Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả vào truyện độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc từ tiếng chửi của Chí Phèo
+ Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi và người nghe hắn chửi
+ Lời chửi của Chí nghe ghê gớm: chửi đời, chửi trời, đất, chửi làng Vũ Đại
- Tiếng chửi là phản ứng của Chí với toàn bộ cuộc đời
+ Bộc lộ nội tâm của người bất mãn ý thức được con người ít nhiều ý thức được mình bị gạt ra khỏi xã hội loài người
+ Tiếng chửi thảm hại khi mà “đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó cắn xôn xao trong xóm”
⇒ Tình cảnh xót xa của người nông dân bị tha hóa, đơn độc
Ở đây, trong đoạn văn trên, Nam Cao đã sáng tạo được một hình thức ngôn ngữ kể chuyện thật phong phú sinh động và biến hóa. Ở đây, ngôn ngữ người kê’ chuyện chủ yếu được kê’ ở ngôi thứ ba. Nhân vật kể chuyện có thể là chính tác giả, là Nam Cao. Có thể ngôi chứ tuyệt đối không nên đồng nhất nhân vật người kể chuyện vói tác giả. Nhà văn như một chứng nhân kể lại cho người đọc nghe một cách khách quan về “hắn”, về sự xuất hiện, trạng thái và hành động của “hắn”. “Hắn” đây chính là Chí Phèo. Chí Phèo say rượu, đi và chửi.
Viết về xã hội cũ, Nam Cao đã không ít lần mượn hoàn cảnh của nhân vật để phản ánh hoàn cảnh thật của nhân dân, của những tàn dư trong chế độ phong kiến lạc hậu, lỗi thời. Càng xót thương số phận của những người cùng khổ bao nhiêu, ông lại càng căm phẫn, oán giận những kẻ cầm quyền tàn ác bất nhân bấy nhiêu. Đỉnh điểm, ông đã đẩy Chí Phèo lên trang đầu của truyện ngắn cùng tên với những tiếng chửi rủa xót xa, chua chát. Dù cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm để ý đến tiếng chửi của Chí, nhưng ẩn chứa bên trong những tiếng chửi não nề tưởng chừng như vô nghĩa ấy chính là những thông điệp mang ý nghĩa sâu sắc mà Nam Cao đã gửi gắm vào.
Chí vốn hiền lành, chất phác, nhưng sau khi trải qua kiếp sống tù đày, Chí trở về với nỗi uất hận trong lòng. Hận vì bị nhà Bá Kiến đẩy vào tù mà không làm sao chống cự lại được. Một người nông dân hèn mọn, một kiếp người cỏ rác như Chí trong xã hội ấy làm gì có tiếng nói và bản lĩnh để chống lại được cả một thế lực cường hào ác độc. “Hắn vừa đi vừa chửi, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả lãng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa ***** nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa ***** nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”. Tiếng chửi của Chí có lẽ đã trở nên quen thuộc với dân làng Vũ Đại, nên chẳng ai thèm để ý tới hắn.
Tiếng chửi thật chua chát và xót xa làm sao. Nhưng ngay cả khi chửi, Chí cũng không được một người nào đáp lại. Bởi chẳng còn ai coi Chí là người nữa. Thế nên, người ta làm ngơ, người ta bâng quơ và bỏ ngoài tai những lời Chí chửi. Trong lời chửi ấy, Chí hận tất cả, hận vu vơ, hận vô cớ, hận bất cứ cái gì mà Chí còn nhận thức được. Ngay cả trời cả đất Chí cũng chửi. Rồi Chí chửi cả làng Vũ Đại, chửi để mong có ai đó đáp lại tiếng chửi của mình, để Chí biết rằng, Chí vẫn còn được nhìn nhận là một con người. Nhưng thật đáng thương, chỉ có lũ chó chạy theo Chí sủa ầm ĩ. Tiếng chửi nhưng cũng là tiếng kêu gào thảm thiết thê lương của một con người đã bị cự tuyệt quyền làm người. Vậy tại sao Chí không làm hòa với mọi người? Tại sao thay vì chửi, Chí không ăn nói tử tế đàng hoàng để xem có ai đáp lại lời Chí không? Nhưng Chí đã không làm vậy. Thời gian gần chục năm sống trong kiếp tù đày, con người Chí đã bị tha hóa, bị mất nhân tính. Đồng thời, trong Chí lúc này cũng chỉ toàn là sự uất hận với niềm đau khổ. Với tâm trạng rối bời như vậy, làm sao Chí có thể ăn nói nhẹ nhàng, hòa thuận với ai được?
Bởi thế, trong tiếng chửi của Chí dồn nén biết bao nhiêu cảm xúc. Xót thương có, tủi hờn có, hận thù cũng có. Nhưng xót xa hơn cả là khi Chí chửi không biết đứa ***** nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này. Tiếng cười “A ha” như một sự bữ bàng đến tột độ. Được sinh ra làm người, nhưng lại không được ai công nhận là người. Cuộc đời này còn có ý nghĩa gì với Chí nữa? Chí không khóc, nhưng tiếng chửi còn mặn chát hơn cả nước mắt. Chí thật bất hạnh. Đã mồ côi cha mẹ, không được một lần bú mớm, cũng không một lần biết mùi hơi mẹ là gì. Chí lớn lên nhờ dân làng truyền tay nhau nuôi nấng. Cuộc sống lẽ ra rất yên ổn với Chí. Nhưng Chí đã không thoát khỏi nanh vuốt của bọn cường hào thống trị gian ác. Chí cũng không thể đủ sức lực để chống lại bọn chúng. Giờ đây, Chí đã bị đẩy vào bước đường cùng, đến ngay cả bản thân Chí cũng muốn chối bỏ cuộc sống này. Bởi sống mà không được sống, là người mà không được làm người thì còn nỗi đau nào hơn? Ai có thể trả lời cho Chí biết Chí phải sống như thế nào trong những chuỗi ngày dài cay đắng trước mắt không? Chí không biết, và cũng không một ai biết. Chí chỉ biết chìm vào trong cơn say, say rồi lại chửi. Chửi triền miền, chửi hết tất cả những gì Chí nghĩ đến.
Người ra thường nói, lúc say là lúc sống thật lòng nhất. Trường hợp của Chí cũng không ngoại lệ. Dân làng Vũ Đại không ai thèm chấp hắn nữa. Nhưng lòng người đọc không khỏi xót thương khi hình dung ra cảnh một con người lếch thếch lang thang trong cơn say dài với những tiếng chửi não nề, thê lương. Không biết, bên ngoài làng Vũ Đại, trong cái xã hội ấy còn biết bao nhiêu anh Chí nữa?
Trong những tiếng chửi chua chát nồng nặc mùi rượu ấy còn có cả tiếng lòng của Nam Cao. Ông xót thương cho Chí, nhưng chính bản thân ông cũng không thể làm gì giúp Chí được. Ông chỉ là một thầy giáo nghèo trong cái xã hội tồi tàn, thối nát. Bản thân ông cũng chưa thể lo nổi, làm sao có thể gánh vác được thêm ai? Bởi thế, tiếng chửi của Chí cũng chính là tiếng chửi của ông. Ông chửi bọn làm quan bất nhân bất nghĩa, bọn địa chủ giàu có tham lam bạc tình. Điều độc đáo ở đây là ông lồng tiếng chửi vào một nhân vật đã bị tha hóa cả đạo đức và nhân cách, hắn chính là sản phẩm của sự tàn bạo. Thế nên, tiếng chửi ấy rất xứng đáng, rất hợp lý.
Giá như, ai đó có một chút đồng cảm, một chút đồng tình, một chút cảm xúc với tiếng chửi của Chí, có lẽ sự xót xa và tủi hổ sẽ được giảm bớt phần nào. Chí say nhưng tiếng chửi ấy hoàn toàn nằm trong tiềm thức tỉnh táo của một kẻ bị đàn áp quá nhiều. Chí ý thức rất rõ về thân phận của mình khi chửi mẹ cha đứa nào đẻ ra mình. Cuộc sống này không phải là phép màu, cũng phải là món quà vô giá mà “đứa chết mẹ” kia đã ban cho hắn. Mà ngược lại, sự có mặt của hắn trên cuộc đời này là một nỗi tủi hờn cùng cực, một sự sỉ nhục và đớn đau vô cùng.
Tiếng chửi thảm thiết của Chí được Nam Cao đặt ngay trong phần đầu câu truyện, để mở ra đằng sau đó là cả một chuỗi những sự kiện đầy bê bối của Chí, của những người đã làm Chí trở thành con ác quỷ như bây giờ. Ngập chìm trong tiếng chửi ấy, còn có bao nhiêu cuộc đời khác bên ngoài làng Vũ Đại cũng đang cùng chung số phận giống Chí. Không biết, có ai chửi đời, chửi trời như Chí không nhưng dẫu sao đó cũng là tiếng gào thét khẩn cầu cho niềm khát khao được quay trở lại làm người, làm một con người đích thực, một con người lương thiện và bình thường.
Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao nặn ra từ cái xã hội thối nát lúc bấy giờ. Có ai đó nói Chí Phèo chui ra từ cái lò gạch đổ nát cũng không sai, Phải chi Nam cao thấy Chí phèo chui ra từ tản đá nào đó thì đỡ biết mấy.
Câu hỏi này có 2 ý nghĩa, nghĩa đen và nghĩa bóng. Người đẻ ra Chí Phèo ư? Đó cũng là 1 người đàn bà chân lấm tay bùn, bà đã bỏ lại Chí ở trong cái lò gạch cũ. Sau đó người nuôi Chí lớn là cả làng Vũ Đại. Ngoài ra ta có thể hiểu theo 1 nghĩa nữa là câu hỏi này muốn hỏi người đẻ ra Cái thằng Chí bấy giờ là ai, ai mà lại đẻ ra một con quỷ dữ như vậy. Câu trả lời chính là Bá Kiến và xã hội Phong Kiến thối nát lúc bấy giờ. Chính Bá Kiến vì ghen tuông đã đẩy Chí vào tù, đẩy 1 anh chàng thanh niên lương thiện chân chất đến cái nơi ma quỷ là nhà tù, đến với chế độ phong kiến tàn khốc. Vậy nên bạn cần trả lời đc 2 ý này rõ ràng.
Tham khảo:
- Suy nghĩ về chuyến tàu trong 2 đứa trẻ:
– Chuyến tàu xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất trong sự đợi chờ, mong mỏi của người dân phố huyện, mang đến nơi đây một không gian hoàn toàn khác, khác xa với sự tĩnh lặng, nhàm chán và đầy bóng tối nơi phố huyện nghèo.
– Đoàn tàu chính là tia hồi quang gợi nhớ lại trong hai chị em những tháng ngày sung sướng, ấm no, hạnh phúc xa xưa.
– Đoàn tàu mang đến hơi thở của một thế giới giàu sang, sung túc và nhịp sống nhộn nhịp, phồn hoa rực rỡ, khác hoàn toàn với cuộc sống nghèo nàn, mòn mỏi, tăm tối quẩn quanh tại phố huyện nghèo nàn.
– Đó là chuyến tàu chở theo khát vọng, chuyến tàu của những mơ ước tương lai muốn thoát khỏi cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt hiện tại và thay đổi bằng một thế giới mới, tươi đẹp hơn, đầy ánh sáng hơn.
– Thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc và tấm lòng thương cảm của Thạch Lam tới những kiếp người nghèo khổ trong xã hội.
Suy nghĩ về hình ảnh Cái lò gạch cũ trong "Chí Phèo":
- Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “cái lò gạch cũ”. Chí là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng. Chí đã lớn lên bằng sự cưu mang của những người lao động lương thiện lam lũ. Trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến (tên cường hào độc ác khét tiếng ở làng Vũ Đại). Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí vào tù. Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác. Từng bước Chí cứ lún sâu mãi xuống vũng bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và thành “con quỷ dữ” ở làng Vũ Đại.
- Một lần Chí say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở - người đàn bà xấu đến “ma chê quỷ hờn” lại dở hơi ở làng Vũ Đại. Tình thương của Thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong Chí. Nhưng rồi tất cả những gì tốt đẹp vừa bùng loé trong tâm hồn Chí đã mau chóng bị dập tắt, bị cự tuyệt. Trong đau đớn tuyệt vọng, Chí đã đến nhà Bá Kiến, rồi giết hắn và tự đâm chết mình.
- Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.
- Cử chỉ và ý nghĩ của thị khiến người ta nghĩ tới: sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời…
* Ý nghĩa tả thực:
- Hình ảnh cái lò gạch cũ: cái lò nung gạch nhưng đã cũ, không còn sử dụng, xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa.
* Ý nghĩa biểu tượng:
- Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…” và xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị nhìn nhanh xuống bụng và “đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”.
=> Kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu là sự xuất hiện của cái lò gạch, kết thúc cũng bằng hình ảnh cái lò gạch.
=> Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Qua đó tác giả muốn khẳng định: Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ.
- Chí Phèo chửi đời, chửi mình, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những người sinh ra hắn.
- Tiếng chửi cho thấy tình thế bi đát và bi kịch cuộc đời Chí Phèo.
Ở đây, trong đoạn văn trên, Nam Cao đã sáng tạo được một hình thức ngôn ngữ kể chuyện thật phong phú sinh động và biến hóa. Ở đây, ngôn ngữ người kê’ chuyện chủ yếu được kê’ ở ngôi thứ ba. Nhân vật kể chuyện có thể là chính tác giả, là Nam Cao. Có thể ngôi chứ tuyệt đối không nên đồng nhất nhân vật người kể chuyện vói tác giả. Nhà văn như một chứng nhân kể lại cho người đọc nghe một cách khách quan về “hắn”, về sự xuất hiện, trạng thái và hành động của “hắn”. “Hắn” đây chính là Chí Phèo. Chí Phèo say rượu, đi và chửi.
Viết về xã hội cũ, Nam Cao đã không ít lần mượn hoàn cảnh của nhân vật để phản ánh hoàn cảnh thật của nhân dân, của những tàn dư trong chế độ phong kiến lạc hậu, lỗi thời. Càng xót thương số phận của những người cùng khổ bao nhiêu, ông lại càng căm phẫn, oán giận những kẻ cầm quyền tàn ác bất nhân bấy nhiêu. Đỉnh điểm, ông đã đẩy Chí Phèo lên trang đầu của truyện ngắn cùng tên với những tiếng chửi rủa xót xa, chua chát. Dù cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm để ý đến tiếng chửi của Chí, nhưng ẩn chứa bên trong những tiếng chửi não nề tưởng chừng như vô nghĩa ấy chính là những thông điệp mang ý nghĩa sâu sắc mà Nam Cao đã gửi gắm vào.
Chí vốn hiền lành, chất phác, nhưng sau khi trải qua kiếp sống tù đày, Chí trở về với nỗi uất hận trong lòng. Hận vì bị nhà Bá Kiến đẩy vào tù mà không làm sao chống cự lại được. Một người nông dân hèn mọn, một kiếp người cỏ rác như Chí trong xã hội ấy làm gì có tiếng nói và bản lĩnh để chống lại được cả một thế lực cường hào ác độc. “Hắn vừa đi vừa chửi, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả lãng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa ***** nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa ***** nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”. Tiếng chửi của Chí có lẽ đã trở nên quen thuộc với dân làng Vũ Đại, nên chẳng ai thèm để ý tới hắn.
Tiếng chửi thật chua chát và xót xa làm sao. Nhưng ngay cả khi chửi, Chí cũng không được một người nào đáp lại. Bởi chẳng còn ai coi Chí là người nữa. Thế nên, người ta làm ngơ, người ta bâng quơ và bỏ ngoài tai những lời Chí chửi. Trong lời chửi ấy, Chí hận tất cả, hận vu vơ, hận vô cớ, hận bất cứ cái gì mà Chí còn nhận thức được. Ngay cả trời cả đất Chí cũng chửi. Rồi Chí chửi cả làng Vũ Đại, chửi để mong có ai đó đáp lại tiếng chửi của mình, để Chí biết rằng, Chí vẫn còn được nhìn nhận là một con người. Nhưng thật đáng thương, chỉ có lũ chó chạy theo Chí sủa ầm ĩ. Tiếng chửi nhưng cũng là tiếng kêu gào thảm thiết thê lương của một con người đã bị cự tuyệt quyền làm người. Vậy tại sao Chí không làm hòa với mọi người? Tại sao thay vì chửi, Chí không ăn nói tử tế đàng hoàng để xem có ai đáp lại lời Chí không? Nhưng Chí đã không làm vậy. Thời gian gần chục năm sống trong kiếp tù đày, con người Chí đã bị tha hóa, bị mất nhân tính. Đồng thời, trong Chí lúc này cũng chỉ toàn là sự uất hận với niềm đau khổ. Với tâm trạng rối bời như vậy, làm sao Chí có thể ăn nói nhẹ nhàng, hòa thuận với ai được?
Bởi thế, trong tiếng chửi của Chí dồn nén biết bao nhiêu cảm xúc. Xót thương có, tủi hờn có, hận thù cũng có. Nhưng xót xa hơn cả là khi Chí chửi không biết đứa ***** nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này. Tiếng cười “A ha” như một sự bữ bàng đến tột độ. Được sinh ra làm người, nhưng lại không được ai công nhận là người. Cuộc đời này còn có ý nghĩa gì với Chí nữa? Chí không khóc, nhưng tiếng chửi còn mặn chát hơn cả nước mắt. Chí thật bất hạnh. Đã mồ côi cha mẹ, không được một lần bú mớm, cũng không một lần biết mùi hơi mẹ là gì. Chí lớn lên nhờ dân làng truyền tay nhau nuôi nấng. Cuộc sống lẽ ra rất yên ổn với Chí. Nhưng Chí đã không thoát khỏi nanh vuốt của bọn cường hào thống trị gian ác. Chí cũng không thể đủ sức lực để chống lại bọn chúng. Giờ đây, Chí đã bị đẩy vào bước đường cùng, đến ngay cả bản thân Chí cũng muốn chối bỏ cuộc sống này. Bởi sống mà không được sống, là người mà không được làm người thì còn nỗi đau nào hơn? Ai có thể trả lời cho Chí biết Chí phải sống như thế nào trong những chuỗi ngày dài cay đắng trước mắt không? Chí không biết, và cũng không một ai biết. Chí chỉ biết chìm vào trong cơn say, say rồi lại chửi. Chửi triền miền, chửi hết tất cả những gì Chí nghĩ đến.
Người ra thường nói, lúc say là lúc sống thật lòng nhất. Trường hợp của Chí cũng không ngoại lệ. Dân làng Vũ Đại không ai thèm chấp hắn nữa. Nhưng lòng người đọc không khỏi xót thương khi hình dung ra cảnh một con người lếch thếch lang thang trong cơn say dài với những tiếng chửi não nề, thê lương. Không biết, bên ngoài làng Vũ Đại, trong cái xã hội ấy còn biết bao nhiêu anh Chí nữa?
Trong những tiếng chửi chua chát nồng nặc mùi rượu ấy còn có cả tiếng lòng của Nam Cao. Ông xót thương cho Chí, nhưng chính bản thân ông cũng không thể làm gì giúp Chí được. Ông chỉ là một thầy giáo nghèo trong cái xã hội tồi tàn, thối nát. Bản thân ông cũng chưa thể lo nổi, làm sao có thể gánh vác được thêm ai? Bởi thế, tiếng chửi của Chí cũng chính là tiếng chửi của ông. Ông chửi bọn làm quan bất nhân bất nghĩa, bọn địa chủ giàu có tham lam bạc tình. Điều độc đáo ở đây là ông lồng tiếng chửi vào một nhân vật đã bị tha hóa cả đạo đức và nhân cách, hắn chính là sản phẩm của sự tàn bạo. Thế nên, tiếng chửi ấy rất xứng đáng, rất hợp lý.
Giá như, ai đó có một chút đồng cảm, một chút đồng tình, một chút cảm xúc với tiếng chửi của Chí, có lẽ sự xót xa và tủi hổ sẽ được giảm bớt phần nào. Chí say nhưng tiếng chửi ấy hoàn toàn nằm trong tiềm thức tỉnh táo của một kẻ bị đàn áp quá nhiều. Chí ý thức rất rõ về thân phận của mình khi chửi mẹ cha đứa nào đẻ ra mình. Cuộc sống này không phải là phép màu, cũng phải là món quà vô giá mà “đứa chết mẹ” kia đã ban cho hắn. Mà ngược lại, sự có mặt của hắn trên cuộc đời này là một nỗi tủi hờn cùng cực, một sự sỉ nhục và đớn đau vô cùng.
Tiếng chửi thảm thiết của Chí được Nam Cao đặt ngay trong phần đầu câu truyện, để mở ra đằng sau đó là cả một chuỗi những sự kiện đầy bê bối của Chí, của những người đã làm Chí trở thành con ác quỷ như bây giờ. Ngập chìm trong tiếng chửi ấy, còn có bao nhiêu cuộc đời khác bên ngoài làng Vũ Đại cũng đang cùng chung số phận giống Chí. Không biết, có ai chửi đời, chửi trời như Chí không nhưng dẫu sao đó cũng là tiếng gào thét khẩn cầu cho niềm khát khao được quay trở lại làm người, làm một con người đích thực, một con người lương thiện và bình thường.