K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 7 2018

Em Yêu thích bài ca dao

ông cha như núi ngất trơi
nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
núi cao biển rộng mênh mông
cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Vì nó cho thấy công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ là vô tận không thể đo đếm được "công cha như núi ngất trời" công lao của cha được so sánh với núi ngất trời cao vô tận. Còn công lao của mẹ thì được so sánh với nước ở ngoài biển Đông bao la rộng lớn "nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông". Để rồi em cảm thấy thêm yêu thương cha mẹ của mình

4 tháng 7 2018

Em thishc ca dao:công cha như núi ngất trơi
nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
núi cao biển rộng mênh mông
cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Vì:Công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ là vô tận không thể đo đếm được "công cha như núi ngất trời" công lao của cha được so sánh với núi ngất trời cao vô tận. Còn công lao của mẹ thì được so sánh với nước ở ngoài biển Đông bao la rộng lớn "nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông". Ông bà, tổ tiên đã dạy chúng ta là công lao cha mẹ rất to lớn phải ghi nhớ không được quyên, dù cho chúng ta có lớn lên và trưởng thành đi chăng cũng phải ghi nhớ công lao ấy của cha mẹ.

13 tháng 5 2021

Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã ca ngợi được công lao của cha mẹ đối với con cái. Với thể thơ lục bát đậm chất dân tộc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài ca dao đã truyền tải được thông điệp đối với bạn đọc. Hình ảnh so sánh "như núi ngất trời" với "như nước ở ngoài biển Đông" đã nhấn mạnh được công ơn trời biển của mẹ. Công ơn của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như núi và biển Đông đã truyền tải được một cách chân thực và sinh động những công ơn sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái. Hai câu cuối là lời nhắc nhở con cái về nghĩa vụ đối với cha mẹ. Cụm từ "con ơi" ở cuối giống như một tiếng gọi và nhắc nhở ân tình đối với mỗi người con. Dù cho biển cả có rộng mênh mông thì mỗi người con đều cần phải khắc ghi công ơn của cha mẹ dành cho mình. Tóm lại, bài ca dao đã khẳng định được công ơn của cha mẹ và nhắc nhở con cái phải biết ơn, khắc ghi những công ơn đó.

14 tháng 5 2021

tk 

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Truyện ngụ ngôn và tục ngữ luôn là kho tàng tri thức, kinh nghiệm dân gian tự bao đời nay. Những truyện ngụ ngôn và tục ngữ ấy luôn khuyên răn con người, giúp con người có được cuộc sống tốt đẹp. Sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài 6, em đã có cho mình được những điều bổ ích, giúp em vững vàng hơn trong cuộc sống. Em đã biết cần phải có chính kiến và quyết đoán. Em cũng biết sống ở đời phải có nghĩa, có trước có sau. Em cũng biết hiểu biết của con người so với thế giới mãi mãi là hạn chế, vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi và phải luôn giữ thái độ khiêm tốn. Em cũng biết được cần phải chăm chỉ mới có thể đạt kết quả xứng đáng, mới có thể có được thành công. Những triết lí này, trong cuộc sống ngày nay vẫn luôn được nhắc đến, hóa ra lại có tự ngàn xưa, được ông cha ta để lại trong kho tàng truyện ngụ ngôn, tục ngữ, thành ngữ.

1 tháng 3 2020

Bài làm :

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu mang ý nghĩa sâu sắc, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, bao lời khuyên dạy chân tình nhưng không hiểu vì sao em lại thích câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”. (1)Câu tục ngữ giản dị, chỉ có bảy từ ngắn gọn cùng phép so sánh nhẹ nhàng và nghệ thuật nhân hóa độc đáo, giàu hình ảnh. (2) Đó là lời ông cha khuyên chúng ta cần phải biết quý trọng sinh mạng con người hơn của cải vật chất. (3) Hai từ “mặt người” đặt trước “mặt của” cùng với so sánh “bằng mười” thật khéo léo, đầy ẩn ý nhằm nhấn mạnh tiền bạc, của cải vật chất tuy rất quý nhưng là thứ ta làm ra còn sinh mệnh con người là thứ không gì có thể đánh đổi. (4)Tục ngữ được cha ông ta dùng để khuyên răn con người phải cẩn trọng trong cuộc sống, không để những điều đáng tiếc xảy ra đối với sinh mạng của mình và mọi người. (5) Đồng thời, còn dùng để động viên người ta đừng buồn phiền khi xảy ra mất mát tài sản, thật thú vị khi cùng một câu lại mang nhiều hàm ý. (6)Câu tục ngữ trên quả là lời khuyên và triết lí sống đúng đắn. (7)Chúng ta phải biết trân trọng giá trị con người, đặt con người lên trên mọi thứ của cải vật chất. (8)

#Hoa_2008

1 tháng 3 2020

trạng ngữ và câu đặc biệt đâu 

5 tháng 8 2019

đây là 1 số từ thông dụng tiếng hán việt bạn tham khảo có nghĩa đấy

 
  1. NỮ: Gái
  2. NAM: Trai
  3. ĐÁI: Đai
  4. QUAN: Mũ
  5. TÚC: Đủ
  6. ĐA: Nhiều
  7. ÁI: Yêu
  8. TĂNG: Ghét  
  9. THỨC: Biết
  10. TRI: Hay
  11. MỘC: Cây
  12. CĂN: Rễ
  13. DỊ: Dễ
  14. NAN: Khôn (khó)
  15. CHỈ: Ngon
  16. CAM: Ngọt
  17. TRỤ: Cột
  18. LƯƠNG: Rường
  19. SÀNG: Giường
  20. TỊCH: Chiếu
  21. KHIẾM: Thiếu
  22. : Thừa
  23. SỪ: Bừa
  24. CÚC: Cuốc
  25. CHÚC: Đuốc
  26. ĐĂNG: Đèn
  27. THĂNG: Lên
  28. GIÁNG: Xuống
  29. ĐIỀN: Ruộng
  30. TRẠCH: Nhà
  31. LÃO: Già
  32. ĐỒNG: Trẻ
  33. TƯỚC: Sẻ (chim Sẻ) 
  34. : Gà
  35. NGÃ: Ta
  36. THA: Khác (người khác)
  37. : Bác
  38. DI: Dì
  39. DIÊN: Chì
  40. TÍCH: Thiếc
  41. DỊCH: Việc
  42. CÔNG: Công
  43. HÀN: Lông
  44. DỰC: Cánh
  45. THÁNH: Thánh 
  46. HIỀN: Hiền
  47. TIÊN: Tiên
  48. PHẬT: Bụt
  49. LẠO: Lụt
  50. TRIỀU: Triều
  51. DIÊN: Diều
  52. PHƯỢNG: Phượng
  53. TRƯỢNG: Trượng
  54. TẦM: Tầm
  55. BÀN: Mâm
  56. TRẢN: Chén
  57. KIỂN: Kén 
  58. TY: Tơ
  59. MAI: Mơ
  60. : Mận
  61. TỬ: Cặn
  62. THANH: Trong
  63. HUNG: Lòng
  64. ỨC: Ngực
  65. MẶC: Mực
  66. CHU: Son
  67. KIỀU: Non
  68. THỤC: Chín
  69. THẬN: Ghín
  70. LIÊM: Ngay
  71. TỬ: Tây
  72. MỘ: Mến
  73. CHÍ: Đến
  74. HỒI: Về
  75. HƯƠNG: Quê
  76. THỊ: Chợ
  77. PHỤ: Vợ
  78. PHU: Chồng
  79. NỘI: Trong
  80. TRUNG: Giữa
  81. MÔN: Cửa
  82. ỐC: Nhà
  83. ANH: Hoa
  84. ĐẾ: Rễ
  85. PHỈ: Hẹ
  86. THÔNG: Hành
  87. THƯƠNG: Xanh
  88. BẠCH: Trắng
  89. KHỔ: Đắng
  90. TOAN: Chua
  91. : Ngựa
  92. GIÁ: xe giá
  93. THẠCH: Đá
  94. KIM: Vàng
  95. : Đường
  96. HẠNG: Ngõ
  97. ĐẠC: Mõ
  98. CHUNG: Chuông
  99. PHƯƠNG: Vuông
  100. TRỰC: Thẳng
  101. TRÁC: Đẳng
  102. HÀM: Hòm
  103. KHUY: Dòm
  104. SÁT: xét
  105. MIỆN: Lét
  106. CHIÊM: Xem
  107. MUỘI: Em
  108. TỶ  : Chị
  109. THỊ: Thị
  110. ĐÀO:Điều
  111. CÂN:Rìu
  112. PHỦ: Búa
  113. CỐC: Lúa
  114. MA: Vừng
  115. KHƯƠNG: Gừng
  116. GIỚI:Cải
  117. THỊ: Phải
  118. PHI: Chăng
  119. DUẪN: Măng
  120. NHA: Mống
  121. CỔ: Trống
  122. CHINH: Chiêng
  123. KHUYNH: Nghiêng
  124. NGƯỠNG: Ngửa
  125. BÁN: Nửa
  126. SONG: Đôi
  127. NHĨ: Mồi
  128. LUÂN: Chỉ
  129. HẦU: Khỉ
  130. HỔ: Hùm
  131. ĐÀM: Chum
  132. CỮU: Cối
  133. MỘ :Tối
  134. TRIÊU: Mai
  135. TRƯỜNG: Dài
  136. ĐOẢN: Ngắn
  137. : Rắn
  138. TƯỢNG: Voi
  139. VỊ :Ngôi
  140. GIAI: Thứ
  141. CỨ: Cứ
  142. Y:y
  143. QUỲ: Rau Quỳ
  144. HOẮC: Rau Hoắc
  145. CÁC: Gác
  146. LÂU: Lầu
  147. THỊ: Chầu
  148. CA: Hát
  149. PHIẾN: Quạt
  150. DU: Dù
  151. THU: Mùa Thu
  152. HẠ: Mùa Hạ
  153. BĂNG: Giá
  154. : Mưa
  155. TIỄN: Đưa
  156. NGHINH:Rước
  157. THUỶ: Nước
  158. : Bùn
  159. KHỐI: Hòn
  160. ĐÔI: Đống
  161. KHIẾM: Súng
  162. LIÊN :Sen
  163. DANH: Tên
  164. TÁNH: Họ
  165. CẤU: Đó
  166. THUYỀN: Nơm
  167. PHẠN: Cơm
  168. TƯƠNG: Nước tương
  169. XÍCH: Thước
  170. PHÂN: Phân
  171. CÂN: Cân
  172. ĐẨU: Đấu
  173. HÙNG: Gấu
  174. BÁO: Beo
  175. ...
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo:

Bài thơ Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước. Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện một cách tài tình trong văn bản qua hình thức thơ lục bát - một hình thức thơ đậm chất Việt Nam. Hầu hết, người đọc sẽ nhớ đến bốn câu đầu trong văn bản của Nguyễn Đình Thi: "Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, một tiếng gọi đầy rung cảm trước vẻ đẹp quê hương. Như vậy, tác giả đã vừa tả cảnh, vừa ngụ tình. Phải thế nào đê một nhà thơ thảng thốt lên như vậy? Hẳn quê hương Việt Nam phải đẹp lắm! Cũng tương tự như cảnh, con người Việt Nam kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất hiền lành, nghĩa tình và thơ mông: "Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống bùn đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung", "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ". Thể thơ lục bát tưởng như quen thuộc, ít sự sáng tạo, nhưng đã thành công trong việc chuyển tải tâm ý của tác giả. Bài thơ xứng đáng để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

1 tháng 3 2021

Em được ông nội dẫn ra đồng, đây là lần đầu tiên em được ngắm nhìn cánh đồng quê hương mình sau mấy năm xa cách. Cánh đồng mênh mông, mang một màu xanh mướt tựa tấm lụa đào, trải dài tít tắp tới phía cuối chân trời. Bao chị cò trắng cần mẫn kiếm mồi, mấy chú chim chích cũng tranh thủ làm tổ trên những khóm lúa của đồng quê. Mấy bác nông dân đang hăng say lao động sản xuất, người tranh thủ nhổ cỏ dại cho ruộng lúa, người bón thêm đạm cho lúa kịp trổ bông đúng thời. Ánh vàng của chiều hoàng hôn buông xuống tô lên vẻ đẹp của cảnh vật. Ôi! Đẹp quá! Cánh đồng làng quê của tôi.

1 tháng 3 2021

Quê hương em khi mùa xuân về thật đẹp. Khi những chiếc lá già lìa cành, nhường chỗ cho những mầm non mới và tiết trời se lạnh của mùa đông cũng đã nhường chỗ cho tiết trời ấm áp, thì đó cũng là dấu hiệu của mùa xuân đã tới. Mùa xuân! Mùa xuân trên quê hương thật là đẹp. Những mầm non trên cây đang nhú lên để thay thế cho thế hệ trước. Những bông hoa đào, hoa mai dịp Tết đến cũng như muốn khoe mình trong chiếc áo mà vàng, màu đỏ. Những cánh đồng lúa còn đang thì con gái, thơm mùi hương của lúa ngậm đòng, trông như một dải lụa màu xanh kéo dài tới tận chân trời. Dòng sông mùa xuân cũng tràn đầy sức sống. Ôi chao! Dòng sông mới điệu làm sao, trong một ngày mà ba lần thay áo.  Những chị ong, bướm chăm chỉ đi tìm những thứ mật ngọt nhất của hoa. Khung cảnh mùa xuân trên quê hương em thật đẹp