K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 7 2021

Câu 9:

- Chọn câu B. Vì có từ "máu mủ" là từ ghép.

Câu 10:

- Chọn câu C. Loại câu A vì "thước tha" chỉ gợi hình ảnh, loại câu B vì "lanh canh" chỉ gợi âm thanh.

Câu 11:

- Chọn câu C. Vì "hiền hòa" là tính từ chỉ tính cách của con người.

 

12 tháng 7 2021

9D

10D

11C

30 tháng 1 2017

Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…

Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:

- Chú nào ngã đấy?

Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:

- Chú ngã có đau không?

Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:

- Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!

Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!

Tôi trả lời Bác:

- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.

Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào.

Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.

Các chú có lạnh không?

Mùa xuân năm 1969 – mùa xuân cuối cùng trong đời Bác Hồ, chúng tôi được vào thăm Bác tại vườn hoa Phủ Chủ tịch, trong một căn nhà đơn sơ, giản dị.

Cảm tưởng của tôi là không phải đến với một vị Chủ tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại, mà là đến với một người cha già thân yêu, với người anh cả trong gia đình lớn.

Ngay từ phút đầu, chúng tôi ngồi quây quần bên Bác trong không khí ấm áp, thân tình. Đồng chí Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đến với chúng tôi. BÁc thăm hỏi từng người một và mời chúng tôi ăn hoa quả. Bác hỏi:

- Các chú thấy có lạnh không?

- Thưa Bác, không ạ.

Đối với chúng tôi, tháng Giêng ở Việt Nam quả là không lạnh. Bác nói:

- Không lạnh nhưng rất nguy hiểm.

Nói xong. Bác cởi chiếc khăn quàng của Bác và quàng cho đồng chí Mác Đêphơrin – Chủ tịch Ủy ban Việt Nam hôm ấy đang húng hắng ho. Cử chỉ ấy làm chúng tôi ai nấy đều cảm động, thể hiện những tình cảm của một người cha đối với những đứa con từ phương xa về.

Chúng tôi sung sướng báo cáo với Người về phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam ở Cộng hòa Dân chủ Đức và trao tặng Bác những món quà của nhân dân nước chúng tôi gửi biếu Bác. Điều lạ là sau hơn bốn chục năm trời – kể từ khi Bác qua hoạt động bên nước chúng tôi – Bác vẫn nói tiếng Đức chính xác.

Suốt đời tôi, tôi sẽ trân trọng giữ trong lòng mình kỷ niệm vô cùng quý báu, đó là bức chân dung mà chính Người đã ký tặng tôi trong lần gặp ấy. Và bên tai tôi lại văng vẳng những tiếng hô “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh” của thanh niên khắp năm châu trong những ngày đại hội liên hoan vừa qua ở Bétlin. Nghĩ đến Bác Hồ, nghĩ đến Việt Nam, tôi càng cống hiến nhiều hơn nữa cho Việt Nam và chính vì vậy mà tôi cảm thấy cuộc đời mình đang sống là có ý nghĩa biết ngần nào!

12 tháng 3 2017

cô bé bí ẩnv~ ảnh trênoaoa

19 tháng 5 2017

cho mình vài kiểu váy với tóc đẹp điyeuyeuyeu

22 tháng 5 2017

ukm

19 tháng 9 2021

làm hết à

30 tháng 7 2021

daps an : C

28 tháng 9 2017

3.Viết 1 đoạn khoảng 6-8 nêu ý nghĩa của chi tiết Niêu cơm thần.

-Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
-Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

28 tháng 9 2017

2.Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu ý nghĩa của chi tiết Tiếng đàn thần

Bài làm

Âm nhạc thần kì là chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích dân gian.Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau: Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan ,giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công,Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, giúp vạch mặt Lí thông, giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc.
Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù.
Tiếng đàn là chi tiết thần kì trong truyện cổ tích thạch sanh. Tiếng đàn giúp Thạch Sanh giải oan, vạch mặt Lí Thông, chữa khỏi bệnh cho công chúa, tiếng đàn còn giúp Thạnh Sanh đánh lui binh mười tám nước chư hầu. Đây là tiếng đàn của công lí, của nhân dân yêu chuộng hòa bình. Có thể nói tiếng đàn này là tiếng đàn đẹp nhất, giàu ý nghĩa nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

4 tháng 4 2017

Câu 1: Nhắc lại tên các thành phần câu em đã được học ở bậc Tiểu học?

Trả lời: Tên các thành phần chính của câu đã học ở Tiểu học:

- Chủ ngữ

- Vị ngữ

- Trạng ngữ.

Câu 2: Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau:

Chẳng bao lâu tôi trở thành một chàng dể thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài)

Trả lờí:

Chẳng bao lâu tôi // đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

Trạng ngữ CN VN

Câu 3: Thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét:

- Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.

- Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?

Trả lời:

- Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu là chủ ngữ và vị ngữ.

- Thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu là trạng ngữ.

Câu 4: Nêu đặc điểm của vị ngữ:

- Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào về phía trước?

- Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?

Trả lời:

- Vị ngữ có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới . .

- Vị ngữ có thể trả lời các câu hỏi: Làm sao? Như thế nào? Làm gì?...

Câu 5: Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong những câu dẫn ở mục 2. II SGK.

Trả lời:

a) Vị ngữ: ra đứng cửa hàng, xem hoàng hôn xuống.

b) Vị ngữ: nằm sát bên bờ song, ồn ào, đông vui, tấp nập.

c) Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam; giúp con người trăm nghìn công việc khác nhau.

- Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) như ở ví dụ a, b và câu thứ hai trong ví dụ c. Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là danh từ hoặc cụm danh từ như ở câu 1 trong ví dụ c

Câu 6: Đọc lại các câu vừa phân tích ở mục II SGK

1. Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, ưạng thái ... nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?

2. Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi như thế nào?

Phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã dẫn ở mục I, II SGK Trả lời:

Chủ ngữ trong các câu đã cho (tôi; chợ Năm Căn; cây tre; tre; nứa mai, vầu) biểu thị những sự vật có hành động trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.

Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con g/?,...

Về mặt cấu tạo:

- Chủ ngữ có thể là đại từ (tôi), danh từ hoặc cụm danh từ (cây tre; chợ Năm Căn; tre, nứa, mai, vầu)

- Câu có thể có:

+ một chủ ngữ: tôi, chợ Năm Căn, cây tre

+ nhiều chủ ngữ: tre, nứa, mai, vầu.