Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuy,mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm
Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
T.G được chia thành 2 kiểu :
- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
Môi trường học đường là một thế giới rất kì diệu đối với mỗi người. Không những thế nơi đây chúng ta được gặp gỡ và chia sẻ những sở thích, những niềm vui và những điều băn khoăn trắc trở với nhau. Và trong môi trường học đường chúng ta cũng cần có kỷ luật học đường để ngôi trường của chúng ta có thể phát huy nhiều hơn nữa. Chính vì thế kỷ luật học đường chính là một trong những yếu tố giúp các bạn học sinh có thể hoàn thiện nhân cách của bản thân hơn.
Vậy kỉ luật học đường là gì? Kỷ luật học đường chính là những nguyên tắc, nội quy, luật lệ được đưa ra và mọi học sinh đều phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Nói chung kỷ luật học đường chính là ý thức giữ nề nếp kỉ luật của mỗi cá nhân trong trường học.
Mỗi ngày đến trường, chúng ta đều được học hỏi nhiều điều hay và bổ ích, không những thế chúng ta còn được tiếp thu được nhiều điều từ mọi người, chúng ta được trao đổi những thông tin, kiến thức bổ ích với thầy cô giáo và bạn bè. Môi trường học đường là một nơi thú vị và đầy niềm vui. Nhưng nếu là một cá nhân trong một tập thể thì chúng ta bao giờ cũng phải giữ kỉ luật và nề nếp. Trong môi trường học tập cũng thế, bản thân là một học sinh chúng ta phải biết tuân thủ, chấp hành nội quy mà nhà trường đã đưa ra. Như lễ phép, vâng lời thầy cô, không nói tục chửi bậy, không gây gổ, đánh nhau trong trường học,…Nếu chúng ta thực hiện theo những nguyên tắc, nội quy đó thì chúng ta chính là những người có kỷ luật.
Kỷ luật học đường là một trong yếu tố và nền tảng quan trọng để hoàn thiện nhân cách của một người học sinh. Những cá thể biết chấp hành theo nội quy trong một cộng đồng thì cá thể đó sẽ được nhiều người kính trọng, yêu mến. Còn những người không biết tôn trọng những quy tắc chung của một cộng đồng, luôn vô kỉ luật thì những cá thể đó sẽ không được kính trọng và còn bị nhiều người ghét bỏ vì tính ích kỉ không biết đến nghĩ đến mọi người xung quanh.
Nhưng hiện nay, trong môi trường học đường của chúng ta đã có những hiện tượng xấu như: bạo lực học đường, học sinh vô lễ với thầy cô,…Không ngừng ở đó mà những hiện tượng tiêu cực này xảy ra ở rất nhiều trường học nhưng vẫn chưa có biện pháp để giải quyết một cách triệt để và hiệu quả. Đây là một hồi chuông cảnh báo cho môi trường học đường. Một nơi tốt đẹp, đem lại nhiều điều thú vị, bổ ích đối với nhiều bạn học sinh nhưng giờ lại biến thành một nơi là ác mộng đối với nhiều bạn học sinh.
Vì thế chúng ta cần phải hành động ngay lúc này, cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giúp những cá nhân vô kỉ luật nhìn nhận ra sai lầm của mình và biết sửa chữa để trở thành những người có ích cho xã hội.
Môi trường học đường chính là nền tảng của mỗi con người, đi kèm với nó chính là kỷ luật học đường một công cụ để giúp ta tiến bước trên con đường hoàn thiện nhân cách của bản thân. Vì thế để giúp môi trường học đường trở thành một nơi thân thiện hơn chúng ta cần phải nghiêm túc tuân thủ theo kỷ luật học đường để mỗi cá nhân trong trường học sẽ là một “ngôi sao sáng” cho xã hội cũng như cho đất nước sau này.
Tháng mười một đông bắt đầu se lạnh
Gió đầu mùa đẩy mạnh tiễn thu đi
Ôi cái ngày nhà giáo vẫn khắc ghi
Sao quên được trò ghì ơn nghĩa đó.
Xa trường cũ dù lâu rồi vẫn nhớ
Lời thầy cô còn muôn thuở trong tim
Ủ giấc mơ , trò mải miết lặng im
Chưa từng nghĩ sẽ tìm thăm trường cũ .
Cô nâng niu dạy trò từng nét chữ
Như mẹ hiền nâng giữ đứa con yêu
Thầy ân cần giảng dạy biết bao điều
" Đạo làm người " sao kêu trò quên được.
Thầy cô hỡi ! Dù dòng đời xuôi ngược
" Người lái đò" vẫn mãi lướt trên sông
Và mãi hoài che chắn những cơn giông
Vì trò quyết gian nan không quản ngại.
Mặc trò có luôn ham chơi , khờ dại
Thầy cô càng cố nhẫn nại khuyên răn
Suốt một đời chèo chở những gian truân
Cười rạng rỡ , mặc chân người mỏi mệt .
Trò nhiều vậy sao thầy cô nhớ hết
Trò chẳng buồn , trò biết thầy cô ơi
Giờ đây trò đang rảo bước muôn nơi
Lòng mãi nhớ về nơi mình từng sống.
Hiến chương đến trò càng thêm khát vọng
Ước thầy cô luôn sống mãi thọ trường
Luôn an bình mạnh khỏe ấm tình thương
Để tô vẽ những con đường em bước
Ngày nhà giáo trò nơi xa thầm ước
Muốn về thăm hay được tặng chút quà
Thương thầy cô vất vả chẳng nề hà
Ơn nghĩa nặng thiết tha trò mãi giữ.
Năm tháng nuôi trồng những ước mơ
Công lao xây thành vui mộng lắm
Ân đức trao dành các em thơ
Cô Thầy cho ta nhưng ước mơ
Dẫn nối đưa đường mọi tuổi thơ
Mãi mãi trong tâm ghi nhớ nhé
Nghĩa tình lớn rộng của Thầy Cô
Tên vàng hai tiếng gọi Thầy Cô
Cả đời răn dậy các em thơ
Lời dạy ghi lòng sao chép nhớ
Câu răn khắc dạ mãi không mờ
Bảng đen lưu lại muôn điều tốt
Phấn trắng trao đời vạn ước mơ
Công ơn ghi tạc muôn đời nhớ
Nghĩa tình lớn rộng của Thầy Cô.
Cuộc đời này ai cũng sẽ trải qua sự dạy dỗ của thầy cô ,những bài học trên bảng đen,phấn trắng.Thầy cô tuy chẳng máu mủ ruột rà với ta.Nhưng nguyện truyền dạy cho ta thay thế cha mẹ gia đình dạy dỗ ta một phần tuổi thơ công ơn ấy to lớn tựa biển trời
Chọn lọc Thơ về thầy cô giáo tự sáng tác, học sinh tự làm hay nhất 3:Cảm ơn thầy cô
Uống nước thì phải nhớ nguồn
Ăn quả thì phải nhớ người trồng cây
Dạy ta biết chữ hôm nay
Thành người có ích công Thầy ơn Cô
Lỡ yêu thích nghiệp lái đò
Chỉ mong truyền dạy học trò thành công
Thầy Cô nào có trông mong
Chúng con phải nhớ ghi lòng tạc ơn..
Dạy từng đứa trẻ thành Nhơn
Truyền từng bài giảng phấn mòn cổ đau
Chỉ mong Trò hiểu thật mau
Cười vui trong dạ khổ lao cũng mừng.
Thời gian thoăn thoắt chẳng ngừng
Thầy Cô vẫn dạy trò cưng của mình
Đến đi từng đứa học sinh
Ai quên ai nhớ ai nhìn Thầy Cô..
"Qua Sông thì phải lụy Đò"
Mấy ai qua khỏi nhớ Đò ngày xưa
Người chèo dẫu có nắng mưa
Vượt qua sóng dữ, vẫn đưa Học Trò.
Cúi đầu xin lỗi Thầy Cô
Lâu rồi con cũng quên Đò từng đưa
Chữ đầy sợ nói thêm thừa
Công lao dạy dỗ chẳng khua trống kèn..
văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng
Điều khiến ông hoạ sĩ cảm thấy “Nghệ thuật với tất cả sức mạnh và sự bất lựccủa nó” chính là vẻ đẹp tâm hồn và ý thức về sự sống của anh thanh niên làm côngtác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.- Là người có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người :
Đối diện với anh thanh niên, ông đã cảm nhận rất sâu sắc vẻ đẹp trong tâm hồnanh “ Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với nhữngđiều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ...” .- Đứng trước anh thanh niên, ông hoạ sĩ hiểu về “sức mạnh nghệ thuật và sự bất lựccủa nó”. Ông hoạ sĩ từng trải hiểu : hội hoạ không sao thể hiện nổi vẻ đẹp tâm hồncủa con người anh thanh niên đang lặng lẽ âm thầm cống hiến cho đất nước kia.
Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này. Kể từ ngày đó, một phần do bận việc cơ quan, phần khác là công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy, nhân chuyến đi công tác về Thuận Thành, tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa, bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong toà soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.
Bánh xe lăn đều và nhanh trên con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường. Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá, tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây - nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng trường này, nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đứng đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ một điều gì đó... áp mặt vào những thanh sắt của cánh cổng trường, tôi nhìn xa xăm... vẫn màu áo xanh hoà bình. Những học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu, nhảy dây, trốn tìm... cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. "Thầy cô ơi", tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào. Hàng vú sữa đã được thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vẫn ngửi thấy đâu đó mùi hương quen thuộc.
Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran ve... ve.... Tiếng ve gọi hè, gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như "dạo" lại những bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm: Hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi.... Tôi dừng lại, không hát nữa, nói đúng hơn là tôi không hát nổi.
Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì - đó là nơi tôi và các thầy, cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng. "Bức ảnh" - tôi nghĩ trong đầu. Và chạy lẹ về phía ô tô. Tôi bới tung cái va li, tìm kiếm bức ảnh.
Đây rồi! -Mắt tôi sáng lên vui vẻ. Tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt qua từng khuôn mặt, nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt tôi rơi trên tấm ảnh, cảnh vật xung quanh nhoà đi trước mắt tôi.
Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác Hiền - bác bảo vệ mà lũ học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó, bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hàng ngày, tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong hai năm học ở trường, bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn. Tội tiến lại gần chỗ bác:
- Bác... bác Hiền ơi...!.- Tôi nghẹn ngào.
Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn:
- Trang ... hả...?
Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:
- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác, bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây?
- Cháu về thăm bác! - Tôi đùa.
- Thăm bác? Lại xạo rồi - Bác cười hiền hậu.
- Sao bác biết? - Tôi nũng nịu - Cháu đùa thôi. Hôm nay, cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua học tập của trường.
- À! Ra thế! - Bác cười.
Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật là vui vé. Một lúc, bác Hiền bảo:
- Thôi, mấy đứa ngồi nói chuyện, bác phải lên đánh trống đây.
Bọn tôi ngồi đùa vui vẻ. Nhác thấy phía xa có bóng người quen quen, tôi tìm lại kí ức. "Cô Huyền" - tôi nghĩ, vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. "Đúng rồi". Tôi đứng bật dậy, chạy lại phía cô, tôi ôm lấy cô thật chặt. Trông cô có vẻ xanh xao, mệt mỏi:
- Cô không khoẻ ạ! - Tôi thắc mắc.
- À... ừ...! Mấy hòm nay thời tiết oi bức. Cô hơi mệt. - Cô nói.
Tôi lúng túng hỏi:
- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng cố quá sức cô ạ! Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến. Hai cô trò nói chuyện với nhau cả buổi sáng. Cô hỏi tôi nhiều về cuộc sống của tôi. Các thầy cô khác trong trường cũng đến nhưng chẳng còn ai, toàn giáo viên trẻ. Cô đứng lên nghiêm mặt:
- Trang!
- Dạ! - Tôi bật dậy.
- Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình, cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ - Cô nói.
Cô vẫn cưng tôi như ngày nào. Tối hôm đó, tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi tới ngủ với cô, hai cô trò nói chuyện thâu đêm.
Đó là một chuyến công tác và cũng là chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô là tôi sẽ trở lại vào một ngày gần đây. Chuyến đi này đã giúp tôi tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người - về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó, bài phóng sự về trường Thuận Thành đã được in ngay trên trang đầu tiên của tờ báo, nơi tôi làm việc.