- Các chi tiết và hình ảnh được tả theo trình tự ra sao?
2. Thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng có gì khác so với thường ngày? Hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men trong buổi học ấy.
Gợi ý: Dựa vào gợi ý ở bài tập trên để hình dung ra không khí chung của lớp học trong buổi học cuối cùng. Miêu tả hình ảnh thầy Ha-men trong khung cảnh và không khí chung của buổi học ấy.
Lưu ý khắc hoạ những đặc điểm nổi bật của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng: về tâm trạng, trang phục, giọng nói, cử chỉ,... đặc biệt chú ý miêu tả nét mặt. Đây là bài văn nói, không nên viết sẵn rồi đọc mà chỉ vạch ra những ý chính để dựa vào đó mà diễn đạt bằng miệng, tập nói cho rõ ràng, tự tin, chú ý điều chỉnh giọng nói, sắc thái biểu cảm cho phù hợp với nội dung miêu tả.
3*. Lập dàn ý cho bài văn nói với đề văn sau:
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, em cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh người thầy ấy trong phút giây xúc động vì được gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.
Gợi ý:
- Em đã cùng mẹ đi đến nhà thầy giáo cũ của mẹ như thế nào? Trước khi đến, mẹ em đã giới thiệu với em những gì về người thầy ấy?
- Tập trung miêu tả hình ảnh người thầy giáo ở các đặc điểm:
+ Thái độ của người thầy khi được gặp lại học trò cũ sau nhiều năm;
+ Người thầy ấy ăn mặc như thế nào?
+ Dáng vóc, khuôn mặt của người thầy có gì đặc biệt?
+ Cử chỉ, giọng nói của người thầy bộc lộ sự xúc động như thế nào?
+ Khi em và mẹ ra về, người thầy nói những gì? Thái độ như thế nào?
- Nêu cảm nhận của riêng em về tình nghĩa thầy - trò qua những gì em được thấy khi cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.
4. Tham khảo các đề bài luyện nói miêu tả sau:
a) Em đã từng được chứng kiến trực tiếp cảnh bão lụt, hoặc gián tiếp qua truyền hình, báo chí, nghe kể lại,... Hãy lập dàn ý cho bài nói miêu tả lại cảnh bão lụt ấy.
b) Hãy tả một người thân của em.
c) Hãy tả lại hình ảnh ông Tiên hoặc ông Bụt trong truyện cổ tích theo tưởng tượng của em.