Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. HS nêu được 02 trong số các phẩm chất sau:
- Quảng đại, không đố kị, hẹp hòi.
- Ham đọc sách.
- Trung thực
- Có bản lĩnh, chính kiến.
- Biết lắng nghe.
- Quí trọng sức lao động.
- Có ý thức giữ nhân cách, lương tâm…
2. HS viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu:
- Dung lượng : 7-10 dòng.
- Nội dung: có thể chọn một trong các phẩm chất đã nêu, trình bày theo trình tự: biểu hiện (có dẫn chứng), sự cần thiết, ý nghĩa của phẩm chất đó và rút ra bài học v..v... kiến giải hợp lý, có sức thuyết phục và có liên hệ thực tế.
Câu 1:
Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn
Câu 2:
Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.
Câu 3:
Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.
Câu 4:
Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.
B.PHẦN LÀM VĂN :
Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!
Phần đọc hiểu
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ 8 chữ.
Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng nhắc nhở người con giữ cho mình phẩm chất tâm hồn cao đẹp, trong sạch dù gặp hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.
Câu 3:
- Tin vào những điều tốt đẹp, tử tế trên đời.
- Biết sống vì người khác.
Câu 4: Suy nghĩ theo các hướng
- Sống tử tế, yêu thương
- Tình cảm của người làm cha, mẹ với con cái.
HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
+ Cơ bắp và trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống bản thân mỗi người, cải thiện cuộc sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho con người.
+ Trái tim và tâm hồn: nhân cách, lương tâm của mỗi con người.
=> Ý kiến trên thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn: Nền giáo dục hiện đại cần dạy cho thế hệ trẻ một cái đầu tỉnh táo khôn ngoan, biết nhận đúng giá trị sức lao động của mình và tìm ra người trả giá tương xứng với giá trị ấy. Đồng thời cũng nhấn mạnh việc giáo dục nhân cách, biết gìn giữ tâm hồn trong sáng của con người trong mọi hoàn cảnh.
- Phép lặp từ ngữ: Xin hãy, Xin thầy hãy dạy cho cháu...
- Phép lặp cú pháp: Xin thầy hãy...nhưng...cũng...
- Liệt kê: chấp nhận thất bại; tận hưởng niềm vui chiến thắng; biết đến thế giới kì diệu của sách; lặng lẽ suy tư…..chấp nhận thi rớt; biết lắng nghe...
- Ẩn dụ: tấm lưới chân lí (sự tiếp nhận chân lí có sàng lọc), cơ bắp và trí tuệ (sức lao động), trái tim và tâm hồn (nhân cách, phẩm hạnh).
Hiệu quả của các biện pháp tu từ:
- Phép lặp từ ngữ, cú pháp, liệt kê: nhấn mạnh những mục đích giáo dục mà Lincohn muốn người thầy đạt tới, thể hiện niềm mong mỏi của người cha, tạo giọng điệu tha thiết, phù hợp với lời văn của một bức thư.
- Phép ẩn dụ: tạo cho lời văn có hình ảnh, hàm súc, thể hiện tư duy sắc sảo của người viết, có sức gợi và dễ tác động tới người nghe.
a, Nội dung của đoạn văn trên:
- Câu chuyện về hai hạt lúa:
+ Hạt lúa thứ nhất: trông chờ, ỷ lại, sợ vất vả khó khăn nên cuối cùng chết dần chết mòn.
+ Hạt lúa thứ hai: không ngại khó khăn gian khổ, biết vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt để mang lại cho đời những hạt mầm tươi mới.
b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống cần phải biết siêng năng, chăm chỉ vượt qua những khó khăn gian khổ để gặt hái những thành quả tốt đẹp trong tương lai.