Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Giúp mỗi con người có thể tự tin khi giao tiếp
+ Tiếp xúc với mọi người bằng nhiều hình thức
+ Tăng ý thức, sự hỏi hỏi
“Nhân chi sơ tính bản thiện”: con người sinh ra có bản chất tốt đẹp trong quá trình lớn lên chịu ảnh hưởng của môi trường, giáo dục mà vẫn giữ được sự lương thiện hoặc trở nên xấu đi.
+ “Nhân chi sơ tính bản ác”: con người sinh ra là xấu, nhưng do quá trình tu dưỡng bản thân mà có thể sửa đổi, trở nên tốt đẹp
+ “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”: tính cách con người không có sẵn khi sinh ra mà hình thành trong quá trình phát triển và được giáo dục.
=> Ba quan điểm có điểm khác biệt nhưng đều có điểm chung: vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển hoàn thiện nhân cách của con người
– Tính cách thiện hay ác của con người không phải là thuộc tính có sẵn khi sinh ra mà được hình thành và hoàn thiện trong quá trình con người lớn lên tiếp xúc với cuộc sống
– Sự giáo dục của gia đình nhà trường và xã hội và ý thức tự giáo dục của mỗi người có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành phát triển tính cách hoàn thiện nhân cách của con người
+ Được giáo dục tốt con người sẽ sống lương thiện, tích cực, có trách nhiệm với xã hội, gia đình, bản thân
+ Không nhận được sự giáo dục tốt con người sẽ trở nên ích kỷ, xấu xa, độc ác.
– Trong xã hội hiện nay có nhiều cha mẹ nuông chiều con cái, chăm lo về tri thức, vật chất nhưng thiếu quan tâm, uốn nắn đến tính cách cho con dẫn đến nhiều bạn trẻ sống ích kỷ, có suy nghĩ lệch lạc, sai lầm.
– Phê phán bộ phận giới trẻ sống ỷ lại, buông xuôi, phó mặc cho số phận, đổ lỗi cho số phận, thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện.
– Yếu tố giáo dục có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
– Xã hội, gia đình và mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục để có định hướng cụ thể trong việc vun đắp bồi dưỡng nhân cách cho con cái mình.
– Sống tốt, hướng thiện và làm tất cả những gì ý nghĩa để hoàn thiện bản thân, làm cho cuộc sống và mọi người xung quanh tốt hơn
Dân tộc ta luôn luôn có những phẩm chất lá lành đùm lá rách tinh thần tương thân tương ái, điều đó xuất hiện mạnh mẽ và trường tồn trong cuộc sống từ xưa đến nay, nó là phẩm chất đẹp và mang trong con người những điều tốt đẹp nhất, chúng ta cần phải học tập và phát huy nó, tinh thần tương thân tương ái phải được phát huy trong toàn dân tộc.
Tinh thần tương thân tương ái được hiểu đó là sự giúp đỡ người khác, sự yêu thương và chân trọng đối với những con người xung quanh chúng ta, mỗi chúng ta đều hiểu được tinh thần tương thân tương ái qua những câu ca dao tục ngữ của dân tộc lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn,…Những điều tuyệt vời và thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi con người đã được dân tộc ta phát huy ngày càng sâu sắc nó là niềm tin và cũng là một động lực sống của mỗi người, chúng ta cần tôn tạo và phát triển những điều này cho đúng với giá trị của nó, cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa những con người trong cùng một đất nước có như vậy chúng ta mới cảm thấy hạnh phúc và thực sự ý nghĩa.
Sự tương thân tương ái đó đã là một truyền thống quý báu của dân tộc ta chúng ta cần phát huy và tôn tạo những điều đó cho phù hợp với một đất nước một dân tộc, niềm yêu thương và sự đùm bọc lẫn nhau đã tồn tại và mang những hiểu biết ý nghĩa sâu sắc, nó được giáo dục mạnh mẽ trong nhà trường và là một kim chỉ nan để con người Việt Nam có những bước đi đúng đắn hơn, hành động như vậy mới chứng tỏ được niềm tự hào mà ông cha ta đã để lại cho dân tộc của mình, niềm yêu thương và tình yêu mến đã đã xuất hiện mạnh mẽ và nó giáo dục con người không chỉ hôm nay mà còn có giá trị đến cả mai sau.
Cần phải hiểu biết và tin yêu vào cuộc sống này hơn, có như vậy niềm tin đó mới được nâng lên và sự hiểu biết của con người về đạo lý của dân tộc cũng được tôn tạo, nó đã góp phần tạo nên những thành quả đáng kể nhất và một niềm tin tươi sáng về một cuộc sống luôn tran chứa tình yêu thương và sự đùm bọc của dân tộc, những điều đó hiện hữu và xuất hiện sâu sắc trong những con người này.
Yêu thương và tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống là phẩm chất cao quý và thiêng liêng nó là bài học và vốn sống của mỗi chúng ta, từ khi sinh ra đến khi lớn lên chúng ta được sự giúp đỡ của cha mẹ và tương trợ giúp đỡ của bạn bè khi chúng ta gặp những khó khăn gian nan, vất vả những điều đó còn được giáo dục mạnh mẽ trong những bài học trên lớp và đó còn là một niềm tin yêu và sự sáng suốt khi chúng ta biết tiếp thu và tôn tạo những giá trị đó của dân tộc mình, niềm tin yêu vào cuộc sống bày đã góp phần làm cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn, những điều đó không chỉ làm cho chúng ta phát triển được tư duy và mở rộng tấm lòng của chính mình với thế giới và dân tộc.
Phẩm chất đó cao quý và luôn được mọi người noi theo, sự tương trợ giúp đỡ người khác đã tạo nên một giá trị cho một dân tộc biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, bởi lẽ những câu ca dao mà các cụ dạy không sai lá lành đùm lá rách, những người có hoàn cảnh tốt hơn và giàu có hơn có thể giúp đỡ những con người có hoàn cảnh sống khó khăn và những điều đó không chỉ làm cho chúng ta biết yêu quý và biết ơn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Một số ý:
- Quê hương là nơi mà con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Nó là nơi gắn bó vô cùng sâu đậm trong tâm hồn của mỗi người, là nguồn cảm hứng để ta tiếp tục phấn đấu và hy vọng trong cuộc sống. Do đó, sự gắn kết giữa con người với quê hương mình có ý nghĩa rất quan trọng và đặc biệt.
- Sự gắn kết này giúp con người ta hiểu rõ hơn về bản thân mình và nhận thức được giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống của quê hương mình. Từ đó, con người ta thêm một tình yêu nồng nàn sâu sắc với nơi nghĩa tình ấy rồi họ mới có động lực phấn đấu trở nên tốt đẹp hơn giúp quê mình phát triển hơn.
- Sự gắn kết giữa con người và quê hương còn giúp ta duy trì và phát triển giá trị văn hóa đặc trưng của quê hương. Những giá trị này không chỉ là của riêng mỗi người, mà còn là của cả một cộng đồng và dân tộc. Việc duy trì và phát triển giá trị văn hóa này giúp ta giữ gìn và phát huy những đặc trưng độc đáo của quê hương, đồng thời cũng giúp ta tôn vinh và truyền bá những giá trị này đến thế hệ sau.
- Liên hệ câu nói: "Một người không yêu quê hương của mình, cũng không thể yêu và đóng góp cho xã hội của mình một cách tốt đẹp." - Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh).
+
"Một người không yêu quê hương của mình, là một người không có tâm hồn." - Jose Rizal.
Câu nói này thể hiện rõ ý nghĩa của sự gắn kết giữa con người với quê hương. Nếu một người không yêu quê hương của mình, có thể hiểu là họ không có tình cảm, trách nhiệm hay lòng tự hào về nơi mình sinh ra và lớn lên. Từ đây, ta thấy rằng sự gắn kết giữa con người và quê hương không chỉ là một nét văn hóa, mà còn là một trách nhiệm và tâm hồn của mỗi người.
+ Liên hệ bản thân.
- Dẫn chứng:
+ Trong lịch sử Việt Nam, sự gắn kết giữa con người với quê hương đã được thể hiện rõ nét trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp và Mỹ. Những người lính Việt Nam đã hy sinh tất cả để bảo vệ quê hương và giữ gìn độc lập, chủ quyền của đất nước. Họ đã chứng tỏ rằng tình yêu quê hương là một sức mạnh vô cùng lớn lao, có thể thúc đẩy con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách.
+ Nhiều người đã trở thành những tình nguyện viên, đóng góp cho cộng đồng của mình bằng cách giúp đỡ những người khó khăn, xây dựng các dự án công cộng hay bảo vệ môi trường. Những hành động này cho thấy rằng sự gắn kết giữa con người với quê hương không chỉ là một nét văn hóa, mà còn là một trách nhiệm xã hội.
+ .....
- Tổng kết: khẳng định lại ý nghĩa đặc biệt, sâu sắc của sự gắn kết giữa con người với quê hương mình.
Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.
đoạn văn 200 chữ trình bày về suy nghĩ của anh/chị về sự hi sinh của những người lính giữa thời bình
Tham Khảo !
Ở hiện tại mỗi chúng ta ai cũng có nhiều suy nghĩ về sự hi sinh của người lính giữa thời bình. Và tôi cũng không phải ngoại lệ. Trước hết, ta cần hiểu hi sinh là gì? Sự hi sinh chính là dám xả thân quên mình để cứu lấy mạng sống của người khác. Đây chính là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, hơn hết, nó luôn ẩn chứa trong mỗi trái tim người lính. Trong thời chiến, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những anh lính cụ Hồ xông pha ra trận tiêu diệt quân thù để giành lấy độc lập, hòa bình cho Tổ quốc. Trong thời bình, những tưởng đôi vai của các anh sẽ bớt gánh nặng hơn. Nhưng không, các anh vẫn phải chiến đấu, ngày đêm canh gác bảo vệ biên cương, giữ yên bề cõi cho nước nhà. Hễ có kẻ nào lăm le xâm lược là các anh lại "súng bên súng, đầu sát bên đầu" để đập tan mộng xâm lược của thế lực ngoại xâm. Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình phòng chống và đẩy lùi dich bệnh covid 19, các anh còn hi sinh chỗ ở của mình để nhường chỗ cho người dân cách li. Hơn thế nữa, người lính còn thức khuya dậy sớm, nấu cơm cho họ ăn. Để họ an tâm chữa bệnh, để họ sớm được trở về bên gia đình. Thật vậy, kể làm sao cho hết những hi sinh mà người lính dành cho chúng ta. Bởi lẽ đó mà Nhà nước đã lấy ngày 27/7 để tưởng nhớ, ghi ơn những người có công với cách mạng, tổ quốc. Cảm ơn các anh - những người lính cụ Hồ rất nhiều!
Tham khảo
Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hẳn bạn nào cũng có nhiều suy nghĩ về sự hi sinh của người lính giữa thời bình. Và tôi cũng không phải ngoại lệ. Trước hết, ta cần hiểu hi sinh là gì? Sự hi sinh chính là dám xả thân quên mình để cứu lấy mạng sống của người khác. Đây chính là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, hơn hết, nó luôn ẩn chứa trong mỗi trái tim người lính. Trong thời chiến, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những anh lính cụ Hồ xông pha ra trận tiêu diệt quân thù để giành lấy độc lập, hòa bình cho Tổ quốc. Trong thời bình, những tưởng đôi vai của các anh sẽ bớt gánh nặng hơn. Nhưng không, các anh vẫn phải chiến đấu, ngày đêm canh gác bảo vệ biên cương, giữ yên bề cõi cho nước nhà. Hễ có kẻ nào lăm le xâm lược là các anh lại "súng bên súng, đầu sát bên đầu" để đập tan mộng xâm lược của thế lực ngoại xâm. Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình phòng chống và đẩy lùi dich bệnh covid 19, các anh còn hi sinh chỗ ở của mình để nhường chỗ cho người dân cách li. Hơn thế nữa, người lính còn thức khuya dậy sớm, nấu cơm cho họ ăn. Để họ an tâm chữa bệnh, để họ sớm được trở về bên gia đình. Thật vậy, kể làm sao cho hết những hi sinh mà người lính dành cho chúng ta. Bởi lẽ đó mà Nhà nước đã lấy ngày 27/7 để tưởng nhớ, ghi ơn những người có công với cách mạng, tổ quốc. Cảm ơn các anh - những người lính cụ Hồ rất nhiều!
1/ Tìm hiểu đề và tìm ý:
a/ Tìm hiểu đề:
Cần lưu ý:
– Xác định thể loại
– Xác định nội dung:nghị luận về lòng biết ơn.
-Chú ý: từ “suy nghĩ”
b/ Tìm ý:
Đọc và trả lời câu hỏi để có ý cho bài văn:
*Gợi ý:
– Câu tục ngữ có nghĩa đen, nghĩa bóng như thế nào?
– Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam?
– Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?
Sau tìm hiểu đề và tìm ý chúng ta sẽ làm dàn ý. Vậy từ dàn ý đề cương của SGK, các em hãy lập dàn ý chi tiết theo từng nhóm sau:
– Nhóm 1: Mở bài
– Nhóm 2: Giải thích câu tục ngữ
– Nhóm 3: Đánh giá nhận xét
– Nhóm 4: Kết bài
Gợi ý:
– Cần giải thích những từ ngữ nào?
– Câu tục ngữ nêu lên đạo lý gì?
– Câu tục ngữ nhắc nhở những ai?
– Câu tục ngữ khích lệ mọi người điều gì?
2/Lập dàn bài:
a. Mở bài
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
-Có nhiều cách mở bài:
+ Từ chung è Riêng
+ Từ thực tế è Đạo lí
+ Đưa ra câu tục ngữ có cùng quan điểm hoặc trái ngược với quan điểm cuả vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn.
b. Thân bài
1/Giải thích nội dung câu tục ngữ (Nghĩa đen, nghĩa bóng).
2/Đánh giá nội dung câu tục ngữ:
a/ Khẳng định hoàn toàn đúng
b/ Xác lập luận điểm:
– Tại sao phải có lòng biết ơn?
+ Vì đó là đạo lí làm người
+ Truyền thống tốt đẹp cuả người Việt ta
+ Cơ sở để xây dựng và phát triển xã hội
+ Nguyên tắc đối nhân xử thế
(Lí lẽ và dẫn chứng cụ thể)
– Phê phán:
Kẻ vong ân bội nghĩa, ”Ăn cháo đá bát”
c. Kết bài
– Khẳng định truyền thống tốt đẹp.
– Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với hôm nay. è Sống và làm việc theo đạo lí.
Các bạn hãy viết phần thân bài từ dàn bài chi tiết trên:
Nhóm 1 và 3: Giải thích câu tục ngữ.
Nhóm 2 và 4: Nhận định, đánh giá câu tục ngữ
3/ Viết bài
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều kinh nghiệm quý báu, nhiều bài học đạo lý nhắc nhở con người sống đúng, sống đẹp. Một trong những câu tục ngữ đó là ”Uống nước nhớ nguồn”.
Vậy ”Uống nước nhớ nguồn” là gì? Uống nước là hưởng thành quả, sản phẩm vật chất, tinh thần của người khác. Nhớ nguồn là người hưởng thụ phải tri ân, gìn giữ và phát huy thành quả của người làm ra chúng. Câu tục ngữ nói lên lòng biết ơn những người làm ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ và nhắc nhở mọi người sống có đạo lý, nhân nghĩa bởi cuộc đời cũng có những kẻ vô ơn “Qua cầu rút ván”, “Có mới nới cũ”, “Uống nước quên người đào giếng”. Nhớ ơn vốn là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thật vậy, trong gia đình con cái phải biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ được thể hiện qua các ngày giỗ, ngày lễ, thờ phụng, thăm viếng mồ mã ông bà, tổ tiên và yêu kính cha mẹ. Trong nhà trường, học sinh phải biết ơn thầy cô vì “Không thầy đố mày làm nên”, hàng năm có ngày kỉ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh thầy cô. Trong xã hội, thế hệ sau phải nhớ ơn thế hệ trước đã chiến đấu hi sinh, đổ bao mồ hôi nước mắt để bảo vệ, xây dựng đất nước như ngày nay, có phong trào đền ơn đáp nghĩa thể hiện lòng biết ơn những thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng , bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lý ”Uống nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững. Chúng ta cần có ý thức vun đắp, bảo vệ, góp phần xây dựng thành quả đạt được làm cho gia đình hạnh phúc, đất nước giàu mạnh.
Tóm lại, câu tục ngữ là một lời khuyên nhắc nhở sâu sắc về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là thước đo đánh giá con người. Sống và thực hiện theo đạo lý trên là biểu hiện lối sống nghĩa tình, vừa văn minh, văn hóa.
Bài làm
Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:
"Uống nước nhớ nguồn"
Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.
Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.
Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...
Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.
Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.
Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.
hiện nay áo lp rất đẹp nhiều ng mua và lp tôi cx thế suốt ngày mua bán đầy đủ đồ nào áo ,son, mũ ,tất,giày,.. vô số cứ thấy đẹp là về lài mẹ xin tiền mua hếtcái này đến cái khác , thấy bb có j cx đòi mua
Cái nông cạn thứ nhất của bạn là ở chỗ bạn đặt một phép thử với bạn gái. Khi thấy cô ấy biết về các biện pháp tránh thai thì bạn vội cho rằng cô ấy từng quan hệ và giấu bạn. Tôi tin là bạn nói đúng khi nói rằng cô gái ấy là người thông minh. Không những thế cô ấy còn là người hiểu biết nữa. Những kiến thức như vậy thì người phụ nữ hiện đại nào cũng phải biết và cần biết. Nhất là trong thời đại bây giờ, khi các phương tiện truyền thông, Internet đầy rẫy những hướng dẫn chi tiết về phòng tránh thai. Nếu nói như bạn, chẳng nhẽ tôi biết khi mang thai và sinh con như thế nào thì nghĩa là tôi từng có con à?
Cái nông cạn thứ hai của bạn ở chỗ cho rằng cô ấy là người cơ hội, gặp được người có thể đưa cô ấy tới miền đất hứa là có thể quên ngay bạn, sẵn sàng bỏ rơi bạn. Bạn thử nghĩ lại xem, hai bạn yêu nhau 2-3 năm (từ khi cô ấy học năm thứ 2 tới năm cuối), bạn đã đối xử với cô ấy như thế nào? Bạn tỏ ra hững hờ với cô ấy, bạn không chăm lo cho cô ấy như trước nữa từ sau khi bạn nghĩ cô ấy nói dối, bạn đối xử với cô ấy giảm xuống tới mức bình thường. Như vậy, có thể gọi là yêu hay không?
Cô ấy có thể cảm nhận được tình yêu của bạn hay không? Bạn không cho cô ấy một hơi ấm, một hạnh phúc như những người yêu nhau trao cho nhau, thử hỏi liệu bạn bỏ rơi cô ấy trước hay cô ấy bỏ bạn "không hề hối tiếc hay do dự"? Tôi thấy bạn thật ích kỷ khi bắt một người con gái không những phải héo mòn vì bạn mà còn phải chờ đợi bạn cho tới khi bạn phán quyết là lấy hay bỏ cô ấy. Hơn nữa bạn nghĩ rằng như thế thì bạn là kẻ "đổ vỏ" cho người khác. Có chắc rằng sau khi cô ấy chờ đợi bạn cả mấy năm trời, bạn sẽ tin vào tình yêu thật sự của cô ấy và lấy cô ấy làm vợ? Tôi tin là với tính ích kỷ của bạn, bạn sẽ không lấy cô ấy.
Cái ngu muội thứ ba của bạn là đi xem cuộc sống của những người xung quanh bạn gái của bạn để đánh giá bạn gái bạn. Rõ ràng là cuộc sống xung quanh có thể ảnh hưởng tới tính cách của cô ấy, như người ta nói là 'giỏ nhà nào quai nhà nấy", thế nhưng nó không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Tôi đã nhìn thấy nhiều gia đình không hạnh phúc hay bố mẹ không phải là "gia đình cơ bản" như người ta thường đặt làm lề để đánh giá con cái, thế nhưng con cái họ rất ngoan, chăm chỉ, học hành giỏi giang và nên người, có một gia đình hạnh phúc. Nhiều khi do đã nếm trải qua cay đắng rồi, họ sẽ có khao khát hạnh phúc nhiều hơn những người khác rất nhiều đấy, bạn ạ. Đó là điều thúc giục họ lái mình không đi theo vết xe đổ của những người đi trước.
Tôi thấy bạn chẳng yêu cô gái nào hết, mà bạn chỉ ích kỷ, hẹp hòi cho bản thân thôi. Bạn chỉ sợ người khác lừa dối bạn, bạn chỉ sợ mang tiếng với người đời. Nếu cả đời bạn chỉ đi nghe thiên hạ nói thì tôi dám tin là những người phụ nữ ở bên bạn chẳng thể có được hạnh phúc. Bạn chỉ lo mất mặt mình thôi chứ không biết cách bảo vệ cho người phụ nữ vốn yếu đuối đang cần sự che chở của bạn. Tôi thấy cô bạn gái của bạn quả thật là may mắn khi chia tay được bạn và đến với người đàn ông đến sau bạn, người coi trọng bản thân cô ấy hơn là những lời đồn thổi hay quá khứ của cô ấy.
Quá khứ là cái đã trôi qua, cảm xúc không thể xóa nhòa được, nhưng sẽ phai nhạt dần theo năm tháng. Bạn sợ rằng cảm xúc sẽ trỗi dậy khi gặp lại người xưa vì cái cảm giác quan hệ lần đầu là khó quên ư? Tôi nói với bạn, nếu một người con gái yêu bạn thật lòng, thì dù có gặp lại người cũ, cô ấy cũng sẽ không muốn làm cho bạn phải đau lòng đâu! Tất cả nằm ở tình yêu thương của bạn.
Trong trắng hay không nằm ở cái đầu chứ không phải treo ở trước cửa mình đâu bạn ạ! Trong trắng là cái tình yêu cô ấy dành cho bạn không suy tính, chứ không phải là số lần quan hệ của cô ấy trước khi gặp bạn. Tôi thấy thật lấy làm tiếc khi một người có học như bạn (từng tốt nghiệp đại học) lại có những suy nghĩ nông cạn, hẹp hòi như vậy.
Một vài suy nghĩ để những người đàn ông như bạn suy ngẫm… Những cô gái, hãy mạnh mẽ lên! Người đàn ông thật sự yêu bạn sẽ biết tôn trọng bạn và quá khứ của bạn. Tôi không cổ súy cho việc quan hệ bừa bãi trước hôn nhân. Nhưng những người từng cháy hết mình với một tình yêu trong sáng, hãy đừng lụy mình. Tình yêu là ngọn nến không bao giờ tắt. Cháy hết mình và đã tắt một lần không có nghĩa là không bao giờ có thể cháy lại được nữa. Người đàn ông yêu bạn sẽ biết thổi bùng lên ngọn lửa trong bạn. Chúc cho các bạn gặp được những người đàn ông như thế!
Bạn tham khảo bài viết này nha!