Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không biết tự bao giờ, cây hoa hồng đã trở thành một loài hoa tôn quý, vẻ đẹp của nó không thanh cao như hoa mai, không sặc sỡ như hoa ngũ sắc. Nhưng nó mang một vẻ đẹp mềm mại mà nhẹ nhàng, êm đềm như tình cảm của con người.
Cây hoa hồng có tên khoa học là Rose, thuộc họ hoa hồng, có xuất xứ ôn đới và á nhiệt đới, vùng bắc bán cầu. Theo các nhà khoa học, thực vật học thì hoa hồng đã xuất hiện trên trái đất khoảng vài chục triệu năm, còn cây hoa hồng được con người thuần chủng đưa vào trồng trọt cũng đã cách nay khoảng vài ngàn năm. Người ta khẳng định hoa hồng đầu tiên ở Trung Quốc và Tiểu Á, sau đó mới du nhập vào châu Âu, nhưng người châu Âu lại có công lai tạo ta giống hoa hồng hiện đại ngày nay. Trên thế giới, mỗi khi nhắc đến đất nước Bungari, người ta lại nhắc đến cây hoa hồng. Nếu như nói Nhật Bản là xứ sở của hoa anh đào thì Bungari lại là xứ sở của hoa hồng. Cây hoa hồng được trồng ở hầu khắp cả nước ta, đặc biệt là Đà Lạt.
Hoa Hồng thuộc họ rễ chùm, là loại cây thân gỗ bụi, thân và cành có gai nhọn, đó là một trong những nét đặc trưng của cây hoa hồng. Lá hoa hình bầu dục, rìa lá có răng cưa, gân lá hình mạng. Cánh hoa còn tùy thuộc vào từng loại hoa hồng. Hồng nhung Đà Lạt có thể xem là loại hồng đẹp nhất nước ta, cánh hoa mềm mại, xếp chồng xen kẽ lên nhau, gần như hình trái tim mang một màu đỏ tươi thắm, nó như hội tụ tất cả những tinh túy của đất trời, của cuộc sống, của thế giới các loài hoa. Hoa hồng có ba loại chính, đó là: hoa hồng dại, hoa hồng cổ điển và hoa hồng hiện đại.
Hồng dại thường được thấy ở những nơi hoang dã, mọc ngoằn nghèo nên còn gọi là hồng leo. Hồng cổ điển là những giống hồng được thuần chủng, lai tạo từ trước năm 1867. Còn hồng hiện đại là những giống hồng được lai tạo từ sau năm 1867. Ở nước ta, hoa hồng còn được phân loại theo đặc tính của cây như: hồng cứng, hồng thạch, hồng quế, hồng cánh sen, hồng vàng...
Cây hoa hồng như một món quà thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta, nó làm phong phú thêm đời sống vật chất và tinh thần của con người. Người ta nói, hoa hồng tượng trưng cho tình yêu: tình yêu gia đình, tình mẫu tử, tình thầy trò, tình yêu đôi lứa... Cây hoa hồng như mang trong nó tâm linh của loài người, mỗi cánh hoa như ấp ủ một nỗi niềm, một tình cảm sâu lắng nào đó của con người. Trong ngày lễ "vu lan", vào chùa chúng ta thường thấy những bông hồng cài trên ngực áo thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, rồi đến ngày Nhà giáo Việt Nam, từng lớp học trò lần lượt mang những canh hồng đỏ thắm dâng tặng lên thầy, cô kính yêu như thể hiện lòng biết ơn. Ngày lễ Valentin, ngày 8/3... chúng ta cũng không quên những bông hồng xinh xắn tặng cho các mẹ, các chị và đặc biệt là người yêu mình. Cứ như thế, cây hoa hồng đi vào thơ ca một cách tự nhiên không biết từ lúc nào, chúng ta thường nghe câu nói dân gian Hoa đẹp là hoa có gai, câu nói đó ám chỉ cây hoa hồng, rồi ta cũng thường nghe bài hát Bông hồng cài áo, đọc tác phẩm Hoa hồng Bungari...
Không những phục vụ cho đời sống tinh thần, hoa hồng được phục vụ cho đời sống vật chất của con người. Một phòng họp, một phòng khách, một quán trà... có thêm một cành hồng trên bàn cùng đủ làm cho không gian thêm trang trọng và lãng mạn. Có thể nói rằng hoa hồng có tính trang trí cao. Hương hoa hồng không thơm ngát như hoa lài mà ngược lại rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Vì vậy, hoa hồng được nhiều nước chọn nguyên liệu để làm nước hoa, mĩ phẩm, góp phần tôn lên vẻ đẹp của con người. Hoa hồng cũng được trồng kể kinh doanh, thu lợi nhuận.
Nhìn chung, hoa hồng ở Việt Nam thích nghi nhiệt độ trung bình từ 18 - 25 độ ẩm tối đa 85%, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1000-2000 mm, độ pH từ 5,6 - 6,5. Trong mùa hè, do nhiệt độ lên cao, độ ẩm lớn cây hoa hồng có nguy cơ xuất hiện các loại bênh như gỉ sắt, phấn trắng, rệp. Nếu cây bị nấm phấn trắng trong vụ xuân thì dùng đồng 1% để tưới, đồng thời phải cắt bỏ những cành bị bệnh nặng và đốt đi. Đất dùng để trồng hoa hồng phải bằng phẳng, tơi xốp.
Hoa hồng thường được nhân giống theo ba cách: giâm cành, chiết cành hoặc ghép cành.
Như thế, cây hoa hồng là loài hoa tượng trưng cho sắc đẹp và tâm tình, nó không thể thiếu trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người. Vì vậy, bảo vệ và phát triển giống hoa hồng là điều cần thiết mà con người cần làm hiện nay.
Trong những loại hoa,hoa nào cũng mang lại vẻ đẹp riêng,một phong phái,một màu sắc và một hương thơm.Nhưng em lại thích nhất là hoa hồng.Hoa hồng từ lâu vốn đã được mệnh danh là nàng công chúa kiêu kì với vẻ đẹp quý phái,kiêu sa toát ra từ bộ váy hồng lộng lẫy của nàng.Hoa hồng có rất nhiều loại:hoa hồng nhung,hoa hồng bạch,hoa hồng tỷ-muội,hoa hồng đen,...nhưng loại nào cũng mang màu sắc cao qúy,xinh đẹp giống như những tiểu thư đài các.
Hoa hồng có rất nhiều cánh,cánh hoa mềm,mịn,nhẹ như lông vũ.Nhụy hoa màu vàng tươi bắt mắt được bao bọc bởi những cánh hoa hồng.Bông hồng khi chưa mở sẽ khum khum giống như chiếc cốc uống trà vậy.Khi hoa nở thì chúng sẽ xòe to ra như muốn cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp của mình.Trên thân hoa là những chiếc gai nhọn như những chàng lính ngự lâm bảo vệ nàng công chúa yêu kiều . Hoa hồng phân bố ở rất nhiều vùng miền với khí hậu khác nhau,nóng ẩm ấm áp là đa số nhưng có một số loại hoa hồng có thể sống được trong điều kiện khắc nghiệt như hoa hồng đen hoặc hoa hồng tuyết.Hoa hồng bắt nguồn từ Ả Rập Xê -Út xa xôi,sau đó lan ra các nước trong đó có châu Á,châu Âu và rất nhiều nước trên thế giới.Hoa hồng cũng có thể dùng để làm vật trang trí trong nhà,có thể cắm vào bình thủy tinh cùng với những loài hoa khác để ở bàn uống nước hoặc bàn phòn khách đều tôn lên vẻ khiêu sa quý phái của những nàng tiểu thư hoa hồng.
Em thấy hoa hồng rất đẹp và cũng là biểu tượng cho một tình yêu nồng nàn, thắm thiết.Em yêu hoa hồng rất nhiều.
#Hok tốt#
1 hôn thú
2 cầu hôn
3 tân hôn
4 tái hôn
5 từ hôn
6 ép hôn
7 hứa hôn
8 hoàng hôn
Thủ đô của Đức là Berlin
Thủ đô của Bỉ là Bruxelles
Thủ đô của Hà Lan là Amsterdam
Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh
Thủ đô của Hy Lạp là Athens
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và có một hay nhiều nghĩa chuyển
a) Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai. 2. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa.
b) Từ này là một tấm gương phản chiếu của từ kia, và ngược lại. Ví dụ: ... Vì thế, trong mỗi nhóm từ trái nghĩa sẽ chỉ gồm hai từ, và thường được gọi là một cặp trái nghĩa. Trong mỗi cặp như vậy, hai từ thường có quan hệ đẳng cấu nghĩa với nhau.
c) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. - Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể
d) là những từ có một sốnghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. Hiện tượng từ đa nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới
Tổ quốc là đất nước của mình. Giang sơn cũng vậy.
Quốc khánh là kỷ niệm ngày độc lập của đất nước
To quoc la dat nuoc duoc bao doi truoc xay dung va de lai , trong quan he voi nhung nguoi dan co tinh cam gan bo voi no
Giang son la song nui,thuong dung de chi dat dai thuoc chu quyen cua mot nuoc
Quoc khanh la ngay le quan trong cua mot quoc gia
Nữ tướng là nữ chỉ huy đánh trận
Nữ công là công việc nội trợ của phụ nữ
Nữ trang là trang sức của phụ nữ
*Thì hiện tại đơn là:
Thì hiện tại đơn (tiếng Anh: Simple present hoặc Present simple) là một thì trong tiếng Anh hiện đại. Thì này diễn tả một hành động chung chung, tổng quát lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc một sự thật hiển nhiên hoặc một hành động diễn ra trong thời gian hiện tại.
Thì hiện tại tiếp diễn là
Thì hiện tại tiếp diễn dùng để diễn tả những sự việc xảy ra ngay lúc chúng ta nói hay xung quanh thời điểm nói, và hành động chưa chấm dứt (còn tiếp tục diễn ra).
Thì quá khứ đơn là
Thì quá khứ đơn (Past simple) dùng để diễn tả hành động sự vật xác định trong quá khứ hoặc vừa mới kết thúc.
Thì tương lai đơn là
Thì tương lai đơn trong tiếng anh (Simple future tense) được dùng khi không có kế hoạch hay quyết định làm gì nào trước khi chúng ta nói. Chúng ta ra quyết định tự phát tại thời điểm nói. Thường sử dụng thì tương lai đơn với động từ to think trước nó.
ghi cấu trúc ah bạn???
nếu ghi cấu trúc thì hình như là của tiếng anh mà bạn!
tính từ là gì?
trả lời: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....
Động từ là gì?
Trả lời:Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá).
Danh từ là gì?
Danh từ là từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng, đơn vị, .
An ninh quốc gia là sự cần thiết để duy trì sự tồn tại của quốc gia hay cụ thể là một chế độ tại một thời điểm nhất định thông qua việc sử dụng sức mạnh kinh tế, ngoại giao với bên ngoài, triển khai sức mạnh vũ trang của nhà nước hiện hành và quyền lực chính trị với bên trong đất nước. An ninh quốc gia còn là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội trong nước, trong đó đề cao: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia.[1] An ninh quốc gia đề cập đến sự yên ổn của một quốc gia, ở bên trong thì không có rối loạn, ở bên ngoài thì không bị các quốc gia khác quấy nhiễu, xâm phạm hoặc bị các thế lực thù địch đe dọa.
An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.Theo định nghĩa của FAO thì An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đẩy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.
Việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia được nhiều nước đặt lên vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự và hành động của quốc gia mình đặc biệt là việc ưu tiên phát triển nông nghiệp.[5][6][7] Trong thời đại ngày nay, vấn đề an ninh lương thực còn là vấn đề toàn cầu[3] và là mối quan tâm chung của toàn nhân loại với sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số.
Linh Từ Quốc mẫu, hay còn gọi là Kiến Gia Hoàng hậu, Thuận Trinh Hoàng hậu hay Huệ hậu, là Hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý với tư cách là vợ của Hoàng đế Lý Huệ Tông Lý Hạo Sảm. bà là mẹ ruột của Lý Chiêu Hoàng và Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, cả hai đều là hoàng hậu của người cháu gọi bà bằng cô, Trần Thái Tông Trần
Thuyết tương đối miêu tả cấu trúc của không gian và thời gian trong một thực thể thống nhất là không thời gian cũng như giải thích bản chất của lực hấp dẫn là do sự uốn cong của không thời gian bởi vật chất và năng lượng
Trong vật lý học, thuyết tương đối hẹp là một lý thuyết vật lý đã được xác nhận bằng thực nghiệm và chấp nhận rộng rãi đề cập về mối quan hệ giữa không gian và thời gian. Theo cách trình bày logic ban đầu của Albert Einstein, thuyết tương đối hẹp dựa trên hai tiên đề
Thuyết tương đối rộng hay thuyết tương đối tổng quát là lý thuyết hình học của lực hấp dẫn do nhà vật lý Albert Einstein công bố vào năm 1915 và hiện tại được coi là lý thuyết miêu tả hấp dẫn thành công của vật lý hiện đại
tham khảo
Linh Từ Quốc mẫu (chữ Hán: 靈慈國母, ? - 1259), hay còn gọi là Kiến Gia Hoàng hậu (建嘉皇后)[note 1], Thuận Trinh Hoàng hậu (順貞皇后) hay Huệ hậu (惠后)[1][2], là Hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý với tư cách là vợ của Hoàng đế Lý Huệ Tông Lý Hạo Sảm. bà là mẹ ruột của Lý Chiêu Hoàng và Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, cả hai đều là hoàng hậu của người cháu gọi bà bằng cô, Trần Thái Tông Trần Cảnh.
Trong lịch sử Việt Nam, bà được biết đến chủ yếu là mẹ của Lý Chiêu Hoàng - vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử. Với địa vị hoàng hậu nhà Lý của mình, có vai trò không nhỏ trong việc họ Trần soán ngôi nhà Lý, nhượng ngôi cho cháu trai là Trần Thái Tông để lập ra triều đại nhà Trần. Con gái bà là Chiêu Hoàng được sách lập làm hoàng hậu, trở thành hoàng hậu thứ nhất của Thái Tông. Sau khi nhà Trần được thiết lập, bà bị giáng làm Công chúa để phù hợp vai vế (cô của nhà vua), nhưng Trần Thái Tông vẫn không nỡ gọi bà là "công chúa" như nữ quyến hoàng gia bình thường khác, vì thế đã dùng biệt hiệu "Quốc mẫu" để gọi bà, còn khiến bà được hưởng quy chế ngựa, xe và nghi trượng ngang hàng với hoàng hậu. Sau khi Lý Huệ Tông tự sát, bà bị giáng làm công chúa và chính thức tái hôn với Trần Thủ Độ - một người trong họ nhà Trần, lúc này đang giữ chức Thái sư nắm trọn quyền hành.
Trong vấn đề tranh giành được ngôi vị của họ Trần, các sử gia thường đánh giá vai trò của bà cùng Trần Thủ Độ là như nhau, đều mang tính quyết định dẫn đến sự thành công của họ Trần. Hai sách Việt sử tiêu án cùng Cương mục thậm chí còn nhấn mạnh việc bà đã "thông đồng" cùng Trần Thủ Độ tham gia sự kiện Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng. Về sau, trong sự kiện Chiêu Hoàng bị phế ngôi vị hoàng hậu để Thuận Thiên lên thay, bà cũng tham gia rất tích cực khiến sự việc trôi chảy để Thuận Thiên sinh ra hoàng đế đời sau, thế nhưng cũng đồng thời giúp anh em Trần Thái Tông hòa giải. Hành động của bà được nhìn nhận là toàn bộ vì lợi ích của họ Trần, đối với lịch sử họ Trần có một sự tích cực rất lớn.
Sử thần Ngô Sĩ Liên trong Toàn thư có đánh giá rất trung lập về Linh Từ, nhìn nhận cái công lao của bà giúp nhà Trần trong việc nội trị, thế nhưng phần báo đáp nhà Lý thì không được bằng, dù bà từng là vợ và là con dâu của họ Lý, đồng thời ca thán: "Thế mới biết trời sinh Linh Từ là để mở nghiệp nhà Trần!".
Thuyết tương đối
Thuyết tương đối miêu tả cấu trúc của không gian và thời gian trong một thực thể thống nhất là không thời gian cũng như giải thích bản chất của lực hấp dẫn là do sự uốn cong của không thời gian bởi vật chất và năng lượng. Thuyết tương đối gồm hai lý thuyết vật lý do Albert Einstein phát triển, với thuyết tương đối đặc biệt công bố vào năm 1905 và thuyết tương đối tổng quát công bố vào cuối năm 1915 và đầu năm 1916.[1] Thuyết tương đối hẹp miêu tả hành xử của không gian và thời gian và những hiện tượng liên quan từ những quan sát viên chuyển động đều tương đối với nhau. Thuyết tương đối rộng tổng quát các hệ quy chiếu quán tính sang hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc và bao gồm lực hấp dẫn giữa các khối lượng với nhau.[2]
Thuyết tương đối thường phải được tính đến trong những quá trình có vận tốc là lớn đáng kể so với tốc độ ánh sáng (thường là trên 10% tốc độ ánh sáng) hoặc có trường hấp dẫn khá mạnh và không thể bỏ qua được. Ở vận tốc tương đối tính, các hiệu ứng của thuyết tương đối hẹp trở nên quan trọng và ảnh hưởng tới kết quả tiên đoán cũng như miêu tả hiện tượng vật lý.[1]
Thuật ngữ "thuyết tương đối" (tiếng Đức: Relativtheorie) sử dụng lần đầu tiên vào năm 1906 bởi Max Planck khi ông nhấn mạnh trong lý thuyết này có một trong những nền tảng là dựa trên nguyên lý tương đối. Trong phần thảo luận của cùng một bài báo, Alfred Bucherer lần đầu tiên sử dụng cách viết Relativitätstheorie.[2][3]
Thuyết tương đối hẹp
Trong vật lý học, thuyết tương đối hẹp (SR, hay còn gọi là thuyết tương đối đặc biệt hoặc STR) là một lý thuyết vật lý đã được xác nhận bằng thực nghiệm và chấp nhận rộng rãi đề cập về mối quan hệ giữa không gian và thời gian. Theo cách trình bày logic ban đầu của Albert Einstein, thuyết tương đối hẹp dựa trên hai tiên đề:
- Các định luật vật lý là bất biến (hay đồng nhất) trong mọi hệ quy chiếu quán tính (hệ quy chiếu chuyển động không có gia tốc).
- Tốc độ ánh sáng trong chân không là như nhau đối với mọi quan sát viên, bất kể chuyển động của nguồn phát ánh sáng như thế nào.
Albert Einstein lần đầu tiên đề xuất ra thuyết tương đối hẹp vào năm 1905 trong bài báo "Về điện động lực của các vật thể chuyển động".[1] Sự không phù hợp giữa cơ học Newton với các phương trình Maxwell của điện từ học và thiếu bằng chứng thực nghiệm xác nhận giả thuyết tồn tại môi trường ête siêu sáng đã dẫn tới sự phát triển thuyết tương đối hẹp, lý thuyết đã miêu tả đúng lại cơ học trong những tình huống chuyển động bằng vài phần tốc độ ánh sáng (còn gọi là vận tốc tương đối tính). Ngày nay thuyết tương đối hẹp là lý thuyết miêu tả chính xác nhất chuyển động của vật thể ở tốc độ bất kỳ khi có thể bỏ qua ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Tuy vậy, cơ học Newton vẫn được sử dụng (do tính đơn giản và độ chính xác cao) khi chuyển động của vật thể khá nhỏ so với tốc độ ánh sáng.
Cho đến tận khi Einstein phát triển thuyết tương đối rộng, để bao gồm hệ quy chiếu tổng quát (hay chuyển động có gia tốc) và lực hấp dẫn, thuật ngữ "thuyết tương đối hẹp" mới được áp dụng. Có một bản dịch đã sử dụng thuật ngữ "thuyết tương đối giới hạn"; "đặc biệt" thực sự có nghĩa là "trường hợp đặc biệt".[2]
Thuyết tương đối hẹp ẩn chứa các hệ quả rộng lớn, mà đã được xác nhận bằng thực nghiệm,[3] bao gồm hiệu ứng co độ dài, giãn thời gian, khối lượng tương đối tính, sự tương đương khối lượng-năng lượng, giới hạn của tốc độ phổ quát và tính tương đối của sự đồng thời. Lý thuyết đã thay thế khái niệm trước đó là thời gian phổ quát tuyệt đối thành khái niệm thời gian phụ thuộc vào hệ quy chiếu và vị trí không gian. Không còn khoảng thời gian bất biến giữa hai sự kiện mà thay vào đó là khoảng không thời gian bất biến. Kết hợp với các định luật khác của vật lý, hai tiên đề của thuyết tương đối hẹp dự đoán sự tương đương của khối lượng và năng lượng, như thể hiện trong công thức tương đương khối lượng-năng lượng E = mc2, với c là tốc độ ánh sáng trong chân không.[4][5]
Một đặc điểm khác biệt của thuyết tương đối đặc biệt đó là phép biến đổi Galileo của cơ học Newton được thay thế bằng phép biến đổi Lorentz. Thời gian và không gian không còn tách biệt hoàn toàn khỏi nhau trong lý thuyết nữa. Chúng được đan xen vào nhau thành thể thống nhất liên tục là không-thời gian. Các sự kiện xảy ra trong cùng một thời điểm đối với một quan sát viên có thể xảy ra ở thời điểm khác nhau đối với một quan sát viên khác.
Lý thuyết "đặc biệt" là do nó chỉ áp dụng cho những trường hợp đặc biệt mà độ cong của không thời gian do lực hấp dẫn là không đáng kể.[6][7] Để bao hàm cả trường hấp dẫn, Einstein đã thiết lập lên thuyết tương đối rộng vào năm 1915. Thuyết tương đối hẹp vẫn miêu tả được chuyển động có gia tốc cũng như cho các hệ quy chiếu chuyển đối với gia tốc đều (hay tọa độ Rindler).[8][9]
Tính tương đối Galileo bây giờ được xem như là trường hợp xấp xỉ của nguyên lý tương đối Einstein đối với các tốc độ nhỏ, và thuyết tương đối hẹp được xem như là trường hợp xấp xỉ của thuyết tương đối rộng đối với trường hấp dẫn yếu, nghĩa là trong một phạm vi đủ nhỏ và trong điều kiện rơi tự do. Trong khi công cụ của thuyết tương đối rộng là hình học không gian cong Riemann biểu diễn các hiệu ứng hấp dẫn như là độ cong của không thời gian, thuyết tương đối được giới hạn trong không thời gian phẳng hay được gọi là không gian Minkowski. Thuyết tương đối hẹp áp dụng cho một hệ quy chiếu bất biến Lorentz cục bộ có thể được xác định trên phạm vi đủ nhỏ, thậm chí đặt trong không thời gian cong.
Galileo Galilei đã từng suy xét khi cho rằng không có trạng thái nghỉ tuyệt đối và được xác định rõ (hay không có hệ quy chiếu ưu tiên), mà ngày nay các nhà vật lý gọi là nguyên lý tương đối Galileo. Einstein đã mở rộng nguyên lý này để tính tới tốc độ không đổi của ánh sáng,[10] một hiện tượng đã được quan sát và chứng minh trước độ trong thí nghiệm Michelson–Morley. Không chỉ áp dụng cho tốc độ ánh sáng, ông cũng mạnh dạn mở rộng giả thuyết vẫn đúng cho mọi định luật vật lý, bao gồm các định luật của cơ học và của điện động lực học cổ điển.[11]
Thuyết tương đối rộng
Thuyết tương đối rộng hay thuyết tương đối tổng quát là lý thuyết hình học của lực hấp dẫn do nhà vật lý Albert Einstein công bố vào năm 1915[2] và hiện tại được coi là lý thuyết miêu tả hấp dẫn thành công của vật lý hiện đại. Thuyết tương đối tổng quát thống nhất thuyết tương đối hẹp và định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, đồng thời nó miêu tả lực hấp dẫn (trường hấp dẫn) như là một tính chất hình học của không gian và thời gian, hoặc không thời gian. Đặc biệt, độ cong của không thời gian có liên hệ chặt chẽ trực tiếp với năng lượng và động lượng của vật chất và bức xạ. Liên hệ này được xác định bằng phương trình trường Einstein, một hệ phương trình đạo hàm riêng phi tuyến.
Nhiều tiên đoán và hệ quả của thuyết tương đối rộng khác biệt hẳn so với kết quả của vật lý cổ điển, đặc biệt khi đề cập đến sự trôi đi của thời gian, hình học của không gian, chuyển động của vật thể khi rơi tự do và sự lan truyền của ánh sáng. Những sự khác biệt như vậy bao gồm sự giãn thời gian do hấp dẫn, thấu kính hấp dẫn, dịch chuyển đỏ do hấp dẫn của ánh sáng, và sự trễ thời gian do hấp dẫn. Mọi quan sát và thí nghiệm đều xác nhận các hiệu ứng này cho tới nay. Mặc dù có một số lý thuyết khác về lực hấp dẫn cũng được nêu ra, nhưng lý thuyết tương đối tổng quát là một lý thuyết đơn giản nhất phù hợp các dữ liệu thực nghiệm. Tuy thế, vẫn còn tồn tại những câu hỏi mở, căn bản nhất như các nhà vật lý chưa biết làm thế nào kết hợp thuyết tương đối rộng với các định luật của vật lý lượng tử nhằm tạo ra một lý thuyết đầy đủ và nhất quán là thuyết hấp dẫn lượng tử.
Lý thuyết của Einstein có nhiều ứng dụng quan trọng trong vật lý thiên văn. Nó chỉ ra trực tiếp sự tồn tại của lỗ đen – những vùng của không thời gian trong đó không gian và thời gian bị uốn cong đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được – một trạng thái cuối cùng của các ngôi sao khối lượng lớn. Có rất nhiều nguồn bức xạ mạnh phát ra từ một vài loại thiên thể cố định dựa trên sự tồn tại của lỗ đen; ví dụ, các microquasar và nhân các thiên hà hoạt động thể hiện sự có mặt của tương ứng lỗ đen khối lượng sao và lỗ đen có khối lượng khổng lồ. Sự lệch của tia sáng do trường hấp dẫn làm xuất hiện hiệu ứng thấu kính hấp dẫn, trong đó nhiều hình ảnh của cùng một thiên hà hiện lên qua ảnh chụp. Thuyết tương đối tổng quát miêu tả các tính chất của sóng hấp dẫn mà đã được xác nhận một cách trực tiếp bởi nhóm Advanced LIGO. Hơn nữa, thuyết tương đối rộng còn là cơ sở cho các mô hình vũ trụ học hiện tại về sự đang giãn nở không ngừng của vũ trụ.
HT
Hanahaki là một căn bệnh giả tưởng thường được dùng trong sáng tác truyện tranh, văn học, hội hoạ, thơ ca, âm nhạc ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nó là một căn bệnh sinh ra từ mối tình đơn phương.
Hanahaki là căn bệnh được miêu tả là rất hiếm gặp, trong một triệu người mới có một người mắc phải. Người bệnh sẽ vô cùng đau đớn.
#NgọcSweet
Hanahaki là một căn bệnh giả tưởng, thường xuất hiện trong các sáng tác truyện tranh, âm nhạc, thơ ca… của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Căn bệnh này sinh ra từ mối tình đơn phương, cảm giác thích một người nhưng chẳng dám tỏ bày, đau lòng chỉ một mình chịu đựng. ( hình minh hoạ đáng sợ wá >_< )