Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng đều rất quen thuộc với chiếc bút bi, đã từng và đang sở hữu những cây bút bi đầy sắc màu. Bút bi là phương tiện rất hữu ích và tiện dụng. Bút bi gúp cho việc học tập, viết lách, làm việc trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn. Các nghệ nhân, họa sĩ có thể sử dụng bút bi để sáng tạo nghệ thuật như vẽ chân dung, (bpnt: so sánh) cảnh vật hay xăm hình nghệ thuật. Bút bi còn là món quà ý nghĩa cho người thân, bạn bè,... Không những thế, bút bi còn đc dùng quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm với giá cả hợp lý. Do vỏ bút bi có rất nhiều màu sắc: xanh, hồng, vàng, thậm chí là màu trong suốt, và màu mực bút cũng rất đặc sắc như đen, xanh, đỏ, tím,..., bút nhỏ gọn, nhẹ và bền, nhiều hình dáng kiểu loại khác nhau (miêu tả) nên bút bi rất thông dụng, nhất là đối với HS, GV, hoặc nghề nghiệp viết lách, ...v.v
- Nội dung chính của câu (1): tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
- Nội dung câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ
- Nội dung câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của nghệ sĩ đóng góp vào đời sống
- Nội dung đều xoay quanh chủ đề phản ánh đời sống tác phẩm nghệ thuật.
Bài làm
Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.
# Học tốt #
1. Hệ thống nhân vật: em và cô giáo - người có kỉ niệm sâu sắc
Hệ thống sự việc:
+ Em lười học nên đã nảy ra ý tưởng chống đối những đợt kiểm tra của cô
+ Mỗi ngày cô đều cho nội dung kiểm tra học thuộc. Em viết trước nội dung sẽ được kiểm tra ra giấy rồi nộp cho cô.
+ Sau những lần chót lọt em đã tiếp tục sử dụng cách ấy qua mắt cô rất nhiều lần.
+ Một hôm em đã bị cô phát hiện ra "mánh khóe" đạt điểm tối đa trong các lần kiểm tra ( em rất hối hận và cảm thấy tội lỗi với cô )
+ Cô gọi em nói chuyện vào cuối giờ học
+ Em nhận lỗi và hứa sửa lỗi với cô
+ Nhờ sự giúp đỡ của cô em dần cải thiện thành tích học tập
+ Em được học sinh giỏi vào năm học ấy. Cô rất mừng cho em
Câu 2:
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
- Các câu trong văn bản có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành...
tham khảo ạ
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ÔNG SÁU1. PHÂN TÍCH ĐỀ- Yêu cầu đề bài: phân tích hành động, cảm xúc, tình yêu con và những nỗi đau buồn, day dứt của ông Sáu
- Đối tượng làm bài: nhân vật ông Sáu
- Phương pháp làm bài: phân tích
2. CÁC LUẬN ĐIỂM CHÍNH CẦN TRIỂN KHAILuận điểm 1: Xuất thân và hoàn cảnh của ông Sáu
Luận điểm 2: Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li
Luận điểm 3: Cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu
3. LẬP DÀN ÝI. Mở Bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Giới thiệu nhân vật: ông Sáu là nhân vật chính của tác phẩm, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc về một người cha rất mực yêu con.
II. Thân Bài
- Ông Sáu là một người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước, từng cẩm súng suốt cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng ông không tập kết ra Bắc mà ở lại kiên trì đấu tranh, gây dựng lực lượng để tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ. ông đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc, là một người lính anh hùng của dân tộc nhưng nhà văn không tập trung khắc họa con người ông ở khía cạnh đó mà đi vào đời sống riêng của ông để viết về tình phụ tử.
- Tình cảm của ông Sáu với con rất sâu nặng. Đó không chỉ là tình cảm cha con mà còn là tình đồng chí, đồng đội giữa các thế hệ. Tác giả cũng không đi sâu vào cuộc chiến đấu mà tập trung miêu tả tình cha con sâu sắc, cao đẹp, là giá trị vĩnh hằng của con người. Tình thương con của ông được thể hiện trong hai tình huống:
* Tình huống thứ nhất
Sau tám năm vào sinh ra tử, chỉ được ngắm nhìn con trong ảnh, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông Sáu không kìm nén được cảm xúc. ông vội vàng, hấp tấp nhảy lên bờ gọi con, đưa tay đón và bước những bước dài tới bên con, khuôn mặt biến đổi vì nỗi xúc động.
Bé Thu không nhận ra cha bởi vết thẹo trên mặt khiến ông khác quá và trông dữ tợn. Nó sợ hãi bỏ chạy khiến ông vô cùng đau khổ: sẩm mặt, đứng sững lại, hai tay buông thõng như bị gãy.
Suốt 3 ngày phép, ông đã làm mọi cách để được gần con, để được nghe bé Thu gọi một tiếng "ba":
+ ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn bên con.
+ Không giận con mà chỉ khe khẽ lắc đẩu, cười trước sự bướng bỉnh, xa lánh của con.
+ Thậm chí khi con bé hất miếng trứng cá ra ngoài, chối từ sự chăm sóc của ông, ông đã đau đớn không giữ được bình tĩnh mà trách phạt con.
=> Vì yêu con, ông đã kiên nhẫn, dịu dàng, bao dung rất mực đối với con mình. Song cũng chính vì tình yêu ấy cộng với nỗi đau đớn khi bị khước từ và thời gian bên con đang dẩn rút ngắn lại mà ông đã lỡ tay đánh con. Hành động đó đã cho thấy tột cùng của sự đau khổ và nỗi bất lực nơi ông.
- Trong giờ phút chia tay, ông bộc lộ tình yêu con sâu nặng.
+ Ông không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rẩu và cố nén giọt nước mắt.
+ Cuối cùng, khi con gọi "ba", ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, ôm chặt lấy nó rồi ra đi, mang theo ước nguyện của con về một cây lược nhỏ.
=> Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li. Tình cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đẩy.
* Tình huống thứ hai
- Khi nằm vùng ở khu căn cứ, thiếu gạo, nhiều khi phải ăn bắp thay cơm, lại bị giặc khủng bố liên miên, cái chết bủa vây từng ngày nhưng tâm trí ông luôn nhớ về những ngày ở nhà, nhất là việc đã nóng vội mà đánh con vô lí. Đó là nỗi ân hận luôn ám ảnh, day dứt trong tâm hồn ông.
- Ông nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay "Ba vể, ba mua cho con một cây lược nghe ba!".Điểu đó thôi thúc ông làm một chiếc lược ngà. ông đã dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ con để tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược, cần thận khắc từng nét chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Lúc nhớ con, ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc.
- Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu. Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăn trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình. Cây lược đã được trao lại cho bé Thu, trở thành cầu nối giữa hai cha con, để nối dài tình phụ tử thiêng liêng.
* Nhận xét:
- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng và miêu tả nhân vật:
+ Tác giả xây dựng được những tình huống truyện đặc sắc, đầy éo le, bất ngờ và cảm động.
+ Ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thưong, trân trọng con người.
+ Sử dụng ngôi kể thứ 3 khiến câu chuyện trở nên khách quan, đồng thời dễ dàng xen vào những lời bình đầy cảm xúc.
* Từ đó, nhà văn đã khắc họa thành công hình ảnh ông Sáu - một người lính yêu nước, một người cha rất mực yêu con. ông là biểu tượng cho tình yêu thưong, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con.
III. Kết Bài
Bộc lộ suy ngẫm của bản thân về chiến tranh, về tình cảm gia đình.
4. SƠ ĐỒ TƯ DUY