Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Em thích khổ thơ cuối của bài nhất vì:
Từ tình yêu quê hương yêu bà đã biến thành lòng yêu tổ quốc. Đó là động lực thôi thúc cháu đứng lên gia nhập quân đội chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.Trong một phần máu thịt tổ quốc có bà có đàn gà tuổi thơ là một miền kí ức êm dịu nhất của cuộc đời chiến sĩ. Với giọng thơ nhẹ nhàng dạt dào cảm xúc của một nữ thi sĩ, hình ảnh tiếng gà trở đi trở lại ở mỗi khổ thơ tác giả đã vẽ lên một bức tranh làng quê thật thanh bình thật đẹp.
Tiếng gà trưa, sự tần tảo của bà là những dư vị ngọt ngào nhất còn đọng lại trong tâm hồn mỗi độc giả mỗi khi nhớ về bài thơ này.
b) Bao trùm bài thơ là nỗi cồn cào da diết. Nhớ nhà, nhớ người bà của mình, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây bút ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở dây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến lòng người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương, tiếng bà an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. bà chỉ mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới : Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của cháu có được cái quần chéo go, cái áo... Hạnh phúc gia đình giản dị, tình bà cháu đầm ấm mà rất đỗi thiên liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như nói gọn cả trong tiếng gà trưa.
a) Trong cả bài thơ Tiếng gà trưa, có lẽ hình ảnh mà tôi thích nhất đó chính là nằm trong đoạn cuối của bài Tiếng gà trưa:
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Đó chính là hình ảnh người chiến sĩ quải ba lô ra trận hùng hồn.
Có lẽ nhờ nghỉ chân bên đường, được nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ như cảm thấy đỡ mỏi chân hơn, cái nắng như dịu lại và vô vàn kỉ niệm lại ùa về. Nào là kỉ niệm về đàn gà, lời mắng yêu của bà lúc lén xem trộm gà **, lúc bà khum khum soi trứng dành từng quả chắt chiu cho gà mái ấp và mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà mua quần áo mới cho cháu. Những kỉ niệm đẹp đẽ ấy hòa quyện vào nhau tạo ra một mục đích sống và chiến đấu lí tưởng của người chiến sĩ. Đó là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tổ quốc mà còn thì làng quê sẽ còn và hình bóng, bóng dáng của bà sẽ vẫn ở đấy, trong cái xóm thân thuộc kia. Đó chính là động lực thúc đẩy người chiến sĩ hùng hồn ra trận, quải ba lô tiến đến chiến trường.
b) Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đà gợi dậy những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kĩ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tôt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.
Trong một ngôi xóm nhỏ vào ban trưa,tiếng gà nhảy ổ quen thuộc vang lên làm người chiến sĩ bồi hồi,xúc động."Cục..cục tác cục ta"-câu thơ ghi âm lại tiếng gà trưa mới thực,mới sống động làm sao!ở ba câu thơ tiếp thoe,từ "nghe" được điệp lại ba lần,đồng thời cũng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.tiếng gà xua tan đi cái nắng chói chang,gay gắt của trưa hè.tiếng gà làm dịu bớt đi sự mệt mỏi,nhọc nhằn của người chiến sĩ.và hơn thế nữa,tiếng gà đã gợi dậy những cảm xúc về kỉ niệm đẹp đẽ thưở ấu thơ của Xuân Quỳnh.tiếng gà thật kì diệu,tài tình biết mấy!đọc các dòng thơ,lòng tôi trào dâng sự bồi hồi ở sâu thẳm đáy lòng
Khổ thơ đầu bài thơ "Tiếng gà trưa" của tác giả Xuân Quỳnh nói về tâm trạng của người chiến sĩ trên đường hành quân xa. Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục...cục tác cục ta" cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà nhảy ổ là âm thanh bình dị thân thuộc của lành quê ta đã bao đời nay. Đối với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã phá vỡ cái sự tĩnh lặng của buổi trưa nắng. Tiếng gà làm "xao động" nắng trưa,"xao động" cả hồn người.Như tiếp thêm cho anh chiến sĩ sức mạnh mới, "Nghe bàn chân đỡ mỏi".Như gọi về tuổi thơ giản dị,êm đềm mà hạnh phúc của anh lính trẻ, "Nghe gọi về tuổi thơ". Điêp từ "nghe" được nhắc lại ba lần với sự chuyển đổi cảm giác tinh tế đã làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi.Ta thấy, "nghe" ở đây không chỉ là nghe bằng thính giác mà chính là nghe bằng cảm xúc, bằng tâm tưởng, bằng những hồi ức tràn về. Điệp từ nghe trở nên trừu tượng và lan tỏa trong tâm hồn người nghe. Qua đoạn thơ ta thấy tiếng gà trưa là nút khởi động cho tất cả, gợi về tuổi thơ êm đềm của người chiến sĩ.
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo dàn ý cho câu b,
l.Mở bài: - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm...
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước...
ll.Thân bài:Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước, cụ thể như sau:
a) Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ. - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: "Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ …" - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng: " - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt…" - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu: " Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu "- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ…
b) Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước: - Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu - Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà…" - Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…
* Bạn có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có cùng chủ đề viết về bà, về mẹ …
lll.Kết bài:
+ Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.+ Bạn có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ...
sau khi học xong bài tiếng gà trưa của xuân quỳnh em cảm thấy tình bà cháu trong bài thơ này thật thuyên liêng.Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh về người bà.Hình ảnh những cô gà mái tơ,mai vàng bên những ổ trứng hồng .Hình ảnh một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.Hình ảnh người bà đầy tình yêu thương, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu bà lo cho cháu từng tí một ,thương yêu cháu.Bà lo nhan sắc của cháu bị xấu đi trong tương lai . Qua bài thơ tiếng gà trưa ,ta có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết .Ba cố dành dụm tiền để mua bộ quần áo mới cho cháu bà yêu thương cháu và người cháu luôn quý trọng và biết ơn bà
Khổ thơ cuối là 1 trong những khổ thơ hay nhất của bài thơ.Khổ thơ gợi những suy tư từ tiếng gà trưa.Những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh người bà đã đưa người cháu về thực tại,suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Từ âm thanh tiếng gà trưa,người cháu suy tư về hạnh phúc bình thường mà giản dị.Mục đích chiến đấu của người cháu là vì lòng yêu Tổ quốc,vì xóm làng,vì bà và vì cả tiếng gà.Điệp ngữ :"vì" được lặp lại 4 lầm trong 6 câu thơ có tác dụng khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắm cua con người về mục đích chiến đấu hết sức cao ca mà cũng hết sức bình dị
Người cháu chiến đấu với bao gian lao vất vả nhưng vẫn thấy hạnh phúc vì được làm việc có ích cho đất nước.Đó là đi chiến đấu bảo vệ đất nước,xóm làng-nơi có bà,có những kỉ niệm tuổi thơ.Tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những cái nhỏ nhất.Chính cái nhỏ nhất ấy càng làm người đọc xúc động,tạo thành dư âm cho người đọc.
=.= hok tốt!!
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.
“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.
hihihi tui đây nà Trần Ngọc Định
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương dất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Thiên thần chính nghĩa
1. bn rê chuột đến chỗ tên mà ng bn mún nhắc đến .
2. giữ lấy dòng chữ tên ng đó ( cẩn thận bn lại ấn lun vào là vào lun trang cá nhân của ng ta ấy nhé ) ròi kéo thả xuống chỗ ô trả lời .
chúc bn thành công
mk cx tự hok cách này đấy
1. Từ khi lọt lòng, không ai là không được nghe tiếng ầu ơ của mẹ ru con, của bà ru cháu. Vì vậy, những đứa trẻ được tình yêu của mẹ bao bọc thì đều yêu thương mẹ. Nhưng tôi thì khác, cho dù bố không chăm sóc tôi được như mẹ nhưng tôi vẫn yêu bố hơn.
Sáng hôm đi học, bố dặn tôi nhớ mang theo áo mưa. Tôi chợt nghĩ. Trời nắng thế thì sao có thể mưa được nên tôi vội chạy đến trường mặc kệ lời gọi của bố tôi. Chỉ một lúc sau, mây đen ùn ùn kéo tới, ngồi trong lớp mà tôi thấy nao nao, nhớ lại lời nhắc nhở của bố mà tôi thấy ân hận. Trời cứ mưa, mưa rả rích một lúc rồi lại ào ào mưa như thác. Những tiếng sấm rền vang khiến cho tôi nghĩ đến cảnh phải ở trường một mình. Tôi ước gì lúc đó mình nghe lời bố thì sao đến thế này. Tan học, tôi chạy thẳng về nhà mặc cho trời vẫn cứ mưa như trút. Đến tối, người tôi nóng ran, tôi thiếp đi trong cơn lo sợ. Trong đầu tôi vẫn in rõ hình ảnh buổi sáng hôm ấy. Bố tôi nhẹ nhàng đắp khăn lên trán tôi rồi dặn dò tôi. Tôi tự cảm thấy ân hận vì việc làm buổi sáng. Bàn tay bố thô ráp nhẹ nhàng, an ủi tôi. Lúc ấy, tôi mới hiểu được tình cha con thiêng liêng đến thế nào? Trông ngoài thì bố lạnh lùng lắm nhưng trong tim bố luôn cháy lên một tình yêu vô bờ bến đối với con.
Nếu ai không có một người cha thì đó là một thiệt thòi rất lớn. Bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, mất đi một vòng bảo vệ, một chỗ dựa vững chắc mỗi khi gặp sóng gió thì sẽ thế nào? Chỉ cần một cái xoa đầu của bố cũng đủ tiếp thêm cho ta sức mạnh. Tình cảm ấy cứ nuôi dưỡng tâm hồn ta đến bến bờ xa lạ. Bố luôn là người chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, luôn là người chăm sóc con cái thực sự một cách chu đáo.
Hay cứ yêu thương bố như vậy bởi vì những tình cảm của cha con và cả một cuộc sống âm thầm lặng lẽ, chỉ cho mà không nhận. Bố chính là một món quà vô cùng quý giá mà thượng đế ban tặng cho chúng ta đó.
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Những vần thơ mở đầu bằng bối cảnh hết sức bình dị, khi người chiến sĩ đi qua một xóm nọ, ngồi nghĩ chân đang lúc nắng trưa mỏi mệt,bỗng từ đâu cất lên những âm thanh quen thuộc, đó là tiếng gà nhảy ổ” cục tác cục ta”.mọi cảm xúc kỉ niệm của tuổi thơ cứ theo âm thanh đó mà vang vọng về người chiến sĩ, nó không chỉ gợi ra hình ảnh tuổi thơ đẹp đẽ, mà còn xóa tan nỗi mệt nhọc trên con đường hành quân. Cảm xúc của người chiến sĩ có sự chuyển biến theo cường độ ngày một tăng dần. Đầu tiên là với thứ âm thanh quen thuộc, khi phát hiện được âm thanh đó, anh cảm thấy nó bắt đầu làm thay đổi không khí xung quanh anh” xao động nắng trưa” rồi đến bàn chân đỡ mỏi , và sức lay động mãnh liệt nhất dó chính là “ gọi về tuổi thơ”
1.
Khổ cuối là lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm to lớn như lòng yêu xóm làng, yêu Tổ quốc đều được thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc như lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Điệp từ “vì” lặp lại bốn lần nhằm nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Những lí do anh đưa ra rất giản dị, tự nhiên: vì tiếng gà, vì bà, vì xóm làng, vì Tổ quốc. Tình cảm ấy bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị, tình cảm gia đình với những kỉ niệm mộc mạc, đáng yêu. Điều đó giúp vun đắp và là động lực giúp anh thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Tình yêu quê hương, Tổ quốc khiến người chiến sĩ trẻ thổn thức tấm lòng, rời bỏ quê nhà ra chiến đấu ở chiến trường gian nan, khốc liệt. Sau đó, tác giả nêu lên hai lí đó nữa làvì bà và vì tiếng gà cục tác. Ở dòng thứ tư, tác giả viết: “bà ơi!”. Cụm từ vang lên đầu câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào, ngân dài trong nỗi nhớ bà, nhớ quênhà. Điều đó cho thấy người cháu rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận hi sinh, gian khổ để bảo vệ bình yên cho bà và cũng để giữ mãi những kỉ niệm tuổi thơ về tiếng gà cục tác. Bình thường, khi nhắc về tiếng gà, không ai nhắc đến từ“cục tác”. Nhưng trong đoạn trích này lại có điều khác biệt. Có lẽ tác giả muốn nhấn mạnh rằng chính tiếng gà mới là lời nhắc nhở, gợi nhớ kí ức, thôi thúc người chiến sĩ bảo vệ đất nước, quê hương thanh bình. Điều đó cũng lí giải tại sao tác giả lại đặt tên nhan đề của tác phẩm là “tiếng gà trưa”
Chúc bạn học tốt!
➜Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta bước vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi cả nước. Sau khi thua tại chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc với các loại máy bay ném bom nhằm phá hoại hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam. Đứng trước hoàn cảnh khốc liệt của đất nước, các thanh niên Việt Nam đã lên đường nhập ngũ, mang trong mình ý chí quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn” để đánh Mỹ.
➜Tác giả Xuân Quỳnh hay nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là một người chiến sĩ trẻ đang tham gia nhiệm vụ đó và đang cùng đồng đội lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Tiếng gà trưa văng vẳng trên đường hành quân đã gợi cho người chiến sĩ trẻ nhớ về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và người bà thân thương. Chính tình cảm gia đình và quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước trong con người tác giả. Trong khổ cuối bài thơ, người chiến sĩ trẻ đã gửi lời tâm sự chân thành tới người bà kính yêu nơi hậu phương
Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thích. Thơ của Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu quê hương, đất nước.
Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Bài thơ " Tiếng gà trưa " đã gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu vô cùng đẹp đẽ. Và ấn tượng với em nhất đó chính là khổ thơ đầu
Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị. Thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Ở đây, điệp từ “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Chỉ với những câu thơ đầu, tác giả đã gợi lên cho người đọc những hình ảnh vô cùng thân thương mà giản dị, sâu sắc. Với ngòi bút vô cùng tinh tế và nghệ thuật đặc sắc tác giả để lại cho người đọc những nét ấn tượng ngay từ khổ thơ đầu .
hay nhưng bạn nên thêm vào cảm xúc của bạn thân nữa nhé