Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
\(m_{NaCl}=\dfrac{150.10}{100}=15\left(g\right)\\ m_{H_2O}=150-15=135\left(g\right)\)
Đong 15 gam NaCl khan, 135 gam nước cho sẵn vào cốc nước. Sau đó hóa tan 15 gam NaCl vào nước, dùng đũa thủy tinh khuấy đều thu được dd như theo yêu cầu của đề bài
\(Câu1:\\ n_{CO_2}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{11}{44}=0,25\left(mol\right)\\ Số.phân.tử=0,25.6.10^{23}=15.10^{22}\left(phân.tử\right)\)
\(n_{H_2}=\dfrac{9.10^{23}}{6.10^{23}}=1,5\left(mol\right)\\ V_{H_2}=1,5.22,4=33,6\left(l\right)\)
\(Câu2:\)
\(n_{O_2}=\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{67,2}{22,4}=3\left(mol\right)\\ Số.phân.tử=3.6.10^{23}=18.10^{23}\left(phân.tử\right)\\ m_{O_2}=n.M=3.32=96\left(g\right)\)
Tính chất hóa học :
- Tác dụng với kim loại tạo oxit bazo hoặc oxit lưỡng tính
$4Na + O_2 \xrightarrow{t^o} 2Na_2O$
$3Fe + 2O_2 \xrightarrow{t^o} Fe_3O_4$
- Tác dụng với phi kim tạo oxit trung tính, oxit axit,..
$S + O_2 \xrightarrow{t^o} SO_2$
$2C + O_2 \xrightarrow{t^o} 2CO$
- Tác dụng với một số hợp chất khác :
$2CO + O_2 \xrightarrow{t^o} 2CO_2$
$CH_4 + 2O_2 \xrightarrow{t^o} CO_2 + 2H_2O$
$4FeS_2 + 11O_2 \xrightarrow{t^o} 2Fe_2O_3 + 8SO_2$
m HCl = 100.5% = 5(gam)
m dd HCl 10% = 5/10% = 50(gam)
=> m H2O cần thêm = 100 -50 = 50(gam)
Cách pha chế:
- Chuẩn bị 50 gam dung dịch HCl 10% cho vào cốc
- Đong thêm 50 gam nước cho vào cốc,khuấy đều
PTHH: 2A + O2 → 2AO
Khối lượng oxit thu được là:
a . ( 100% + 40% ) = 1,4a
Số mol của kim loại A tính theo khối lượng là: a/MA
Số mol của oxit kim loại A là: 1,4a/MA + 16
Mà số mol của A = số mol của AO
=> a/MA = 1,4a/MA + 16
<=> aMA + 16a = 1,4aMA
Gút gọn a ở 2 bên của phương trình ta được:
<=> MA + 16 = 1,4MA
<=> 0,4MA = 16
<=> MA = 40 ( Canxi)
PTHH: 2Ca + O2 → 2CaO
PTHH: \(S+O_2\underrightarrow{t^o}SO_2\)
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_S=\dfrac{32}{32}=1\left(mol\right)\\n_{O_2}=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{1}{1}>\dfrac{0,5}{1}\) \(\Rightarrow\) Lưu huỳnh phản ứng hết, Oxi còn dư
ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022
Môn: Hóa Học 8
I. TRẮC NGHIỆM:
Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Cách hợp lí nhất để tách sắt ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và nhôm là:
A. Lọc B. Dùng nam châm C. Bay hơi D. Dùng phễu chiết
Câu 2. Loại hạt nào trong nguyên tử mang điện tích dương (+)
A. proton.
B. proton và nơtron.
C. nơtron.
D. electron.
Câu 3. Trong phương trình hoá học: H2 + Cl2 2 HCl. Tỉ lệ số phân tử H2: Số phân tử HCl :Số phân tử Cl2 lần lượt là:
A. 1 : 1 : 2 B. 1: 2: 1 C. 2: 1: 1 D. 2: 2: 2
Câu 4. Công thức hoá học đúng là
A. NaPO4. B. Na2(PO4)2. C. Na3(PO4)2. D.Na3PO4.
Câu 5. Dấu hiệu nào sau đây có thể giúp ta khẳng định có phản ứng hóa học xảy ra
A. Có kết tủa (chất không tan) tạo thành B. Có sự thay đổi màu sắc
C. Có sủi bọt (chất khí) D. Một trong các dấu hiệu trên
Câu 6. Cho phản ứng: Natri sunfat + Bari clorua → Natri clorua + Bari sunfat.
Chất sản phẩm là
A. Natri sunfat.
B. Natri sunfat và bari clorua.
C. Natri clorua và bari sunfat.
D. Cả 4 chất.
Câu 7. Hiđro clorua HCl là một chất khí được dùng để sản xuất axit clohiđric (một trong các axit được dùng phổ biến trong phòng thí nghiệm). Trong công nghiệp, hiđro clorua được điều chế bằng cách đốt khí hiđro trong 67,2 lit khí clo. Khối lượng khí HCl thu được là:
A. 67,2(g). B . 21,9(g). C. 109,5(g). D. 219(g).
Câu 8. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong Y như sau: 27,06% Na; 16,47% N và 56,47% O. Xác định công thức hóa học của Y, biết khối lượng mol của Y là 85 (g/mol). Công thức hóa học của hợp chất Y là:
A. NaNO3. B. NaNO2 C. Na3NO D. NaN2O
Câu 9. Saccarozơ (C12H22O11) là thành phần chính của đường kính (loại đường phổ biến nhất), saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt, nó được ứng dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm (làm bánh, kẹo, nước giải khát…). Thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố cacbon có trong phân tử saccarozơ là:
A. 6,43% B. 51,11% C. 4,211% D. 42,11%
Câu 10. CTHH của chất thuộc loại hợp chất là
A. O2. B. H2. C. Cl2. D. Fe2O3.
Câu 11. Nguyên tử N có hoá trị III trong phân tử chất nào sau đây?
A. N2O5. B. NO. C. N2O3. D. NO2.
Câu 12. Hiện tượng nào không phải hiện tượng vật lý khi đốt nến?
A. Chuyển trạng thái rắn sang lỏng.
B. Chuyển trạng thái lỏng sang hơi.
C. Chuyển trạng thái rắn sang hơi.
D. Sự cháy của nến.
Câu 13. Chất khí X có trong thành phần của khí hóa lỏng, dùng cho bếp gas để đun nấu… Khí X có thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố như sau: 81,82%C; 18,18%H. Biết khí X nặng hơn khí hiđro 22 lần. Công thức hóa học của X là:
a. C3H8. b. CH4. c. CH10. d. C2H4.
Câu 14. Nicotin là một chất độc và gây nghiện, có nhiều trong cây thuốc lá (trong khói thuốc lá có hàng chục chất độc hại có thể gây ung thư không những cho người hút mà cả những người xung quanh cũng bị ảnh hưởng). Công thức hóa học của nicotin có dạng là C10H14N2. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong nicotin như sau: 74,07% C; 17,28% N và 8,64% H. Để tạo một không gian sống không khói thuốc lá, cần:
a. Cấm HS hút thuốc lá;
b. Cấm hút thuốc lá nơi công cộng; có khu vực riêng dành cho người hút thuốc lá;
c. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuốc lá cần có giấy phép kinh doanh sản suất, đồng thời Nhà nước cần đánh thuế cao đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuốc lá để hạn chế việc hút thuốc lá;
d. Cấm buôn lậu thuốc lá, xử lí nặng đối với các trường hợp cố tình buôn lậu thuốc lá…
e. Chỉ được buôn thuốc lá và hút thuốc lá khi ra nước ngoài
f. Các ý a,b,c,d
h. Tất cả các ý trên
Câu 15. Trong phản ứng: 2Cu + O2 → 2CuO. Theo định luật bảo toàn khối lượng thì
A.
B.
C.
D.
Câu 16. Cho natri tác dụng với H2O thu được NaOH và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết sai?
A. Na + H2O® NaOH + H2. B. 2Na + H2O® 2NaOH + H2.
C. 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2. D. 3Na + 3H2O® 3NaOH + 3H2.
Câu 17. Khí cacbon đioxit CO2 là chất khí chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất ngày càng nóng lên. Hiện nay, trên thế giới lượng khí CO2 thải vào không khí đã lên tới trên 35,5 tỉ tấn mỗi năm, đây là một con số vô cùng báo động. Nếu đốt cháy hết 1 tấn than đá thì sinh ra 1773,33 m3 khí CO2. Vậy để đốt cháy hết 120 tấn than đá như trên thì lượng khí CO2 sinh ra là bao nhiêu m3 . Kết quả là:
A. 212,7996 B. 212799,6 C. 21280 D. 1773,33
Câu 18. Khối lượng thực của nguyên tử O tính ra gam có thể là:
A. 2,6568.10-22 g B. 2,6.10-23 g C.1,328.10-22g D.2,6568.10-23g
Câu 19. Tỉ lệ khối lượng của O và H trong một phân tử nước là 8 /1. Trong một phân tử nước có hai nguyên tử H. số nguyên tử O trong phân tử nước là:
A. 1 B. 2 C . 1,5 D . 3
Câu 20. Một mol O2 có chứa
A. 1 nguyên tử hoặc phân tử.
B. 1 phân tử chất.
C. 6.1023 phân tử chất.
D. 12.1023 nguyên tử chất.
Câu 21. Khí CO2 nặng hơn khí O2 bao nhiêu lần?
A. 1,375 lần. B. 1,7 lần. C. 2 lần. D. 1,2 lần.
Câu 22. Công thức tính thể tích chất khí (ở đk thường) là
A. V= B. V= n.24. C. V= n.M. D. V= n.22,4. Câu 23. Khối lượng của 0,05 mol SO2 là
A. 3,2(g). B. 2,2(g). C. 0,22(g). D. 4,4(g).
Câu 24. Hai nguyên tử X , kết hợp với một nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi chiếm 25,8% về khối lượng
A. Na B. Li C. K D. Ca
Câu 25 Công thức hoá học đơn giản nhất của một loại oxit của sắt, biết rằng trong oxit này có 7 gam sắt kết hợp với 2 gam oxi.
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không có.
Câu 26. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi?
A. proton, nơtron. B. proton, electron.
C. electron. D. electron, nơtron.
Câu 27. Cho các chất có công thức hóa học sau: Na, O3, CO2, Cl2, NaNO3, SO3. Dãy công thức gồm các hợp chất là?
A. Na, O3, Cl2. B. CO2, NaNO3, SO3.
C. Na, Cl2, CO2. D. Na, Cl2, SO3.
Câu 28. Biết Ca (II) và PO4 (III) vậy công thức hóa học đúng là
A. CaPO4. B. Ca3PO4. C. Ca3(PO4)2. D. Ca(PO4)2.
Câu 29. Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí?
A. Đập đá vôi sắp vào lò nung. B. Làm sữa chua.
C. Muối dưa cải. D. Sắt bị gỉ.
Câu 30. Cho phương trình hóa học sau SO3 + H2O à H2SO4. Chất tham gia là?
A. SO3, H2SO4. B. H2SO4. C. H2O, H2SO4. D. SO3, H2O.
Câu 31. Đốt cháy 12,8 g bột đồng trong không khí, thu được 16g đồng (II) oxit CuO. Khối lượng của oxi tham gia phản ứng là?
A. 1,6 g. B. 3,2 g. C. 6,4 g. D. 28,8 g.
Câu 32. Khí lưu huỳnh đioxit SO2 nặng hay nhẹ hơn khí oxi bao nhiêu lần?
A. Nặng hơn 2 lần. B. Nặng hơn 4 lần.
C. Nhẹ hơn 2 lần. D. Nhẹ hơn 4 lần.
Câu 33. Phản ứng nào sau đây được cân bằng chưa đúng?
A. CaO + H2O à Ca(OH)2. B. S + O2 à SO2.
C. NaOH + HCl à NaCl + H2O. D. Cu(OH)2 + 2HCl à CuCl2 + H2O.
Câu 34. Số mol của 5,6g Fe là
A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,21 mol. D. 0,12 mol.
Câu 35. Để chỉ 3 phân tử Oxi ta viết?
A. 3O. B. O3. C. 3O2. D. 2O3.
Câu 36. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm kim loại?
A. Đồng, Bạc, Nhôm, Magie. B. Sắt, Lưu huỳnh, Cacbon, Nhôm.
C. Cacbon, Lưu huỳnh, Photpho, Oxi D. Bạc, Oxi, Sắt, Nhôm.
II. TỰ LUẬN
Bài 1.
a) Tính hóa trị của các nguyên tố kim loại và phi kim (các nguyên tố đứng đầu) trong hợp chất: CuO, Al(OH)3, H2SO4, CO, FeO, Na2O, KOH, NaOH, CaCO3, Al2O3, SO2, Ba3(PO4)2
b) Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của hợp chất:
1. Chì (II), đồng (II), Cacbon (II), nhôm, sắt (II), bari, Natri, hidro, kẽm, sắt (III), Kali, Magie và oxi.
2. Chì (II), đồng (II), nhôm, sắt (II), bari, Natri, kẽm, sắt (III), Kali, Magie và:
- Nhóm nitrat
- Nhóm cacbonat
- Nhóm photphat
- Nhóm hidroxit
c) Cho các khí sau: N2, NO2, CO2. Khí nào khi điều chế được thu bằng cách úp bình? Giải thích?
Bài 2.
a) Hoàn thành các phương trình hóa học cho các sơ đồ sau:
1. Al + HCl ------> AlCl3 + H2
2. Al(OH)3 + H2SO4 -----> Al2(SO4)3 + H2O
3. Fe2O3 + CO -----> Fe + CO2
4. Na + O2 ------> Na2O
5 Ba + O2------> BaO.
6. KClO3 KCl + O2.
7. Fe3O4 + CO ------> Fe + CO2.
8. Al + CuSO4 -----> Al2(SO4)3 + Cu
b) Hãy xác định tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử một cặp chất (tùy chọn) trong mỗi phản ứng.
Bài 3.
a) Hợp chất A có thành phần phần trăm theo khối lượng là: 15,7895% Al; 28,1%S còn lại là O.
Xác định CTHH của A ? (Biết khối lượng mol của A nhiều hơn khối lượng mol của khí hiđro là 171 lần)
b) Một oxit của lưu huỳnh có thành phần trăm của lưu huỳnh là 50% và Oxi là 50%. Biết oxit này có khối lượng mol phân tử là 64 g/mol. Hãy tìm công thức hóa học của oxit đó.
Bài 4: Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất Al2(SO4)3, HCl H2SO4, BaCO3, Al(OH)3, Na2O, Fe2O3, Al2O3 .
Bài 5: Cho 3,6(g) Cacbon đem đốt cháy trong không khí. (Biết khi cacbon cháy là cacbon đã tác dụng với khí oxi có trong không khí sinh ra khí cacbonic).
Tính thể tích không khí cần dùng. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
Bài 6: Cho 4,8 g kim loại Magie tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl
a. Lập phương trình hóa học của phản ứng trên.
b. Tính khối lượng Magie clorua MgCl2 tạo thành.
c. Tính thể tích khí H2 sinh (ở đktc).
----------------------Hết-----------------------