K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2017
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên than phận của người phụ nữ phong kiến xưa. Đó là những người phụ nữ chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến “Tam tòng, tứ đức” ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và công dung ngôn hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thông với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa, hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã thay họ nói lên tiếng lòng mình qua các bài thơ như: Tự tình, Bánh trôi nước, Thương vợ, … Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi xã hội bất công, nam quyền độc đoán, một xã hội “trọng nam khinh nữ”, một chế độ đa thê, … Họ gặp nhiều đau khổ, lận đận, tình duyên trắc trở, chịu cuộc đời làm lẻ, số phận hẩm hiu, éo le. Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa. Đó là những người phụ nữ duyên dáng, xinh xắn nhưng luôn bị phân biệt đối xử thậm tệ, không có quyền lựa chọn hạnh phúc của đời mình và luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi. Trước một xã hội bất công, cảnh ngộ người con gái giàu sức sống và hết sức tài hoa, nhưng trớ trêu cuộc đời thật bất hạnh, số phận lận đận gian truân: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nỗi ba chìm với nước non” Không chỉ thế nỗi đau thân phận con được nhắc đến ở bài : “Tự tình II”: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non (…) Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” Một tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc, trong màn đêm vắng lặng. Sự bẽ bàng, tủi hổ, dầu dãi cay đắng là nỗi đau của Hồ Xuân Hương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Duyên phận họ thật hẩm hiu, hạnh phúc ít ỏi ( tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn như trăng xế mà vẫn khuyết). Mang cho mình một thân phận lẻ mọn, tình yêu bị chia năm xẻ bảy chỉ còn tí con con: “Mảnh tính san sẻ tí con con”. Đối với Trần Tế Xương, ông đứng dưới khía cạnh một người đàn ông, cảm thông thương xót cho số phận của người phụ nữ bị đối xủ bất công, luôn chịu cơ cực gian truân nhưng không dám phản kháng. Họ luôn sống cam chịu, hi sinh cho chồng con: “Lặn lội than cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” Câu thơ mang chất liệu ca dao, các hình ảnh “lặn lội”, “eo sèo”, “khi quãng vắng”, “buổi đò đông” thể hiện sự tủi thân của người phụ nữ, trước sự đơn chiếc, chen chút làm ăn vật lôn với cuộc sống để mưu sinh, nuôi chồng con. Người phụ nữ xưa khi về nhà chồng phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, chấp nhận không kêu ca, oán than (“Một duyên hai nợ âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công”) mặc dù rất vất vả, khổ cực. Hình ảnh bà Tú chính là chân dung của một người phụ nữ không quản khó khăn vì chồng vì con, là một hình ảnh tiêu biểu cảu người phụ nữ Việt Nam. Qua đó, đã làm nổi bật những vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ Việt Nam xưa. Đồng thời phê phán cái xã hội thối nát, giận người đời bạc bẽo vô tâm (“Sau giận vì duyên để mỏi mõm mòm” – Tự tình I của Hồ Xuân Hương), giận cuộc sống đã đưa những người phụ nữ vào chỗ lẻ loi cô dơn, hiu hút: “Oán hận trông ra khắp mọi chòm” (Tự tình I – Hồ Xuân Hương) Họ oán hận trước nỗi đau âm ỉ, dai dẳng đốt cháy tâm can và tê tái nhất. Trong thơ Hồ Xuân Hương ta luôn bắt gặp những hình ảnh người phụ nữ biết vượt lên số phận, không để nỗi đau làm mình gục ngã: “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” (Tự tình II) Quả thật, họ không bao giờ chịu khuất phục, luôn cựa quậy. Xuân Hương lại càng khẳng định” “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà en vẫn giữ tấm lòng son” ( Bánh trôi nước) Đúng là một phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ với tấm lòng thủy chung, son sắc, quyết gìn giữ không để hoàn cảnh xã hội lam hoen ố, là niềm tự hào, lòng kiêu hãnh và hãnh diện về chính mình. Và trong tâm hồn người phụ nữ luôn khao khát được hòa hợp trong một tình yêu trọn vẹn, mãnh liệt: “Chém cha cái kiếp lấy cồng chung” Nó thể hiện một niềm khao khát chính đáng của người phụ nữ ở mọi thời đại. Đến với “Thương vợ” của Tú Xương nhìn với góc độ đạo lý, bà Tú đang tuân theo bổn phận làm vợ nhưng nhìn ở góc độ tình cảm, ta thấy bà làm tất cả vì chồng con mà không than thở, ở bà hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó là sự đảm đang, chịu thương, chịu khó và đức hi sinh âm thầm vì chồng con. Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở … Ngày nay thân phận người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ cái xã hội “Trọng nam khinh nữ” đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội “công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền”. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mỹ tục vốn có của mình. Và vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đảm đang tháo vác.
10 tháng 10 2017

.

22 tháng 2 2017

dell nhă ><

12 tháng 9 2016

Trước tiên bn giải thích:
- Bình đẳng giới là gì? ( là nam và nữ có vai trò ngang nhau,được tạo điều kện và cơ hội phát triển năng lực như nhau,có quyền hưởng thụ như nhau về mặt kinh, tế văn hóa. xã hội......)
- Ý nghĩa: + xóa bỏ tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ xưa nay
                  +Nâng cao vai trò cũng như sự đóng góp của nữ giới trong sự phát triển kinh tế xã hội,chăm sóc gia đình
                  + Góp phần làm cho đất nước phát triển,xã hội văn minh
( có thể dẫn chứng những hình tượng phụ nữ thành đạt trong lĩnh vực kinh tế,chính trị...trong những vai trò mà trước kia chỉ có nam giới đảm trách..)
- Bên cạnh những ý nghĩa thiết thực mang lai thì vấn đề bình đẳng giới cũng tạo nên những mặt trái:
                 + Tuy nói là " bình đẳng giới" nhưng không có nghĩa là cả hai gới đều có thể làm được việc của nhau,có những công việc đặc thù riêng của mỗi giới.Tuy nhiên một số phụ nữ lạm dụng quan điểm này,muốn thể hiện mình,không hoàn thành trách nhiệm người mẹ ,người vợ,chuyển nó sang cho chồng gây mất hạnh phúc gia đình.
                + một số khác tự cho rằng không cần đàn ôgn trong gia đình vì tự mình có thể đảm nhận hết gây mất cân bằng xã hội ( một số tình trạng như bà mẹ đơn thân...)
               + Đàn ông lợi dụng "bình đẳng giới" để bóc lột phụ nữ về sức lao động....
- Thể hiện quan điểm của bản thân: Đây là một quan điểm cực kì tiến bộ,cần phát huy hơn nữa và có cách nhìn nhận đúng đắn về nó
-Vai trò của mỗi cá nhân nói chung,thế hệ trẻ nói riêng với việc xây dựng xã hội bình đẳng giới. 

nhớ kèm dẫn chứng nha bn 

28 tháng 10 2021

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng, với rất nhiều những tác phẩm hay, và một trong những tác phẩm thể hiện được sâu sắc nhất hình tượng cũng như số phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa đó là bài Tự Tình.

Bài thơ Tự Tình được tác giả sáng tác ra để nói về tâm hồn, cũng như tình cảm của những người phụ nữ xưa, họ phải chịu rất nhiều những đau thương, khổ cực, cuộc đời của họ phải chịu rất nhiều những đắng cay, tủi hổ, không biết tâm sự cùng với ai, chỉ một mình lấp bóng trong đêm khuya, với bao nhiêu cảm xúc, tâm trạng của những người phụ nữa trước cuộc đời, với bao nhiêu cảm xúc đó, Hồ Xuân Hương đã sáng tác lên những vần thơ hay, nói lên số phận cũng như tiếng lòng của những người phụ nữ xưa:

Canh khuya văng vẳng trống canh đồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,

Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Cảnh khuya là lúc trơ vơ, cô đơn, và con người thường sống đúng với cảm xúc của mình nhất, đây là lúc bao nhiêu nỗi lòng thương được bộc lộ cũng như diễn tả ra một cách sâu sắc cũng như sinh động nhất, tình cảm đó thể hiện trước hết ở tâm hồn trong sáng, cô đơn trước khung cảnh rộng lớn. Bài thơ với bao nhiêu cảm xúc của tác giả, với vần thơ chứa đựng biết bao nhiêu nỗi cô đơn thầm kín, đang dần vây quanh với thân phận nhỏ bé của những người phụ nữ, một mình phải đối diện với biết bao nhiêu nỗi đau, nỗi cô đơn.

Có lẽ tình cảm của tác giả dành cho bài thơ này đó là sự đồng cảm sâu sắc, nỗi lòng của tác giả cũng đang nói hộ cho chính mình, số phận của người phụ nữ xưa, những người phải chịu nhiều cực khổ, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như những người khác. Hồng nhan bạc mệnh, đây có lẽ là đề tài mà nhiều nhà văn lựa chọn để diễn tả trong tác phẩm của mình, nỗi lòng của những người phụ nữ xưa đã được đi sâu vào nền văn học, với biết bao nhiêu nỗi lòng của sự cô đơn, nỗi cô đơn đó, đang vây kín lấy tâm hồn, cũng như thể xác của họ.

Cảnh khuya người thiếu phụ một mình trơ trọi với núi non, không biết làm bạn với ai, chỉ biết một mình trơ trụi với bóng hồng nhan, đối diện với khung cảnh của núi non hùng vĩ, cảnh vật đó đã đang tác động sâu sắc đến cảm cảm xúc của người đọc, tác giả, không chỉ thể hiện nỗi lòng của chính mình, mà qua đó còn nói về số phận của những người phụ nữ xưa nói riêng, nhưng tình cảm đó đều được đi sâu vào thơ văn.

 

Đúng là nhà văn là những người chiến sĩ của mọi thời đại, chính vì thế, bao nhiêu tình cảm chân thành, da diết, đều được họ thể hiện sâu sắc qua biết bao nhiêu cung bậc, cũng như cảm xúc của người đọc, thấm sâu trong chính tác phẩm của mình. Tình cảm đó đã đi sâu và mang đậm biết bao nhiêu giá trị của những người phụ nữ xưa, chỉ biết mượn rượu để quên sầu, nhưng khi tỉnh lại họ chợt nhận ra tất cả vẫn đang ám ảnh lấy tâm hồn của họ:

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,

đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con.

Tất cả nỗi buồn đó đều được thể hiện rất chi tiết và cụ thể trong tác phẩm, có thể thấy, nỗi lòng của những người phụ nữ đó là rất lớn, đêm khuya trợ trọi với biết bao nhiêu nỗi cô đơn, sự gian nan và biết bao nhiêu nỗi lòng dành cho người mình yêu, nhưng khổ nỗi mảnh tình san sẻ cũng không có ai để thấu.

Nhưng không hẳn vì thế mà họ quên đi chính mình, họ vẫn thể hiện sức sống tiềm tàng qua sức mạnh cũng như tình yêu thương của mình, họ vượt qua mọi khó khăn, vượt qua những cái khắc nghiệt của cuộc sống, xuyên ngang mặt đất, ở đây có thể hiểu rằng, họ đã trải qua bao nhiêu rào cản của xã hội phong kiến để có được hạnh phúc cho chính mình, không sợ những rào cản đó làm cản trở đi tình yêu cũng như xúc cảm trong chính bản thân họ.

Rêu từng đám ở đây nói về sự chắc chắn, kết nối, rêu không phải là thứ gì đó dễ đi, nó bám lâu đời, và cũng biểu hiện để nói về tình cảm của những người phụ nữ cũng phải chờ mong, đợi chờ và rồi, từng đám rêu đó đã chứng minh thấy tình cảm của họ đã hóa lên thành những đám rêu, bám từ ngày này qua ngày khác, không khó tháo ra.

Bao vất vả, cũng vượt qua, đâm toạc chân mây, rêu vẫn cứ mọc, vượt qua bao nhiêu nỗi cô đơn, tình cảm đó vẫn muốn san sẻ đi chút ít, sâu sắc và chân thành. Sự chờ đợi đó cứ lặp đi lặp lại, cứ chảy trôi hết ngày này qua ngày khác, xuân đi xuân lại lại”, ở đây cũng diễn tả sự quay trở lại của quỹ đạo thời gian, tất cả vượt qua rất nhiều những gian nan và vẫn muốn thể hiện tình cảm của chính mình.

Bài thơ đã thể hiện được sâu sắc nỗi lòng của những người phụ nữ xưa, họ phải sống một cuộc sống cô đơn, vất vả, một mình trơ trụi trước khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, nhưng lòng người thì thật nhỏ hẹp.

10 tháng 10 2016

Sehun đẹp troai dễ sợ yeu

10 tháng 10 2016

sao các bn cứ up ảnh lên đây hoài zậy

trên đây là HOC24 bn hỉu chứ, ko pải là FACEBOOK  đâu nhá

mỗi lần mk nhìn mấy cái ảnh là mk oải lắm rồi đó

24 tháng 9 2016

Nguyễn Kim Mai pn ơi, tôi góp ý cko pn nèk. Pn mún khoe hình thì lê fb nhé, pn khoe hình ở đây hk đk like âu pn àh. 

24 tháng 9 2016

tk cx k có ns gì đâu, câu like, thì tk k thick, vs cả chỗ này cx như bn ns đó, k có like đc. thứ 2 là khoe ảnh, thì tk cx k có khoe, thứ 3 nữa là tk đăng gì, thì quyền của tk nak, miễn là k đụng chạm gì tới ng khác là đc. Ok ? vì tk đâu có lm gì sai, nên tk cx chỉ ns vậy thui, bn ưng nghĩ sao thì nghĩ, cnn sao thì tùy

6 tháng 10 2017

Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa em triển khai theo các ý sau:

1. Người phụ nữ mang những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam:

- Đẹp, sắc sảo mặn mà ( "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" - Bánh trôi nước)

- Son sắt, thủy chung (" Mà em vẫn giữ tấm lòng son")

- Tần tảo, chịu khó ( "Nuôi đủ năm con với một chồng" - Thương vợ)

2. Tuy nhiên họ cũng chịu nhiều bất công ngang trái, tủi cực.

- "Bảy nổi ba chìm với nước non" => bất công, long đong

- "Rắn nát mặc rầu tay kẻ nặn" => thân phận lên thuộc, phụ thuộc ( tam tòng tứ đức )

- "Chém cha cái kiếp lấy chồng chung" => Thân phận làm lẽ

- "Quanh năm buôn bán ở mon sông", "thân cò lên thác xuống ghềnh" => vất vả tủi cực

==> Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa tuy phải chịu nhiều bất công ngang trái, đè nén nhưng họ vẫn toát lên những phẩm chất tốt đẹp.

9 tháng 10 2017
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên than phận của người phụ nữ phong kiến xưa. Đó là những người phụ nữ chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến “Tam tòng, tứ đức” ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và công dung ngôn hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thông với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa, hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã thay họ nói lên tiếng lòng mình qua các bài thơ như: Tự tình, Bánh trôi nước, Thương vợ, … Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi xã hội bất công, nam quyền độc đoán, một xã hội “trọng nam khinh nữ”, một chế độ đa thê, … Họ gặp nhiều đau khổ, lận đận, tình duyên trắc trở, chịu cuộc đời làm lẻ, số phận hẩm hiu, éo le. Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa. Đó là những người phụ nữ duyên dáng, xinh xắn nhưng luôn bị phân biệt đối xử thậm tệ, không có quyền lựa chọn hạnh phúc của đời mình và luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi. Trước một xã hội bất công, cảnh ngộ người con gái giàu sức sống và hết sức tài hoa, nhưng trớ trêu cuộc đời thật bất hạnh, số phận lận đận gian truân: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nỗi ba chìm với nước non” Không chỉ thế nỗi đau thân phận con được nhắc đến ở bài : “Tự tình II”: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non (…) Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” Một tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc, trong màn đêm vắng lặng. Sự bẽ bàng, tủi hổ, dầu dãi cay đắng là nỗi đau của Hồ Xuân Hương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Duyên phận họ thật hẩm hiu, hạnh phúc ít ỏi ( tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn như trăng xế mà vẫn khuyết). Mang cho mình một thân phận lẻ mọn, tình yêu bị chia năm xẻ bảy chỉ còn tí con con: “Mảnh tính san sẻ tí con con”. Đối với Trần Tế Xương, ông đứng dưới khía cạnh một người đàn ông, cảm thông thương xót cho số phận của người phụ nữ bị đối xủ bất công, luôn chịu cơ cực gian truân nhưng không dám phản kháng. Họ luôn sống cam chịu, hi sinh cho chồng con: “Lặn lội than cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” Câu thơ mang chất liệu ca dao, các hình ảnh “lặn lội”, “eo sèo”, “khi quãng vắng”, “buổi đò đông” thể hiện sự tủi thân của người phụ nữ, trước sự đơn chiếc, chen chút làm ăn vật lôn với cuộc sống để mưu sinh, nuôi chồng con. Người phụ nữ xưa khi về nhà chồng phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, chấp nhận không kêu ca, oán than (“Một duyên hai nợ âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công”) mặc dù rất vất vả, khổ cực. Hình ảnh bà Tú chính là chân dung của một người phụ nữ không quản khó khăn vì chồng vì con, là một hình ảnh tiêu biểu cảu người phụ nữ Việt Nam. Qua đó, đã làm nổi bật những vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ Việt Nam xưa. Đồng thời phê phán cái xã hội thối nát, giận người đời bạc bẽo vô tâm (“Sau giận vì duyên để mỏi mõm mòm” – Tự tình I của Hồ Xuân Hương), giận cuộc sống đã đưa những người phụ nữ vào chỗ lẻ loi cô dơn, hiu hút: “Oán hận trông ra khắp mọi chòm” (Tự tình I – Hồ Xuân Hương) Họ oán hận trước nỗi đau âm ỉ, dai dẳng đốt cháy tâm can và tê tái nhất. Trong thơ Hồ Xuân Hương ta luôn bắt gặp những hình ảnh người phụ nữ biết vượt lên số phận, không để nỗi đau làm mình gục ngã: “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” (Tự tình II) Quả thật, họ không bao giờ chịu khuất phục, luôn cựa quậy. Xuân Hương lại càng khẳng định” “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà en vẫn giữ tấm lòng son” ( Bánh trôi nước) Đúng là một phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ với tấm lòng thủy chung, son sắc, quyết gìn giữ không để hoàn cảnh xã hội lam hoen ố, là niềm tự hào, lòng kiêu hãnh và hãnh diện về chính mình. Và trong tâm hồn người phụ nữ luôn khao khát được hòa hợp trong một tình yêu trọn vẹn, mãnh liệt: “Chém cha cái kiếp lấy cồng chung” Nó thể hiện một niềm khao khát chính đáng của người phụ nữ ở mọi thời đại. Đến với “Thương vợ” của Tú Xương nhìn với góc độ đạo lý, bà Tú đang tuân theo bổn phận làm vợ nhưng nhìn ở góc độ tình cảm, ta thấy bà làm tất cả vì chồng con mà không than thở, ở bà hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó là sự đảm đang, chịu thương, chịu khó và đức hi sinh âm thầm vì chồng con. Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở … Ngày nay thân phận người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ cái xã hội “Trọng nam khinh nữ” đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội “công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền”. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mỹ tục vốn có của mình. Và vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đảm đang tháo vác.

Tham khảo !!!

6 tháng 11 2016

dàn ý nha

1. Giới thiệu: Tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích.

- Tác giả Nguyễn Tuân: Nhà văn có phong cách tài hoa, uyên bác, luôn gắn bó với cái đẹp, thiên lương.

- Chữ người tử tù: là tác phẩm ca ngợi cái đẹp, lòng ngưỡng mộ cái đẹp và sức mạnh của thiên lương. Điều ấy được bộc lộ không chỉ qua hình tượng Huấn Cao mà còn ở cả nhân vật viên quản ngục.

2. "… một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ" (Phân tích hoàn cảnh sống của viên quản ngục):

- Làm quan chức trong ngục.

- Nơi quản ngục sống: đề lao nơi "người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc".

- Nơi đó, bọn lính ngục đã hành hạ người tù bằng những thói "tiểu nhân thị oai".

- Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ bị tha hoá, càng ngày càng dễ dấn sâu vào bùn lầy.

3. "…một thanh âm trong trẻo": viên quản nguc (phân tích tính cách, tâm hồn viên quản ngục)

- Ông là người biết yêu quý cái đẹp, yêu quý chữ viết đẹp của Huấn Cao mà ông xem là báu vật; Ông có sở nguyện cao quý: được treo trong nhà một bức châm có chữ của Huấn Cao.

- Đó là tình cảm cao thượng bền bỉ, có ngay từ khi ông "đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền", cho đến bây giờ đã là một người"tóc hoa râm, râu ngả màu".

- Do yêu quý cái đẹp, ông yêu quý, kính trọng người tạo ra cái đẹp: Huấn Cao. Điều đó đã được bộc lộ qua hành vi, suy nghĩ của ông:

+ Ông "biệt nhỡn liên tài" đối với Huấn Cao.

+ Ông đã "biệt đãi" Huấn Cao - một người tử tù. Đó là một việc làm không đúng bổn phận của nhà chức trách, có thể nguy hại đến tính mạng bản thân và gia đình.

+ Ông nhún nhường trước người tử tù: bị xua đuổi, không tức giận, lễ phép lui ra với câu nói "xin lĩnh y".

+ Ông mong Huấn Cao dịu lại tính nết để ông trình bày sở nguyện xin chữ của Huấn Cao.

+ Khi Huấn Cao cho chữ, viên quản ngục đã "khúm núm" nhận chữ.

+ Được Huấn Cao khuyên rời khỏi hoàn cảnh "hỗn loạn xô bo", ông đã chân thành rơi lệ và "bái lĩnh".

Đó là hình tượng tiêu biểu cho người có lòng yêu quý cái đẹp, cho tấm lòng "trọng nghĩa liên tài". Ông là "một đóa sen thơm ngát trong chốn bùn lầy".

Ví tấm lòng của nhân vật quản ngục như "một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ", Nguyễn Tuân đã thể hiện sự ngợi ca đối với viên quản ngục, đối với những người biết yêu quý cái đẹp, thiên lương. Cùng với hình tượng Huấn Cao, hình tượng viên quản ngục đã góp phần việc thể hiện chủ đề của tác phẩm: Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và thái độ đối với cái đẹp, sức mạnh của cái đẹp, đồng thời cũng kín đáo bày tỏ tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.

7 tháng 11 2016

Cảm ơn bạn nhiều nhé....!!!!