Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Đêm ấy ông khách - đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật. Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện bình thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn”.
(Trích Giọt sương đêm, Trần Đức Tiến, in trong Xóm Bờ Giậu).
Câu 1. Đoạn trích trên kể theo ngôi kể nào.
A.Ngôi thứ nhất
B.Ngôi thứ 3
Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên
A. Kể về một đêm Bọ Dừa ngủ lại dưới vòm lá trúc nghe âm thanh của đêm ở xóm bờ giậu
B. kể về 1 đêm Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc bị một giọt sương nhằm trúng cổ rớt xuống làm rùng mình, tỉnh hẳn
Câu 3: Thể loại văn học của văn bản chứa đoạn trích trên là gì ?
- Truyện cổ tích
-Truyện đồng thoại
- Kí
Câu 4.Tìm các từ láy có trong đoạn trích.
-Xào xạc, rỉ rả, nhẹ nhàng
-Xào xạc, rỉ rả, nhẹ nhàng, lộp độp
- Xào xạc, khuya khoắt, nhẹ nhàng
- Xào xạc, rỉ rả, nhẹ nhàng, lộp độp, khuya khoắt
Câu 5.Câu văn sau có mấy từ láy: Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.
a.Một
b.Hai
Câu 6. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
-Biện pháp nhân hoá: Côn trùng – rỉ rả điệu buồn; Tắc Kè gọi cửa; Ốc Sên đi làm về, vén tà áo...; gió thở dài; giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống; Bọ Dừa tỉnh ngủ.
-Biện pháp liệt kê: : Liệt kê hàng loạt các hình ảnh, âm thanh cuộc sống nơi xóm Bờ Giậu khi đêm đến.
-Nhân hóa và liệt kê
Câu 7. Nhận định nào không nêu lên tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?
+ Làm cho lời văn sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, gợi hình, gợi cảm.
+ Những hình ảnh, âm thanh của cuộc sống về đêm nơi xóm Bờ Giậu hiện lên sống động, có hồn, nhấn mạnh vẻ đẹp thanh bình mà sống động nơi đây.
+ Cho thấy tình yêu thiên nhiên, tài quan sát tỉ mỉ, tinh tế của người viết.
+ Ca ngợi vẻ đẹp đầy sức sống của cảnh vật
Câu 8.Từ nội dung của đoạn trích, hãy cho biết tình yêu dành cho quê hương, đất nước được thể hiện trong những việc làm dưới đây.
(1) Trân trọng, yêu mến vẻ đẹp quê hương đất nước.
(2) Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, lắng nghe thiên nhiên
(3) Yêu mến những điều bé nhỏ, bình dị của cuộc sống chính là yêu quê hương, yêu cuộc sống
(4) Khai thác tối đa sản vật từ thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người.
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (3), (4)
phép tu từ nhân hóa: mượn hình ảnh loại vật để kể chuyện. tác dụng: tăng biểu hiện giá trị cho đoạn văn, và cho thấy những hình ảnh của các loài sinh vật trong đoạn trích thật sinh động.
Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ : Nhân hóa
- Tác dụng: Giúp câu văn thêm sinh động , mạch lạc , tăng sức gợi hình cho câu văn
2.
- Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy là ông đã ngủ ngoài trời và ông đã có cơ hội được ngắm nhìn trời mây, lắng nghe âm thanh của lá cây, côn trùng, tiếng gió, tiếng sương rơi.
3.trong đêm thănh vắng, ông nghe rõ được những âm thanh quen thuộc. Đặc biệt là khi giọt sương rơi xuống cổ khiến ông sực nhớ quê nhà. Những âm thanh, hình ảnh đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay vì mải làm ăn mà lãng quên.
Vào chiều hôm qua, khoảng ba giờ , tôi đi học về
câu này có cấu trúc là Trạng ngữ, trạng ngữ, chũ ngữ vị ngữ
hôm nay, tôi, mẹ tôi đi chợ với nhau
=> cấu trúc là Trạng ngữ, chủ ngữ, chủ ngữ, vị ngữ