K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2016

Câu thơ gợi lên một làng quê thật yên bình, sung túc với lúa mượt như nhung, hoa bưởi, hoa cam rụng đầy vườn còn con người thì thong thả. Cách so sánh “Lúa thì con gái mượt như nhung” rất đặc sắc, đọc lên ta như cảm nhận được cả cái mượt mà, xanh mướt đến nõn nà của lúa đang thì con gái. Cách dùng từ của Nguyễn Bính cũng rất giản dị và dân dã. Đàn con trẻ nô nức chờ xuân được đặc tả bằng từ “xun xoe” gợi cho ta bao kí ức về một thời bé bỏng, đếm từng ngày, mong đến tết để được nghỉ học đi chơi, được lì xì mừng tuổi... Từ láy “thong thả” ở đầu khổ thơ thứ ba  như bao trùm cả khổ thơ gợi lên vẻ đẹp thanh thản từ con người đến cảnh vật của một vùng quê. Có thể nói, chỉ với một đoạn thơ ngắn nhưng Nguyễn Bính đã vẽ lên được không gian cả một vùng quê với con người với cảnh vật tươi mới, hồn hậu. Tất cả, tất cả như đang háo hức, đang chờ đợi để đón xuân về.

12 tháng 5 2016

Em ms lp 7

20 tháng 7 2016

 Các dạng đề tập làm văn về tác phẩm này là :

1. "Kể lại chuyện Người Con Gái Nam Xương" 
2. Phân tích tác phẩm Người Con Gái Nam Xương
3. Cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Người con gái nam xương"
4. Cảm nhận về tác phẩm người con gái nam xương.

5 tháng 8 2016

Cảm ơn bạn nha..!!vui

29 tháng 8 2016

cách vào đề của tác giả tạo đc ấn tượng mạnh mẽ, vào đề trực tiếp và với những chứng cứ rất xác thực để nhấn mạnh về tính hệ trọng của vấn đề, đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân với tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nó

1 tháng 11 2016
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
1 tháng 11 2016

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Trăng "lồng" cổ thụ bóng "lồng" hoa
Cảnh khuya như vẽ người "chưa ngủ"
"Chưa ngủ" vì lo nỗi nước nhà.

( Hồ Chí Minh )


"Trông" trời, "trông đất", trông mây,
" Trông" mưa, "trông" gió, "trông" ngày , "trông" đêm.

"Tìm" vàng, "tìm" bạc dễ "tìm
"Tìm" câu nhân nghĩa khó "tìm" bạn ơi.

"Đèo cao" thì mặc "đèo cao"
Trèo lên tới đỉnh ta cao hơn đèo.

"Học" ăn "học" nói "học" gói "học" mở.

Học hành ba chữ lem nhem
Thấy gái thì "thèm" như chửa "thèm" chua.

2 tháng 5 2018
  • Mở bài:

Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ mai sau nối tiếp xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, dân tộc vốn là một tình cảm cao đẹp của người Việt Nam suốt bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương một nhà thơ dân tộc Tày, cũng nằm trong nguồn cảm hứng nhân văn phổ biến ấy.

Đó là một bài thơ mà tác giả mượn lời một người cha chân tình, dặn dò con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, về những đặt điểm tính cách cao đẹp của quê hương, dân tộc với ước muốn đứa con hãy ghi nhớ, phát huy. Điều ấy đã thể hiện qua cách nói mộc mạc, giàu hình ảnh của người dân miền núi, đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mến, tin cậy:

“Người đồng mình….nghe con”

  • Thân bài:

Đoạn thơ được nối tiếp theo sau đoạn cảnh người cha khơi gợi cội nguồn sinh dưỡng giúp đứa con khôn lớn, trưởng thành. Bằng đoạn thơ trên, người cha đã ngợi ca những đức tính cao đẹp của con người quê hương nằm khơi gợi cho con lòng từ hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy tiếp tục xứng đáng với truyền thống ấy.

Bắt đầu đoạn thơ bằng cụm từ “người đồng mình” với ý nghĩa là người vùng mình, người miền mình, cách nói giản dị của miền núi và được lặp đi lặp lại ba lần trong đoạn trích, Y Phương đã gửi vào đó niềm tự hào của mình về những đức tính cao đẹp của người dân miền núi bằng tấm lòng yêu mến vô hạn.

Nếu trên kia “yêu lắm con ơi” là yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây niềm ước vọng càng thêm tha thiết: “thương lắm con ơi”. Tình cảm được nâng lên nhiều lần bởi sau từ“thương” đó là những những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương. Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.

Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:

“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.

Ta dễ dàng nhận ra tính tả thực và phép ẩn dụ tượng trưng đã được nhà thơ vận dụng ở đây. Với phép tả thực, Y phương đã vẽ ra cảnh người dân miền núi mà ở đay dân tộc Tày có cội nguồn sinh dưỡng là những vùng núi cao ngút ngàn, rất hoang vắng và rất buồn bởi cuộc sống nghèo khó, nhọc nhằn. Tuy buồn, tuy khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn bám đất, bám bán làng, vẫn thủy chung cùng quê hương. Và càng ở cao, càng gian khổ mới thấy được tấm lòng quyết tâm gìn giữ cội nguồn sinh dưỡng của người dân miền núi.

Tư duy của người miền núi mộc mạc chân tình hiện lên trong cách so sánh độc đáo. Họ lấy hình sông, lấy dáng dáng để biểu thị vẻ đẹp của tinh thần và lối sống. Cách sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nâng cao mức độ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ, càng quyết tâm chinh phục, vượt qua.

Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc và không ngừng mơ ước đến tương lai nơi mà chí lớn sẽ vươn tới.

Chính từ niềm mơ ước ấy, người cha đã nhẹ nhàng nhắc nhở đứa con hãy khắc ghi, rèn luyện, phát huy:

“Dẫu làm sao thì cha cũng muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc”

Đoạn thơ với những hình ảnh cụ thể như núi rừng quê hương được Y Phương nhắc lại theo phép liệt kê: “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”, “như sông”, “như suối” , “lên thác xuống ghềnh”…”kết hợp với các điệp ngữ: “sống…không chê…”, nhà thơ đã gợi lại cuộc sống vất vả, gian nan đầy thử thắt đối cới người dân Tày giữa hoan sơ đại ngàn.

Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.

Cách gợi của nhà thơ được đặt trong giọng điệu mạnh mẽ, chắc nịch, đầy quyết tâm và niềm tin tưởng. Một lần nữa y Phương trong vai người cha đã nhắc con nhớ rằng người đồng mình, người trong cùng bản làng của mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn.

Thông qua đó, nhà thơ với vai trò người cha mong muốn đứa con phải biết tự hào về truyền thống quê hương, phải luôn tự tin, vững bước trên đường đời:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.

Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi. Tuy “người đồng mình” không mấy đẹp đẽ ở hình thức nhưng luôn ẩn chứa một sức mạnh tinh thần lớn lao, không bao giờ nhỏ bé, không bao giờ thôi ước vọng vươn cao.

Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình. Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồngmình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương.

Lời cha giản dị, ân cần trang nghiêm, chắc nịch đã giúp đứa con nhận ra rằng chính nhờ những “người đồng mình” như thế, những con người có ước mơ xây dựng quê hương với những truyền thống, phong tục tốt đẹp:

“Người đồng mình tự đụng đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.

Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mình. “Đục đá” là công việc vô cùng nặng nhọc, đòi hỏi phải bền bỉ, nhẫn nại. “Đục đá” vào ý thơ dã trở thành hình ảnh sinh động, gợi cảm. Bởi qua ý thơ, hình ảnh ấy giúp ta hình dung hiện thực người dân lao động miền núi bằng khát vọng và ý chí “đục đá kê cao quê hương” đã tôn tạo vẻ đẹp văn hóa của dân trọi với bao thiên tai, bão lũ, bao bọn giặc hung tàn để gìn giữ, bảo vệ quê hương của cả dân tộc.

Đó là hình ảnh Sơn Tinh (thời Hùng Vương thứ 18) bốc từng quả cũng chính là hình ảnh anh hùng Núp và dân tộc Ba Na anh em đã quyết tâm không khuất phục giặc Pháp bảo vệ cho vùng đất Chư-lây thân yêu, làm nên chiến tích lịch sử. Cách mạng hào hùng cho quê hương, đất nước…. Hình dung ra điều ấy, ta mới thấy chi tiết “đục đá kê cao quê hương” là một hình ảnh ấn tượng, chứa chan niềm tự hào cao độ của nhà thơ đối với dân tộc thân yêu.

Lòng mong muốn ấy còn được thể hiện trong giọng thơ thiết tha, trìu mến bởi ngữ điệu cảm thán: “con ơi”; “đâu con”; ở những lời tâm tình dặn dò: “nghe con”nhưng lại chắc nịch niềm tin của nối nói của người dân miền núi, vừa giàu hình ảnh vừa tự nhiên, xúc động lòng người. từ đó, ta cảm nhận diều lướn lao nhất là người cha muốn truyền lại cho đứa con là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với quê hương cao đẹp và niềm tin con bước vào đời:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.

Hành trang của người con mang theo khi “lên đường” không có gì khác ngoài niềm tự hào về quê hương, nguồn cội cùng với ý chí, quyết tâm và hi vọng lớn lao về một ngày mai tươi sáng. Người con lên đường khắc sâu lời cha dặn và không ngừng nhắc nhở mình thực hiện điều tâm nguyện ấy. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời,tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.

  • Kết bài:

Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, lối nói miền núi mộc mạc, cách ví von sinh động, giọng điệu thiết tha trìu mến, nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm đầy khát vọng làm người, đoạn thơ ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “uống nước nhớ nguồn”của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.

Y Phương đã rất tinh tế khi lựa chọn hình ảnh và giọng điệu khi biểu đạt. Hình như ông đã không hề “mĩ lệ hóa” hay tô vẽ gì thêm cho hình ảnh thơ. Cứ thế, rất tự nhiên, hình ảnh núi non và “người đồng mình” đi vào thơ ông một cách chân thực, hồn nhiên mà sâu sắc đến kì lạ.

24 tháng 4 2017

trước hết bạn nêu lời tâm tình 1 rồi sau đó nêu lời tâm tình 2 rồi kết đoạn => kết bài

24 tháng 8 2016

Bạn em say mê học Toán nhưng lại chưa thích học Văn. Em hãy góp ý với ban để giúp bạn học tập toàn diện hơn và đạt kết quả cao hơn.

Bạn là "nhà toán học tương lai". Thật đáng khám phục. Trí thông minh, sự nhạy bén linh hoạt của bạn số giúp bạn thành công trên lĩnh vực toán học. Nhưng nếu suốt quá trình học tập cũng như cả cuộc đời của bạn sau này đều chỉ là những bài toán, những con số thì cuộc sống va học tập của bạn nhàm chán biết bao!

Dường như nó bị hụt hẫng, nó thiếu vắng cuộc sông tâm hồn vốn rất cần thiết từ mỗi con người. Cho nên học giỏi toán, cóỏ sự say mê toán học không hẳn là chỉ biết có môn toán mà ta cần và rất cần các môn học khác thì mới phát triển' toàn diện được, nhất lá môn văn. Văn và toán thuật nghe như hai môn này đối nghịch nhau nhưng thật ra chúng hỗ trợ cho nhau rất nhiều: và chúng giúp ta phát triển trí tuệ, tâm hồn một cách trọn vẹn.

Để hiểu vấn đề một cách sâu rộng hơn, trước hết ta cần tìm hiểu văn học là gì, và học văn để làm gì? Văn học là sáng tạo của con người, vì lợi ích và đời sống của con người. Một tác phẩm hay, tốt, trước hết là "bồi dưỡng" tính từ chổ mỗi chúng ta, giúp ta có thái độ sống cho đúng đắn. Văn học còn là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội. Thông qua văn học, chúng ta nhận thức được điều bổ ích về con người và cuộc sống trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Văn học giúp ta hiếu cuộc sống một cách đầy đủ hơn. Văn học chính là món ăn tinh thần không thể thiếu ở mỗi con người. Nó làm cho tâm hồn, tư tưởng, tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái đẹp, cái thiện, cái thực của cuộc đời.

Văn học sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương mọi người và có ích cho mọi người. Ngoài ra văn học còn là phương tiện giải trí lành mạnh. Cho nên văn học rất là cần thiết. Học văn trước hết là ta học tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc, học cách nói, cách viết, cách diễn đạt. Hai điều này rất cần thiết đối với mỗi người. Học văn sẽ giúp ta sữ dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi trong học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc... của mỗi người. Riêng về kĩ năng viết văn, thông qua học văn và làm văn tạ sẽ được phát triển nâng cao từ viết đúng đến viết tốt, viết hay. Năng lực viết văn ngày càng cần thiết cho cuộc sống của mỗi con người. bởi vì trên lĩnh vực nào, ngành nghề nào trong thực tế cũng cần những người đọc thông, viết thạo. Từ các văn bản thủ tục hành chính đến lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội văn hóa nghệ thuật đêu rất cần những người có khả năng nói hay, viết tốt - một xã hội tiến bộ văn minh thì phải có những con người thông minh, lịch thiệp, có phong cách, đạo đức, biết cư xử tốt với mọi người. Những vấn đề ấy học văn giỏi sẽ giúp cho ta rất nhiều. Tìm hiểu, đi sâu vao lĩnh vực văn học ta sẽ nâng cao được nhận thức, bồi dưỡng được tư tưởng tốt, tình cảm đẹp yà năng lực thẩm mĩ. cảm thụ đuợc các tác phẩm văn học ta sẽ có được tâm hồn cao quí, biết yêu thương mọi người, sống có. nghĩa có tình hơn. Cho nên học văn cũng là học đạo làm người vậy.

Bạn say mê học toán, có được và muốn trở thành các nhà khoa học, các nhà kĩ thuật có trình độ cao, đó là những ước mơ chân chính. Nhất là trong tình hình đất nước ta hiện nay, thời kì đổi mới, thời kì của khoa học kĩ thuật tiên tiến, một đất nước còn nghèo nàn lạc hậu như ta thì đang rất cần những tài năng trẻ, những nhà khoa học kĩ thuật để xây dựng đất nước giàu đẹp. Và môn toán chính là môn học cửa ngõ đẽ đi vào kỉ thuật hiện đại. Nhưng không vì thế mà ta chỉ học toán thôi và bỏ mặc các môn học khác. Như vậy ta sẽ trở thành người khập khiễng trong sự hiếu biết và trong tâm hồn nữa. Bạn cần phải sáng suốt mà nhận ra rằng ở bậc phổ thông từ tiểu học đến trung,học, chúng ta cần phải học đẩy đủ các môn để có vốn kiến thức cơ bản, để tạo sự cân đối trong việc phát triển trí tuệ tài năng cũng như là hình thành nhân cách con người. Muốn giỏi toán mà lại giỏi văn bạn sẽ dễ thành đạt hơn Sự phát triển cùa bạn sẽ toàn diện hơn và tạo được một nền tảng vững chắc trong sự hiểu biết cùa mình. Từ đó làm đại học bạn có đi chuyên sâu vào ngành nào cũng dễ dàng nắm bắt. Sự thành đạt tốt đẹp sẽ đến với bạn. Hiểu được điều đó bạn sẽ cảm thấy có hứng thú học tập văn tốt và cũng như các môn học khác. Chúng ta nên nhớ rằng sự phát triển toàn diện rất cần thiết cho mỗi con người trong xã hội.

Tóm lại, văn là một môn học quan trọng không thể thiếu trong nhà trường. Nó vừa là môn học cơ sớ giúp ta học tốt các môn học khác, vừa là môn học giáo dục tư tưởng, tình cảm con người, là môn học làm đẹp tâm hôn chúng ta. Nó không chỉ thiết thực trong nhà trường mà còn rất cần thiết ngoài xã hội. Bạn hãy nên phấn đấu không ngừng học tập tốt cả toán lẫn văn cùng các môn học khác để sớm trở thành một học sinh giỏi toàn diện, một bông hoa ưu tú của nhà trường hôm nay và xã hội mai sau.

 

 

4 tháng 7 2017

Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn bởi câu chuyện kết thúc có hậu ở chỗ: Vũ Nương cuối cùng được sống một cuộc sống bình yên chốn thủy cung. Nhân gặp Phan Lang còn có cơ hội nói lời tạ từ với Trương Sinh. Tuy nhiên bi kịch ở chỗ: cuộc sống bình yên ấy chỉ có được ở thế giới khác - cõi mộng, không phải trong thực tại. Nàng vĩnh viễn không thể trở về, ôm ấp vỗ về con...

31 tháng 8 2016

mình thích đọc truyện tranh và truyện cười leuleu

31 tháng 8 2016

mk thì thấy truyện nào hay thì coihehe

1 tháng 12 2016

BÀI LÀM

Tiết trời bắt đầu se lạnh, hàng cây so đũa trước nhà lác đác trổ bông, từng chùm trắng muốt chen lẫn giữa đám lá xanh um đong đưa theo gió. Cánh hoa màu sữa mịn màng xếp chồng lên nhau. Hoa chưa nở trông giống những chiếc móc câu treo lủng lẳng. Khi nở những cánh hoa bung ra khoe nhị vàng. Phía dưới đài hoa là một điều tuyệt diệu: túi mật ngọt lịm thơm lừng ẩn chứa một sự quyến rũ đến vô cùng.

Thuở nhỏ tôi thường trèo lên cây so đũa hái hoa chỉ để hút lấy phần mật thơm ngon ấy. Lớn hơn một chút tôi biết hái hoa mang về cho mẹ nấu canh chua. Một rổ bông so đũa, ít trái đậu rồng, vài cọng rau muống và một mớ cá rô đồng. Chỉ bấy nhiêu thôi cả nhà tôi đã có bữa cơm chiều ngon miệng. Bông so đũa luộc hoặc hấp cơm thì ngon phải biết, vừa thơm, vừa dai lại vừa ngọt.

Mỗi năm cây so đũa chỉ trổ bông một lần khoảng từ tháng mười âm lịch đến sau Tết. Qua mùa hoa, trên cây chỉ toàn là trái. Những trái dài khoảng hai gang tay, trổ song song, ngay ngắn, đều đặn cứ y như người ta so đũa trước mỗi bữa ăn. Phải chăng vì thế mà cây có tên là: “so đũa”? Cũng chính nhờ hình ảnh đó mà cây có thêm một ý nghĩa đặc biệt. Những chàng trai, cô gái quê yêu nhau lấy thời điểm cây ra hoa làm hẹn ước “ra giêng rồi so đũa thành đôi”.