Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, xem nỗi đau của bệnh nhân như nỗi đau của mình. Một người thầy thuốc có y đức thì luôn được mọi người yêu mến và tôn trọng. Làm thế nào để: "Xây dựng môi trường bệnh viện thân thiện theo đúng tinh thần bệnh viện là nhà, bệnh nhân là chủ, y, bác sĩ là người phục vụ", luôn là điều trăn trở của ngành Y tế và của mọi người.
Ai đã từng đi khám bệnh hoặc đi chữa bệnh ở các cơ sở y tế mới thấy được câu nói của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu” quan trọng đến nhường nào. Làm bất cứ nghề gì cũng cần đến lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề, nhưng với đặc thù của ngành y thì người hành nghề cần phải đề cao đạo đức nghề nghiệp mà xã hội thường gọi là y đức.Trong sự phát triển đi lên của xã hội nói chung và sự phát triển của ngành y tế nói riêng, giữa những khó khăn và thách thức để tồn tại và phát triển, y đức và chất lượng khám chữa bệnh được coi là vấn đề cốt lõi của toàn ngành y tế. Trong thời gian qua, chúng ta không phủ nhận trong đội ngũ những người thầy thuốc, vẫn còn những điều vướng bận ở nơi này hay nơi khác, nhưng họ đã có những sự đóng góp và hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, cho sự phát triển đi lên của toàn xã hội. Trước những thách thức của cuộc sống, bệnh tật ngày càng nhiều, xã hội cần sự tận tình, chia sẽ nhiều hơn nữa của đội ngũ y bác sĩ để nâng cao vấn đề y đức và chất lượng khám chữa bệnh cho nhân. Có như vậy chúng ta mới thấm nhuần câu nói của Hải Thượng Lãn Ông “Không có nghề nào đạo đức bằng nghề y và không nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”./.
Trong đời ai cũng có một người mẹ luôn yêu thương, chăm sóc mình. Dù chúng ta có làm lũng, nghịch phá đi chăng nữa mẹ vẫn tha thứ và căn dặn nhắc nhở. Tôi cũng có một người mẹ như vậy. Mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, nhưng vẻ đẹp của mẹ ít ai nhìn thấy được. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ vẻ đẹp của người mẹ hiền từ. Làn da mẹ không còn hồng hào nữa mà hơi nhợt nhạt đi vì thời gian. Mẹ có mái tóc xõa ngang vai, màu nâu đen và hơi xoăn. Những cuộn tóc nhỏ cài bên vành tai nhỏ nhắn. Đôi môi mẹ không đỏ thắm như các thiếu nữ khác mà luôn nở một nụ cười hiền dịu. Cằm mẹ có nét cương quyết nhưgn rất dịu dàng. ở tuổi 42, trên gò má mẹ đã có nhiều nếp nhăn, Nhưng mẹ vẫn không đánh mất vẻ trẻ trung của mình. Vàng trán cao tỏ vẻ thông minh nhanh nhẹn.
Bàn tay mẹ là một bàn tay rám nắng, những ngón tay gầy gầy. Nhưng nó cũng là một bàn tay đảm đang, khéo léo. Đôi mắt mẹ to, sáng, long lanh và ánh lên những nét hiền dịu, trìu mến. Đối mắt ấy như biết nói, nó an ủi, động viên lúc tôi vui buồn. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm.
Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp trong tâm hồn mẹ. Trang phục mẹ dạy của mẹ rất giản dị, thường là chiếc áo màu vàng và chiếc quần xám đen. Khi tôi làm văn, từng hàng chữ mềm mại hiện ra với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt.
Con cảm ơn mẹ, cảm ơn về những gì mẹ đã làm cho chúng con. Mẹ là một người bạn, người thầy của tuổi thơ. Con yêu mẹ lắm, mẹ ơi!
Ông nội em là người mà cả gia đình đều kính trọng, là người gần gũi nhất với em.
Ông đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng đi lại còn rất nhanh nhẹn . Vóc người dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ âu phục màu xanh lam khi đi đây đi đó. Mái tóc ông đã gần bạc hết, lúc nào cũng cắt cao và chải vuốt rất gọn gàng. Đôi mắt ông không còn tinh anh như trước nữa nhưng ông thích đọc báo, xem tivi. Những lúc ấy ông phải mang kính, chăm chú một cách tỉ mỉ. Răng của ông đã rụng đi mấy chiếc nên cái miệng móm mém. Đôi bàn tay ông toàn xương xương và chai sần vì đã lao động quá nhiều nhưng ông làm đâu ra đấy!
Những ngày thơ ấu, em được sống tronhg tình thương bao la của ông, được che chở, được dắt dìu. Ông luôn quan tâm đến cía ăn cái mặc, việc học hành của em. Bữa ăn, ông thường bỏ thức ăn cho em. Ông vui khi em chóng lớn, học hành tiến bộ. Ông luôn lo lắng cho tất cả mọi người trong gia đình, nhắc nhở công việc làm ăn của bố mẹ em. Ông là chỗ tựa tinh thần cho cả nhà Nhớ có ông mà mỗi thành viên trong gia đình đều vững bước đi lên. Chẳng những ông quan tâm đến gia đình mà còn quan tâm đền tình làng nghĩa xóm. Ông hay giúp đỡ người nghèo khó, người không may mắn trong cuộc sống. Ông thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục cả nhà. Bởi vậy nên mọi người lúc nào cũng yêu quý ông.
Tấm lòng nhân ái của ông là ngọc đuốc soi sáng tâm hồn. Ông đã truyền thêm sức mạnh cho em vững bước đi lên trên con đường học tập. Gia đình em luôn tôn kính, làm theo những gì ông mong muốn. Em vẫn thường quanh quẩn bên ông, lúc thăm vườn cây, khi bắt sâu, nhổ cỏ giúp ông. Em thần mong sao ông em vẫn mãi như hôm nay
Bạn tham khảo nhé!
Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.
Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.
Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Xong rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:
- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.
Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:
- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.
Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:
- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa không trực nhật, nếu không có bạn ấy thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?
Chúng tôi thi nhau: "Có ạ!" Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ . Qua câu chuyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gắp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.
Học tốt!!!!
Bạn có thể tham khảo ở đây nha!
Bài Mẫu Số 1: Kể Về Một Việc Làm Tốt Của Bạn Em
Trước đây, tôi thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện đã xảy ra tuần trước khiến tôi hiểu là không phải như vậy đâu các bạn ạ. Tôi đã được chứng kiến một tấm gương người tôt việc tốt ngay tại lớp tôi. Tôi xin kể lại về tấm gương ấy là bạn Ngô Xuân Anh.
Hôm ấy là tiết 4 môn sinh học thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2015. Sau giờ ra chơi, Xuân Anh vào phòng bộ môn sinh cùng với các bạn trai và nhặt được tờ tiền 200.000 đồng. Cả lớp ồ lên có bạn còn nói: "Tại sao mình lại là người không nhặt được số tiền ấy nhỉ?" Thấy bạn Xuân Anh đưa mắt nhìn sau đó suy tư một
hồi lâu như đang nghĩ: "Trả hay không trả? Có tiền, chắc là bạn sẽ mua truyện này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi ao ước từ bấy lâu,..." Thấy Xuân Anh cười tủm tỉm Một bạn trai liền nói: "Xuân Anh ơi, đừng đưa tiền cho cô giáo mà dùng tiền khao cả lớp trà đá đi." Một nửa lớp đồng thanh nói: "Ừ đúng rồi, Xuân Anh ơi đừng trả." Đột nhiên một bạn nói: " Bạn Xuân Anh ơi, hãy đưa lại tiền cho cô giáo để cô trả lại cho người mất đi. Cậu còn nhớ phong trào nhà trường phát động không đó là: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất."
Còn một nửa kia của lớp cũng đồng ý, ý kiến của bạn đó. Một nửa lớp thì bảo không trả còn nửa kia của lớp thì bảo trả. Xuân Anh chỉ cười không nói, rồi đứng dậy xin phép cô Ngọc ra ngoài. Tôi nhìn theo và nghĩ "Hình như bạn muốn trả lại cho người mất hay sao ấy". Một lúc sau bạn lặng lẽ quay trở về phòng tiếp tục học với nét mặt thanh thản.
Quả nhiên, sáng thứ 2, bạn Xuân Anh được cô hiệu trưởng tuyên dương trong giờ chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến Xuân Anh vô cùng xúc động. Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong tôi sự thật thà trả lại người mất dù là những vật nhỏ bé trong lớp. Tôi chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.
Bài Mẫu Số 2: Kể Về Một Việc Làm Tốt Của Bạn Em
Ở lớp, tôi thường chơi thân với Hoàng Bách. Đó là một cậu bạn vừa học giỏi, vừa tốt bụng. Hôm qua, cậu đã làm một việc tốt khiến tôi ngưỡng mộ và cần học tập.
"Tùng tùng tùng!" Hồi trống quen thuộc vang lên, chúng tôi nhanh chóng chào cô và chạy ào ra cửa lớp. Tôi và Bách đi ra cổng 2. Thường ngày, tôi vẫn hẹn mẹ ở đó. Còn nhà của Bách ở ngay đối diện cổng trường nên hai đứa cùng đi ra cổng. Cổng trường lúc này tấp nập người. Bách tạm biệt tôi rồi tiến về phía đường. Từ xa, tôi đã quan sát thấy Bách đứng nói chuyện với một bà cụ. Nói vài câu, Hoàng Bách và bà cụ đi đến trước vạch trắng sang đường. Cậu bạn đưa bàn tay mũm mĩm của mình ra nắm lấy đôi tay nhăn nheo của bà cụ. Bách dắt bà cụ băng qua đường. Dù con đường lúc này xe cộ đi lại đông đúc, cậu bạn vẫn giơ cánh tay ra vẫy vẫy để xin đường. Sang đường, cụ già nắm hai tay Bách, tôi đoán chừng là cụ nói cảm ơn. Bách mỉm cười chia tay cụ và mở cổng vào nhà của mình.
Sáng nay, tôi kể lại cho Bách sự việc hôm qua tôi nhìn thấy. Cậu bạn chỉ cười và bảo việc sang đường lúc đông xe cộ đã quen thuộc với cậu rồi. Tôi thật may mắn khi có một người bạn tốt bụng như vậy.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.
Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực
Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.
Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy – thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế – thầy còn là một người bạn lớn.
Cô Minh Nguyệt là người luôn chỉ bảo, giảng dạy cho chúng tôi từng li từng tí. Cô là người mẹ hiền thứ hai của tôi, người đã mở ra cho tôi kho tàng tri thức của tuổi học trò.
Năm nay, cô Nguyệt đã ngoài ba mươi tuổi. Cô có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà, đen nhánh xõa ngang vai. Bàn tay thon thon như búp măng của cô viết nên những dòng chữ thật đẹp. Khuôn mặt của cô hình trái xoan. Trên đôi môi của cô lúc nào cũng nở một nụ cười tươi rói với học sinh. Đôi mắt của cô luôn nhìn chúng tôi với vẻ hiền từ, trìu mến. Đôi mắt ấy biết cười đùa, biết xoa dịu, biết vỗ về an ủi. Cô là người đã dạy cho tôi bao điều để giờ đây, khi cầm tấm giấy khen trên tay, tôi đã rất xúc động và thầm cảm ơn cô rất nhiều.
Cô là một người rất bao dung, độ lượng và rất mực thương yêu học trò. Khi chúng tôi mắc lỗi, cô không la mắng mà chỉ ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo để chúng tôi hiểu chỗ sai của mình và sửa lỗi. Những hôm tôi bị ốm, cô và các bạn thường đến thăm tôi và động viên tôi.
Người ta thường nói: “Nghề giáo như nghề chèo đò, mỗi năm là một chuyến đò đưa khách qua sông”. Quả đúng như vậy. Cô đã dạy bảo biết bao nhiêu thế hệ học sinh như chúng tôi. Tôi sẽ nhớ mãi về cô, người mẹ thứ hai đã chắp cho tôi đôi cánh để bay cao, bay xa hơn tới tương lai. Sau đó, tôi sẽ phải xa cô, xa các bạn. Cứ nghĩ đến lúc đó, bất chợt, trong tâm trí tôi lại hiện lên những vần thơ của tuổi học trò.
Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn
Xa cổng trường khép kín với thời gian
Sợ phượng rơi là nỗi nhớ với thời gian
Sẽ phải sống trong muôn vàn nuối tiếc
Rồi mai đây bé làm người lớn
Còn ai đi nhặt cánh phượng hồng
Còn ai làm con thuyền giấy trắng
Mùa hạ về lấp lánh bên sông
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non ríu rít sân trừng
Tôi sẽ mãi giữ những vần thơ ấy như là một kỉ niệm về cô – cô giáo của tuổi thơ tôi.
Bài làm 2
Tuổi thơ em được nuôi lớn trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của những người thân trong gia đình. Tối tối, em được ru bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích thần kì của bà. Khi đến trường, em lại nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt, tận tình của các thầy cô giáo. Em yêu quý nhất là cô Thúy – người cô luôn tận tình với chúng em trong suốt hai năm học cuối bậc Tiểu học.
Cô có dáng người cân đối, nước da trắng, khuôn mặt dịu hiền. Đôi mắt cô đen láy với ánh nhìn yêu thường, trìu mến. Mỗi lần cười, cô để lộ hàm răng trắng đều. Cô còn đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Nụ cười của cô như đóa hoa hồng nở trong ánh nắng ban mai. Ngày ngày, cô đến lớp trong tà áo dài màu thiên thanh truyền thống khiến cô đã đẹp lại càng đẹp hơn. Giọng cô dịu dàng, trong trẻo như tiếng hát của chim họa mi, cách giảng bài của cô rất dễ hiểu. Từng bài giảng như in sâu vào tâm trí của mỗi chúng em. Với mỗi bài văn, bài thơ, cô đều thả vào đó tâm hồn của mình giúp chúng em hiểu hơn về bài học. Cô Thúy viết chữ rất đjep và còn có cách rèn chữ hiệu quả nữa. Cả lớp em đều đạt vợ sạch chữ đẹp. Riêng em, nhờ được cô chỉ bảo, chữ viết của em tiến bộ hơn nhiều. Em đã giành giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của Huyện.
Đối với em, cô giáo như người mẹ hiền thứ hai vậy. Cô luôn quan tâm đến tất cả các bạn học sinh trong lớp. Bạn nào có hoàn cảnh đặc biệt, cô đều nắm bắt được và sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Em còn nhớ như in kỉ niệm hồi lớp Năm. Hôm ấy, đúng giờ tan học, bỗng nhiên một cưa mưa bất ngờ ấp tới, quanh cảnh sân trường thật náo loạn. Người thì mặc áo mưa về, người thì chạy đi trú. Em chờ mãi mà không thấy bố mẹ đến đón. Một lúc sau, trường vắng ngắt, chỉ còn một mình em. Vừa lạnh vừa sợ, em bật khóc nức nở. Đúng lúc ấy, cô Thúy đang chuẩn bị ra về. Nhìn thấy em, cô vội tới hỏi han và dỗ dành em. Cô gọi điện thoại cho bố mẹ em nhưng không ai nhấc máy. Cô liền đèo em về nhà. Về đến nhà, thấy cửa vẫn khóa, cô đã cùng em đứng chờ bố mẹ về. Mãi tối muộn thì bố mẹ mới về tới nhà vì tắc đường. Cả nhà em đều cảm ơn cô. Cô chỉ mỉm cười và chào gia đình em để ra về. Lúc đó, trời đã sẩm tối, em rất lo cho cô. Sáng hôm sau, em nghe tin cô bị ốm. Em kể lại câu chuyện chiều hôm trước cho các bạn trong lớp nghe. Chúng em cùng đến thăm cô và chúc cô chóng khỏe. Cô rất xúc động trước tình cảm của cả lớp em.
Kỉ niệm về cô Thúy không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Cô như người lái đò cần mẫn, ngày ngày từng bước đưa chúng em đến gần với ước mơ. Cô dạy chúng em trở thành người có ích cho đất nước như ươm những mầm xanh. Cô sẽ mãi là người mẹ hiền thứ hai của em, em cũng tự hứa sẽ mãi là đứa con ngoan của cô. Mai này, dù cất cánh bay đi khắp phương trời nào, em cũng sẽ tìm về thăm cô.
hôm qua
bước tới đèo ngang bỗng mất đà
đập đầu vào đá máu tuông ra
lom khom dưới núi tìm y tá
y tá theo trai Đ*o có nhà
mất máu đau đầu em sắp chết
khắc lên bia đá một dòng chử
BƯỚC TỚI ĐÈO NGANG NHỚ LẤY ĐÀ
Kể về ước mơ trở thành nhà văn
Mỗi người đều có một ước mơ của mình, người thì ước làm chú bộ đội, người ước làm cô giáo, người ước làm phi công. Và em cũng có ước mơ của mình. Ước mơ của em chính là trở thành nhà văn.
Khi em kể cho mọi người về ước mơ này, nhiều người cho rằng em là người thật lãng mạn. Làm nhà văn thì sẽ phải có tâm hồn lãng mạn, biết quan sát, sống tình cảm, chan hòa với mọi người. Từ bé em đã đọc sách của chú Nguyễn Nhật Ánh, chú ấy viết rất hay, em bị lôi cuốn bởi cách viết giản dị nhưng tình cảm của chú ấy.
Sau này em cũng muốn trở thành một nhà văn, có thể được đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thăm quan nhiều nơi và có thể bắt đầu viết. Có lẽ khi đó cảm xúc sẽ rất nhiều và em sẽ có tác phẩm hay. Nếu được làm nhà văn thì em sẽ thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến, em sẽ có những cuốn sách của riêng mình, có thể mang đi khoe mọi người về sản phẩm của em.
Vì ước mơ muốn làm nhà văn nên từ bây giờ em phải đọc thật nhiều, viết thật nhiều thì sau này mới có thể viết tốt được. Em rất ngưỡng mộ những nhà văn, nhà thơ vì họ có một đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm đẹp cho đời bằng những trang viết, và em cũng muốn trở thành những người như vậy.
Em thích tự do, thích bay nhảy nên em không thích những việc phải ngồi một chỗ. Em nghĩ làm nhà văn phải đi nhiều, sống nhiều thì mới có những tác phẩm hay và ý nghĩa. Em sẽ cố gắng thật nhiều để có thể đạt được ước mơ của mình.
Dù con đường mà em đi còn rất dài nhưng em nghĩ nếu mỗi người có ước mơ, biết cố gắng và phấn đấu thì chắc chắn sẽ làm được. Em muốn viết những cuốn sách về gia đình, tình bạn, tình yêu, cuộc sống. Em sẽ giành tặng ba, tặng mẹ vì họ là những người sẽ luôn bên cạnh em, động viên cố gắng em học tập thật tốt.
Em sẽ cố gắng để đạt được ước mơ ấy.
Bạn tham khảo nhé
Người mà em rất quý rất trọng và cũng rất gần gũi, đó là cô Lê Thi Thanh Xuân bác sĩ răng hàm mặt của bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Bác sĩ Xuân là bạn thân của mẹ em từ hồi học phổ thông trung học cho đến giờ. Hai người làm hai nghề khác nhau. Mẹ em vào sư phạm, ra trường về nhận nhiệm sở ở trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh, còn cô đi vào ngành y rồi về công tác ở tỉnh nhà. Hàm răng em đều và đẹp cũng nhờ cô Xuân chăm sóc thường xuyên. Cô là một người tận tụy trong công việc và rất thương bệnh nhân. Những khách hàng đến trồng răng làm hàm, nhổ, trám… cô đều khám rất kĩ càng và luôn tỏ thái độ nhã nhặn, lịch sự với khách. Cô cũng đã từng đi tu nghiệp ở Nhật, nên tay nghề cô rất cao, tạo được uy tín với khách hàng. Mọi người thường tìm đến cô để khám và chữa bệnh răng.
Chú là một họa sĩ, bạn thân của bố em. Hiện chú đang công tác ở trường Văn hóa nghiệp vụ của tỉnh. Chú vừa làm công tác quản lí và tham gia giảng dạy. Mỗi lần, sáng tác được bức họa nào, chú thường đưa cho bố em bình phẩm, góp ý. Hai người có vẻ tâm đầu ý hợp lắm. Đến nhà chú chơi, thấy những bức tranh chú vẽ hồi thời kì kháng chiến được lồng vào những cái khung nhỏ nhỏ xinh xinh treo trên tường, em rất thích. Nhiều khi thấy em chăm chú nhìn vào một bức tranh nào đó, thì chú lại đến bên cạnh, nói cho em biết thời điểm và hoàn cảnh vẽ bức tranh ấy. Bức thì vẽ rừng dừa bị bom Mĩ tàn phá, bức thì vẽ cảnh tàu địch bị bộ đội ta đánh cháy, đánh chìm trên sông Hàm Luông, bức thì vẽ cảnh sinh hoạt của đơn vị chú ở vùng giải phóng v.v… Chú là một người dễ mến, dễ gần và rất thương yêu trẻ con. Chú nói, bữa nào chú sẽ dạy cho em cách vẽ, cách tô màu, cách phóng tranh vì thấy em rất mê môn vẽ.