Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sáng sớm những giọt sương long lanh vẫn còn đọng lại trên những bông lúa chín mà phiên chợ quê em đã bắt đầu.
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Quang cảnh phiên chợ thật đông vui, nhộn nhịp dưới ánh mặt trời chói chang. Những tia nắng gay gắt của nàng Hạ đã làm cho bầu không khí trở nên quánh đặc. Đã giữa trưa nhiều người dọn hàng về dần, phiên chợ tan.
Một kết thúc được coi là có hậu khi kết cục là cái thiện chiến thắng được cái ác, người tốt thì gặp may mắn, kẻ ác thì bị trừng phạt. Cuối chuyện con người được sống hạnh phúc và luôn có một tương lại tươi sáng.
Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả)[1] cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.
Vậy truyển cổ tích sáng tác ra nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng của con người, tầng lớp yếu kém, người lao động, hay phải chịu cái thiệt thòi, luôn được yêu thương bảo vệ bởi cái thiện, được chiến thắng cái ác. Vậy nên trong những câu chuyện cổ tích thì thường có một kết thúc có hậu để thỏa mãn khát vọng của mình
kết thúc có hậu là hạnh phúc hay viên mãn trong truyện tình cảm gia đình......của các nhân vật trong truyện cổ tích
với quan điểm ở hiền gặp lành các câu truyện cổ tích thường hướng đến nhữg kết thúc có hậu để như một bài học cho mỗi chúng ta về cách sống cách đối nhân xử thế trong cuộc đời để cũng có nhữg cái kết hạnh phúc như bao người mong ước
Cô giáo
Cô giáo của em
Là cô hiệu trưởng,
Tên Huế đệm Kim
Giỏi dang nhanh nhẹn
Lại rất siêng năng,
Bàn tay cô trồng
Vườn rau xanh tốt.
* *
*
Cô giáo của em
Dạy văn, dạy toán,
Dạy cách làm thơ
Dạy em ước mơ
Dạy em lẽ sống.
* *
*
Cô giáo của em
Hát thật là hay,
Như là ca sĩ
Làm em ngất ngây.
Chín tháng mười ngày
Mẹ nâng niu con
Khi được vuông tròn
Mẹ chăm mẹ bẵm
Tuổi xanh tươi thắm
Đến lúc bạc đầu
Mẹ vẫn lo âu
Con mình bé bỏng
Từng đêm trông ngóng
Con ngủ bình yên
Tiếng nói dịu hiền
Mẹ khuyên con học
Nhận bao khó nhọc
Mẹ bao bọc con
Khôn lớn vẫn còn
Cơm no, áo ấm
Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả
Trời cao hỉ xả
Xin nhận lời con
Để mẹ mãi còn
Bên con mãi mãi
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan ...
Cuốn theo dòng xoáy lịch sử, đời sống một số dòng họ bị lụn bại, có dòng họ tan biến không còn chút vết tích, anh em con cháu mỗi người mỗi ngả, hoặc mai danh ẩn tích, hoặc đổi họ thay hình, không muốn đào xới chuyện tông tích máu mủ.
Mặt khác, lịch sử đất nước ghi nhận vai trò các dòng họ đã có đóng góp vào sự hình thành và phát triển của dân tộc, cho sự nghiệp chinh phục thiên nhiên và bảo vệ đất nước, đặc biệt là đã khắc họa những đường nét không thể xóa mờ trong việc hình thành nhân cách và phong thái con người Việt Nam trong một thế giới đầy biến động và xáo trộn.
Năm sáu chục năm nay, vượt qua thác ghềnh của thời cuộc, một vài dòng họ có sức sống dẻo dai vẫn cố gìn giữ nền nếp hương khói cha ông tổ tiên, nhờ đó mà dõi theo được các chi, các nhánh cháu con đi làm ăn gần xa, duy trì được nét cơ bản trong truyền thống quý báu của dòng họ mình, giữ được mối dây nối kết tình máu đào nội tộc hướng vào lợi ích chung của đất nước.
Có thể kể như dòng họ Doãn, gốc tích từ chạ Kẻ Nưa, giáp Cá Na (nay thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá), đi từ lao động khai phá đất hoang lên nông nghiệp căn cơ vững bền, rồi rèn đúc chí hiếu học để có thể tiến thân bằng chữ nghĩa. Dòng họ Doãn còn giữ nguyên tổng phả ghi chép từ nhà Lý, còn ghi danh tánh mấy chục người học giỏi, thi đỗ làm quan các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn, đều nổi tiếng ở tính tình cương trực, khí tiết đàng hoàng, như cụ Doãn Định (1312–1363) dám can ngăn nhà vua và vạch lỗi lầm của thái thượng hoàng nhà Trần…
Gia tộc Doãn còn có truyền thống đánh giặc cứu nước, khởi đầu từ Doãn Nỗ mười năm theo Lê Lợi giành lại non sông, qua Doãn Đăng Thức đời Lê Cảnh Hưng, Doãn Văn Hiệu, Doãn Hy, Doãn Uẩn đời Nguyễn, cho đến các tướng Doãn Tuế, Doãn Sửu thời đánh Pháp, đánh Mỹ gần đây.
Hiện nay, các chi họ Doãn ở Phú Mỹ – Hà Tây, Vũ Thư – Thái Bình, Nghĩa Thành – Nam Định, Quế Phong – Quảng Nam, Sơn Đông – Hà Tây, Đại Lộc – Quảng Nam… vẫn có liên hệ với quê gốc ở chi Cổ Định – Thanh Hoá.
Quả là việc nối kết dòng họ và sưu tập gia phả, trong rất nhiều trường hợp, đã nâng cao lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dòng họ, đã làm xúc động nhiều tấm lòng tưởng đã nguội lạnh để trở về đùm bọc người thân thuộc, góp phần chỉnh đốn lại gia phong, gia giáo đã có thời rệu rã hoặc suy đồi.
Họ Vũ (Mộ Trạch, Cẩm Bình, Hải Dương) tìm được cuốn phả viết năm 1470, ghi việc từ tổ Vũ Hồn (804–853), từ đó nối được hơn 110 chi dòng họ Vũ (Võ) ở trong và ngoài nước.
Họ Ngô tìm được phả ghi việc từ đời Ngô Nhật Đại tham gia khởi nghĩa với Mai Thúc Loan, rồi ba trăm năm sau là Ngô Quyền, đến nay chắp nối được 213 chi, ngành họ Ngô cư trú ở 195 xã, phường trong 27 tỉnh, thành.
Từ một tấm bia đá Hạ tộc bi ký tìm thấy ở một ngôi chùa vùng Lạng Giang (Bắc Giang), họ Hạ ở Đáp Cầu tìm về gốc tích trong Thanh Hoá, rồi nối kết được các chi phái họ Hạ ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Thanh Hoá, Phú Thọ, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh…
Thật đáng ghi công cho các bản gia phả sưu tập công phu đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá về sử học, xã hội học, ví dụ như cuốn Dương tộc thế phả ở làng Lạt Sơn (Quyển Sơn, Kim Bảng, Hà Nam) chỉ cần 20 trang đã đưa ra nhiều tri thức về địa lý, nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản, dân cư, tôn giáo và phong tục tập quán hội hè đình đám ở cả một miền đất ven sông Đáy.
Hoặc cuốn Ngô gia thế phả ở Thái Bình cùng các cuốn gia phả chi họ Nguyễn ở Thất Khê (Tràng Định, Lạng Sơn), ở Vũ Ẻn (Thanh Ba, Phú Thọ) cho chúng ta thêm nhiều tư liệu về cuộc đời riêng của Nguyễn Trãi (1380–1442), đặc biệt là cuộc sống gia đình của ông với Nguyễn Thị Lộ và các bà vợ họ Châu, họ Phùng, họ Phạm cùng các con của ông.
Bản Phạm tộc phổ ký sưu tầm ở Yên Mô (Ninh Bình) không chỉ nêu cao truyền thống hiếu học của con cháu họ Phạm qua 500 năm, mà còn chép lại đầy đủ quy chế về giáo dưỡng, về rèn giũa đạo đức, về gìn giữ gia phong khiêm nhường trước và sau khi đỗ đạt, làm quan, về mẫu mực nghĩa khí như Phạm Thận Duật (1825–1885) phò Hàm Nghi lên núi Quảng Trị để hạ chiếu Cần vương, rồi đắm thân mình dưới biển sâu khi bị giặc đày đi đảo xa Tahiti ở nam Thái Bình Dương.
Bản Trúc Lâm phổ ký kể chuyện ông tổ Nguyễn Thời Trung đỗ tiến sĩ, đi sứ Bắc Kinh, lén học được nghề làm giày dép về truyền cho con cháu ở quê nhà Tứ Lộc (Hải Dương), dần dà phát đạt, mở mang nên các phố nghề giày dép của Hà Nội xưa: Hàng Hài (nay là đầu Hàng Bông), Hàng Hành, Hàng Giày… Ngôi đền Trúc Lâm tự thờ tổ nghề giày dép da Việt Nam hiện còn ở cuối phố Hàng Hành.
Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào…
Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.
Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang, có hai ngả rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô cái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm nước đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa, tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa thoát ra rồi, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…
Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.
Đúng là "ác giả ác báo".
Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.
Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.
Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.
Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.
Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.
Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành đc thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
“Quê hương”, hai tiếng gọi ấy đã trở nên quen thuộc với tôi không biết tự bao giờ. Hình ảnh quê hương bao giờ cũng gắn với những nếp nhà mái ngói đỏ tươi, với những mảnh vườn bé xinh và với những cánh đồng lúa chín vàng thẳng cánh cò bay…Nhưng có lẽ cảnh khu vườn trước nhà vào buổi sáng đẹp trời luôn in sâu trong kí ức tôi. Mỗi khi ngắm nhìn khu vườn của tuổi thơ trong tôi lại dâng lên một niềm xúc động.
Buổi chiều, tôi thường theo mẹ vào vườn hái rau, cắt hoa. Tôi thấy rất dễ chịu bởi bẩu không khì quang đãng và đầy tiếng những chú chim vể đây biểu diễn.Còn buổi sáng, tôi thường theo chân ba vào vườn tưới cây, tỉa lá, bắt sâu hay nhổ cỏ. Lúc ấy với tôi , khu vườn bỗng trở nên vô cùng mới lạ.
Sáng. Đó là khoảng thời gian mọi hoạt động diễn ra sôi nổi, náo nhiệt nhất. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, ông mặt trời từ từ hé đôi mắt nhìn xuông nhân gian. Dần dần ông lên cao, đền đầu ngọn tre thì đứng lại. Ông bắt đầu tỏa những cánh tay màu vàng nhạt ra khắp xung quanh, xuyên qua khẽ lá, lọt xuống mặt đất. Những đám mây trên trời bay nhanh hơn. Chị gió cũng bắt đầu làm việc, len lỏi vào trong vườn, đánh thức cây và mầm xanh.
Khu vườn buổi sáng sôi động hẳn lên. Nó trở thành một khu vui chơi của muôn loài. Ở đây hội tụ biết bao điều thú vị.
Người khách quen thuộc của khu vườn là cô ca sĩ họa mi lại cất vang tiếng hát.Không chỉ có họa mi mà còn nhiều cô ca sĩ khác cũng về đây trang điểm, chuẩn bị cho bữa tiệc âm nhạc với nhiều giọng ca mềm mại và trong trẻo…Dưới đám cỏ, các anh kiến thợ vẫn hăng hái làm việc.Những nàng ong, nàng bướm bay về nhiều hơn, rập rởn trên những cánh hoa như muốn cùng khoe sắc. Mẹ con chị gà ra vườn tìm mồi. Mỗi khi kiếm được thức ăn, đàn gà con tranh nhau chí chóe. Mấy chú chó, chú mèo được vào vườn chơi nên rất ngoan. Một chú mèo mướp rượt theo một nàng bướm suýt chạy vào luồng rau của mẹ, vội dừng chân quay lại
Sáng sáng, ba tôi thường hay bắt sâu, tỉa lá cho cây. Ba cặm cụi, tỉ mỉ làm từng cây từng cây một. Những con sâu thầy vậy vội vàng lủi vào trong. Cây cối được ba tôi chăm sóc thích thú và biết ơn lắm. Chúng nghiêng mình vui đùa với nhau, với mây, với trời, với gió,…Những bác cây ăn quả vui nhộn hẳn lên, nô đùa cùng lũ con, những cánh tay dài, vươn ra.Đây là cây khế mà tuổi tôi cũng bằng tuổi cây khế này. Nó được ông ngoại trồng từ khi tôi chào đời. Ngắm nhìn cây lắng nghe tiếng chim luyện giọng, truyền cảm líu rít mà tôi thấy nhớ ông ngoại quá.. Tận góc vườn kia là cây vải, loại vải thiều mà tôi thích nhất. Đến mùa vải chín, cả cây đỏ rực như mâm xôi gấc. Mấy hôm nay tu hú kêu nhiều, chắc mùa vải đã đến. Tu hú báo mùa vải quả không sai một chút nào.Tiếng tu hú kêu thật tha thiết mà thân thương biết mấy.
Phía bên kia khu vườn, anh tía tô, chị kinh giới nói chuyện gì cười rôm rả. Phía trên, ba tôi bắc một cái giàn trồng bầu, trông nó như bà mẹ giang tay che chở cho đàn con bên dưới khỏi những cơn thịnh nộ của trời. Giàn bầu với những chiếc lá to bản, những quả bầu to dài lòng thòng xuống, treo lủng lẳng như có ai đó dùng dây buộc vào. Vào buổi sáng, sương đọng trên lá cây mà ai đó đã thấy nó đẹp như những hạt ngọt của trời. Trên nền xanh của những chiếc lá bầu có xen lẫn màu trắng của hoa bầu lấp lánh như những đốm sáng trong làn nắng. Cả giàn bầu trông giống như một tấm vải nhung xanh mượt điểm xuyết những chấm bi màu trăng, huyền ảo dưới ánh nắng vàng.Đi về phía kia khu vườn, chị em nhà hoa đang đua nhau khoe dáng với những cánh hoa rực rỡ mà đẹp nhất là nàng hồng nhung kiều diễm đang chúm chím nở nụ cười.
Cả khu vườn tràn ngập màu sắc, âm thanh và hương vị. Khu vườn trở thành sân khấu của buổi hòa nhạc, có người biểu diễn, có người thưởng thức mà ba và tôi là những người thưởng thức say mê nhất, thưởng thức mọi vẻ đẹp của khu vườn. Ba vừa tỉa lá, vừa kể chuyện. Tôi đứng bên mà thấy lòng hạnh phúc ngập tràn khi được sống trong một không gian thiên nhiên tươi mới như vậy…
Khu vườn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi. Nó mát dịu và ngọt ngào như dòng sữa mẹ. Ở nơi đó lưu giữ bao kỉ niệm tuổi thơ của tôi.
Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.
Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.
Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…
Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.
chúc p hk tốt
Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.
Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.
Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:
- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.
Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)
- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.
Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.
Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.
Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.
Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.
Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.
Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:
- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.
Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)
- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.
Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.
Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.
Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.
Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.