K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2019

Tham khao cach soan :Soạn bài Tấm Cám, Trang 72 SGK Ngữ Văn lớp 10

27 tháng 3 2017

trên sông có chiếc lá

trôi nhanh theo thuyền cá

ôi bài thơ hay quá

27 tháng 3 2017
Bôn ba ngoài vạn dặm
Cũng chỉ một trăng rằm
Bao nhiêu là hố thẳm
Xoáy về nốt ruồi đậm
.........................................
Chiều hôm băng qua cầu
Phố xưa buồn phong châu
Phù đồ trôi mấy kiếp
Mây trắng nõn trên đầu
5 tháng 9 2017

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.


Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mảnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...

“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào.

Một sớm mai trong bài giảng của thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi”.

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với ba, con lại nghe ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! Mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

“Công cha như núi Thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành. Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc. Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán.

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?


Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con.Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người.

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng.

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.

10 tháng 3 2017

Cảm nghĩ đoàn viên

Mừng ngày hai sáu tháng ba
Nguồn vui tuổi trẻ nở hoa tưng bừng
Bảy ba năm lớn không ngừng
Vì dân vì nước hiến dâng đức tài

Tôi yêu đoàn như muôn hoa lá
Đoàn vinh quang óng ả giữa mùa xuân
Đang thúc giục tinh thần tôi cố gắng
Để vươn lên hàng ngũ của đoàn
Tôi yêu đoàn, tôi yêu biết mấy
Giây phút nào tả được lòng tôi
Nguyện một lòng cố gắng bạn ơi
Để xứng đáng là đoàn viên giỏi
Nào bạn ơi vững vàng rắn rỏi
bước lên đường bao thế hệ đã qua
Cất tiếng hát và làm nhiều việc khác
Để đất nước ta ngày một đẹp hơn

Ánh sáng Đoàn

Hôm nay là ngày 26/3
Là ngày kỷ niệm đoàn ta ra đời
Đoàn mang tên Bác rạng ngời
Ngàn bông hoa nở đẹp tươi sắc hồng
Là tương lai của núi sông
Kế thừa truyền thống cha ông anh hùng
Mặc cho giông tố bão bùng
Dưới cờ Đoàn quyết xung phong đi đầu
Đời vui đẹp cánh chim câu
Tung hoành bay lượn giữa bầu trời xanh
Chúng em chăm chỉ học hành
Hăng say rèn luyện trở thành đoàn viên
Mỗi điểm tốt mỗi việc làm
Là bông hoa nở đẹp tươi dâng đoàn

Chào mừng đoàn ta

Chào mừng 26/3
Là ngày thành lập đoàn ta ra đời
Giương cao cờ đỏ sáng ngời
Đoàn ta tiếp bước theo lời cha anh
Trải qua khói lửa chiến tranh
Theo lời Bác dạy khó khăn không lùi
Bao gương anh dũng sáng ngời
Ta nguyện gìn giữ đời đời không quên
Mỗi bước đi mỗi bước tiến lên
Đoàn ta viết tiếp nên thiên sử vàng
Hôm nay ngày hội của Đoàn
Mừng vui xin tặng muôn vàn điểm cao.

9 tháng 11 2017

Vẫn cái dáng còm cõi, bước từng bước nặng nề như gánh cả nổi buồn nhân thế trên lưng, lão bước đi ê a lẫn thẩn. Trời khuya rồi và cái lạnh càng xé da cắt thịt lão. Lão đi về phía công viên- ngôi nhà của lão. Cái đêm này người ta bảo là giáng sinh, là ngày mà chúa sinh ra và ban phước lành gì đấy, lão không biết chỉ thấy cái ngày này lạnh quá, cái đất Sài Gòn vốn ấm áp nhưng hình như ngày này nó lạnh nhất. Tụi trẻ con, tụi thanh niên bọn nó mừng, nó được diện áo ấm mới đi chơi giáng sinh, thậm chí lão còn nghe đâu đấy ước muốn có tuyết của những cô bé mộng mơ để đêm noel giống nước ngoài mới đúng cách. Lão chả muốn như thế chút nào, chỉ thế này thôi lão đã lạnh lắm rồi, nói gì đến tuyết. Đêm nôel cũng như bao đêm khác, tẻ nhạt với lão, lành lùng và cô đơn thảm hại.À mà không, noel người ta đi chơi nhiều, trẻ con cũng có, tụi thanh niên cũng có, người lớn cũng có, và cả những người già trạc tuổi lão cũng ra đường nếm cái mùi giáng sinh “thiêng liêng” mà chỉ những người an nhàn mới nghĩ tới. Đông người lão gắng gượng đi thêm vài đoạn công viên nữa, cố kiếm thêm vài đồng.

Cái áo rách vai, ở chổ tà áo từng đường vân bẩn, lão vẫn lê từng bước chân khó nhọc, người lão bốc lên một mùi khó chịu, vẻ mặt già nua hốc hác, hằn lên nỗi khổ cực của đời người càng làm cho lão thêm vẻ tội lỗi và đáng thương hơn, có lẽ vì thế mà người ta cho lão nhiều tiền. Nhất là trong cái đêm này, một đêm rộn rã những nhạc, những đèn, người ta hình như muốn làm thêm việc gì thiện, có thể là để tích đức, hay vì muốn lão biến đi cho nhanh để không làm phiền, người ta cũng ném cho gã mấy đồng.

Cái ghề ăn mày… chúng nó đàm đúm nhau, ăn chơi hò hét, lão đến bọn nó xị mặt quát lớn vào lão, có vài cô gái bịt mũi xua tay, rồi họ cũng vứt cho lão mấy đồng: biến đi lão già. Người có học, họ dừng lại bộc lộ chút thương cảm mà mở ví cho vào cái nón rách của lão mấy đồng. Đều là bố thí cả, lão vui, cái nghề ăn mày còn gì vui hơn khi người ta cho lão tiền. Dù chỉ với năm trăm bạc rách chúng nó cả thể chửi lão, sỉ nhục lão có thể đó là cách làm cho chúng bớt tiếc đồng tiền mình vừa bỏ ra, dù chỉ với 1 đồng xu rỉ rét một thằng nhóc cũng có thể tự hào rằng mình đã làm một việc tốt, cứu rỗi một tên xin mày, và dù biết đâu nhờ đồng tiền của mình mà ông ta có thể sống tiếp thêm vài ngày nữa. Lão cười nhạt, hề gì! Gần sáu mươi năm, lão đã đi gần hết cái dốc của cuộc đời, quanh lưng lại, bạt bẽo, có gì để lão nhớ!?

Cái ngày xám xịt nào đó, lão được sinh ra, bơ vơ, lạc lõng, trong tiềm thức của lão không có mẹ, có bố, chỉ có cái chăn cũ trùm kín một em bé sơ sinh đang cố khóc thật to để níu kéo mẹ nó, có những bữa ăn nay đây mai đó của những cô hàng rong truyền tay nhau nuôi lão. Rồi theo thời gian, lão xoáy vào cuộc đời thành một hạt bụi đời bơ vơ trơ trẽn. Lúc còn sức khoẻ thì lão cướp dựt của thiên hạ, bây giờ lúc về nhà lão lại chào nón xin ăn, mang trên mình bộ mặt kham khổ, tội nghiệp, tựa như chưa từng có cái quá khứ nhơ nhuốc đó. Lão sống qua ngày, từng ngày từng ngày vô định, lão chờ một cái chết, chờ lưỡi dao của tử thần kéo lão đi- một mảnh đời bơ vơ không đáng có.

Lão mệt, không muốn lê thêm bước nào nữa, công viên đông nghịt người, khó khăn lắm lão mới kiếm được một góc khuất rống rãi, gã kéo tấm chăn cũ rích đã rách loan lỗ ra che tấm thân già còm cõi của lão, có mỗi mẫu bánh mì lão vẫn chưa ăn, răng lão không nhai nổi nó nữa, lão nằm dài, phó mặc, lão nghe cái chết đang cận kề.

Đêm giáng sinh, tiếng nhạc rộn rã, nghe nó lại gợi lại cho lão quá khứ của mình, hồi đó lão thèm được đến nhà thờ với gia đình trong đêm này, thèm được mẹ mua cho cái áo ấm mới như những đứa trẻ mà lão đã trông thấy giữa đường, thèm được một bữa cơm ấm cúng… nhiều lúc lão muốn tin vào cái điều ước, những phước lành thiên liêng mà chúa ban cho, nhưng thực tại làm mờ đi những hi vọng và cả đức tin trong lão, lão biết cái tội lớn nhất của lão là biết….thèm. Sự thèm khát yêu thương làm cho lão không có lấy một đêm ngon giấc, ngay cả nhưng giấc mơ của lão cũng thật u ám man rợn. Lão cố mườn tượng trong xa xăm, nhưng khuôn mặt là “người thân” của lão, không biết từ bao giờ, lão thôi trách móc, thôi hận thù họ, lão nằm đấy chờ đợi cái chết của mình trong tiếng nhạc noel réo rắc.

Lẫn trong những tiếng nhạc, tiếng cười nói, có tiếng khóc yếu ớt của trẻ con, lão cố ngồi dậy, tìm đến một góc sâu trong bụi cây- nơi phát ra tiếng khóc cạnh chổ lão ngủ, lão thảng thốt, một đứa bé cuộn tròn trong tấm chăn cũ, đang cất từng tiếng khóc yếu ớt, có lẽ vì đói, vì lạnh, lão cúi xuống, cố gắng thật khéo léo bế đứa trẻ trên tay, lão tìm thấy lá thư cạnh bé- một người nữa đã phũ phàn bỏ rơi một sinh linh bé nhỏ. Lão khóc. Lão móc hết mấy đồng tiền lẻ trong túi gắng mua một hộp sữa, lão mon mem, lão vụn về khi cho bé uống, nhưng rồi đứa bé cũng nín hẳn khi có sữa. Nó đói lòng, đói cả tình người. Nước mắt lão chừng chực trào ra.

Đêm dần trôi, mọi người vẫn ồn ào vui vẻ, chả ai để ý đến một lão già đang nằm thoi thóp từng hơi thở yếu ớt, lão run lên vì lạnh, vì đói…

Lão chết khi đôi tay vẫn còn ôm chặt đứa bé đang cuộn tròn trong tấm chăn của lão, lão ra đi thanh thản như chính những gì lão chờ đợi, nụ cười vẫn còn trên môi lão vì lão biết cái chết của lão cứu sống một sinh linh mới chào đời. Em bé ngon lành ngủ, em như ấm áp hơn trong vòng tay ôm chặt của lão, em thôi không khóc, em sẵn sàng đón chào cuộc đời dù còn quá nhiều chông gai phía trước.

Trong làn sương mờ lúc nửa đêm, trên cao, một ngôi sao loé sáng rực rỡ rồi vụt tắt, đổi ngôi cho một ngôi sao bé bỏng lấp lánh.

Tiếng chuông giáo đường rung lên, cuốn theo muôn vàng suy nghĩ, những dòng suy nghĩ bay cao, bay xa, dệt thành những điều ước thiêng liêng trong đêm giáng sinh.

….Để gió cuốn đi một tấm lòng!

13 tháng 3 2017

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

namblue tham khảo nha

13 tháng 3 2017

Lê-nin là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Nga. Tên tuổi và sự nghiệp của Lê-nin gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (1917). Ông đã khuyên các đoàn viên thanh niên Cộng sản Nga, hãy: “Học. học nữa, học mãi”

Câu nói của Lê-nin chỉ rõ: việc học là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với mọi người, nhất là đối với tuổi trẻ. Phải học liên tục, học suốt đời. Không nên sao nhãng việc học tập. Không nên tự cho mình là tài giỏi mà không học tập.

  1. Tại sao phải học?
  2. Học là một yêu cầu của sự tiến hoá, một họat động mang tính nhân văn của mỗi người. Học để có thể thoát khỏi sự ngu dốt, tối tăm lạc hậu. Nếu không học hoặc vô học sẽ bị mọi người coi thường. Ngọc có mài mới sáng, người có học mới trở thành hữu dụng, có ích cho gia đình và xã hội.

    Học để làm người, người có văn hoá, người có học vấn.người có kiến thức, có tri thức, có hiểu biết. Học để lao động, làm ăn, để vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, để có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.

    Trong xã hội cũ. người có học gọi là kẻ sĩ; đứng đầu trong vị thế xã hội: sĩ, nông, công, thương. Trong xã hội ngày nay, người có học, người tài giỏi được gọi là nhà trí thức, người có chất xám, được trọng vọng.

    Tóm lại, muốn có cuộc đời tốt đẹp, muốn sống sang trọng, sống có vãn hóa thì phải học. Xưa, nay kẻ thấp hèn vì không có học, vì không được học, nên có được quý trọng bao giờ. Câu cổ ngữ: “Bất học diện tường”, nghĩa là người không học, kẻ vô học như úp mặt vào bức tường. Suy nghĩ về câu ấy, ta càng thấy rõ việc học vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai.

    Phải học gì? Câu hỏi ấy luôn luôn đặt ra cho mọi người.

    Học chữ để biết đọc. biết viết, để không bị mù chữ.

    Học văn hoá,học ngoại ngữ, học khoa học kĩ thuật, học công nghệ thông tin,học nghề. Nên nhớ: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Học lao động, học chuyên môn (nông nghiệp, chăn nuôi, học y dược, học xây dựng kiến trúc, v.v…). Còn học triết học, học chính trị, học suy nghĩ. Chỉ học cái tiên tiến, hiện đại. Không học cái lạc hậu, học cái mê tín dị đoan. Nếu chọn nghề không đúng, nếu không có trình độ lí luận thì khi bước vào đời sẽ bối rối, gặp khó khăn và dễ bị người ta “dắt mũi lôi đi”!

    Một câu hỏi nữa được đặt ra khi nói về việc học, đó là học như thế nào? Học theo trường lớp. Học thầy, học bạn. Các câu tục ngữ sau đâv cần ghi nhớ: “Không thầy đố mày làm nên”;”Học thầy không tày học bạn”. Học trong cuộc sống, học nhân dân, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ”Học phải đi đôi với hành; gắn lí thuyết với thực tế,thực tiễn. Tránh học lí thuyết suông, xa rời thực tế. Phải tự học, phải biết nghiên cứu khoa học. Ông Cẩm Luỹ (Thần Đèn chuyển nhà), Vua Chuột Trần Quang Thiều (Thường Tín, Hà Nội) và hàng trăm nhà sáng chế được báo chí và nhân dân ngợi ca là những tấm gương sáng về học và hành để chúng ta noi gương.

  3. Tại sao phải học nữa?
  4. Học nữa là biểu thị một thái độ, một tinh thần cầu tiến, không hao giờ tự cho mình là tài giỏi, chẳng cần phải học. Xã hội phát triển không ngừng, khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, cho nên phải học nữa, phải được đào tạo lại nếu không sẽ bị lạc hậu, không cáng đáng được công việc, không ai mời, không ai thuê. Biển học rộng mênh mông, sự hiểu biết của mỗi người có giới hạn, chỉ là một giọt nước nhỏ bé mà thôi. Nhà bác học cũng phái học. Chuyện cũ kể rằng Lê Quý Đôn nhà bác học lừng danh của Đại Việt trong thế kỉ XVIII, lúc chết sách còn để quanh đầu, trang sách đọc dở dang còn để trên ngực!

    Học nữa được tự làm mới mình, tự đổi mới mình, để tiến kịp bạn bè tiến kịp thời đại, không bị lạc hậu. Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, trong nền kinh tế thị trường nên cẩn ý thức được rằng việc học nữa là một nhu cầu, mội yêu cầu quan trọng.

    Đã học nữa sao cẩn phải học mãn còn sống còn lao động, còn làm việc, còn suỵ nghĩ nên phải học, học mãi. Học mãi để tự vận động, làm cho đầu óc được minh mẫn. Có người mới 50 tuổi đã kêu già, nhưng trái lại, nhiều người bảy mươi, tám mươi tuổi vẫn đọc báo, xem sách, xem tivi, nghe nhạc, đi chơi đó đây. Họat động đó đâu chỉ là sự giải trí mà còn thể hiện một nhân cách đầy sinh khí, tự cho mình là “bất tri túc ” (biết không đủ, biết chưa nhiều). Học mãi là sự biểu hiện hiếu học, một nhu cầu được sống, để tồn tại. Lê Thánh Tông là một ông vua anh minh của nước ta có vần thơ tự thuật; tự nói về mình:

    “Trống dời canh còn đọc sách,

    Chiêng xế bóng chửa thôi chầu”

    Chiêng là mặt trời. Một ông vua vĩ đại quá: đêm nào cũng thức khuya để đọc sách (học nữa. học mãi), ngày đã tàn vẫn còn cùng các quan lo bàn việc nước, việc Triều đình.

    Nhà nước Liên Xô do Lê-nin xây dựng nên đã bị sụp đổ cuối thế kỉ XX. Nhiều điều, nhiều lí luận của Lê-nin không còn nguyên giá trị. Chân lí vốn mang tính khách quan và không ngừng được điều chính. Nhưng câu nói cùa Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” là một chân lí, một lời khuyên, một châm ngôn sống và hành động rất có ích và thiết thực đối với mỗi chúng ta.

    Đất nước đang phát triển và đổi mới hiện đại hoá, công nghiệp hoá. “một ngày bằng hai mươi lăm’’. Tuổi trẻ chúng la phải chăm chỉ, siêng năng, khiêm tốn học hành dể có học vấn chuyên sâu, sớm đem tài năng góp phần xây dựng đất nước. “Học, học nữa, học mãi ” để có thực học. thực tài. Chớ chạy theo hư danh, lấy cái danh, cái bằng cấp giáo sư rởm, tiến sĩ rởm đổ loè thiên hạ mà chẳng được tích sự gì cho nhân dân và cho đất nước.

16 tháng 3 2017

Tác phẩm của Nguyễn Trãi có tên là Đại Cáo Bình Ngô, nghĩa là tuyên cáo rộng rãi về việc đã dẹp yên giặc Ngô. Chữ Ngô ở đây là cách gọi của Người Việt xưa đối với thế lực phong kiến phương Bắc với sắc thái coi khinh. Trong tác phẩm, quân Ngô chính là giặc Minh.

Nếu như đoạn 1 nêu lên lập trường chính nghĩa thì đoạn 2 là bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh.Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc mInh đã thừa cơ vào cướp nước ta:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh cùng với hàng chục vạn dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt. Quân Minh chia làm hai cánh: một cánh do Trương Phụ chỉ huy theo đường Bằng Tường, Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, một cánh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo đường sông Hồng kéo xuống. Nhà Minh còn sai người mang sắc vào dụ vua Chămpa phối hợp tấn công ở biên giới phía nam.
Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em,phá hủy các bia đá. Lịch sử đã ghi lại tội ác của giặc Minh và Bình Ngô Đại Cáo lại thêm một lần tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng.
Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng. Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều : chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc. Văn học trung đại Việt Nam không có nhiều nhà thơ đưa hình ảnh “Dân đen” vào trang viết của mình. Dân đen-những kiếp người nhỏ bé tận cùng dưới đáy xã hội.Họ là nạn nhân của tội ác mà quân giặc đã gieo rắc trên bờ cõi đan tộc.Nếu ko có một tấm lòng rộng mở, nếu ko có một tư tưởng nhân đạo sâu sắc thì Nguyễn Trãi đâu thể viết nên những câu văn mang đầy sức gợi và đậm tính nhân văn như thế? Có thể nói, hai câu văn đã được viết viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.
Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng).Bọn chúng như những con thú dữ khát máu người, chỉ nhăm nhe cắn xé nhân dân ta đến tận xương tủy. Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực
Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.

Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :

Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được ?

Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.



Nói tóm lại, đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Đại Việt.

Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động.
Như vậy bằng cái tái và cái tâm của mình, Nguyễn trãi đã khiến cho Bình Ngô Đại Cáo xứng đáng được vinh danh là áng thiên cổ hung văn(áng văn bất hủ muôn đời). Để rôì văn đàn Việt Nam tự hào có một Nguyễn Trãi. Dân tộc Việt Nam tự hào có một Ức Trai.