Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dòng sông nước đen Rio Negro chảy qua thành phố và gặp sông Amazon có màu nước đục, nhưng nước của chúng không hòa lẫn vào nhau ngay lập tức. Màu nước đen của sông Rio Negro là do thực vật phân hủy hòa vào nước khi sông chảy qua rừng nhiệt đới và đầm lầy. Trong khi đó, nước sông Amazon có nhiều cát, bùn và phù sa khiến nó có màu nâu.Do sự khác nhau về cấu tạo, nên cả hai dòng sông có mật độ nước, tốc độ dòng chảy và nhiệt độ khác nhau. Điều này khiến chúng khó hòa lẫn với nhau.
Cách thành phố Manaus ở miền bắc Brazil khoảng 10 km, dòng sông nước đen Rio Negro chảy qua thành phố và gặp sông Amazon có màu nước đục, nhưng nước của chúng không hòa lẫn vào nhau ngay lập tức.
Thay vào đó, nước màu khác nhau của hai dòng sông chảy song song khoảng 6 km. Đoạn sông này được gọi là “Cuộc gặp gỡ của hai dòng nước” hay Encontro das Águas trong tiếng Bồ Đào Nha.
Hiện tượng này xảy ra tại một số địa điểm dọc sông Amazon và những nơi khác trên thế giới, nhưng không nơi nào ấn tượng như ở đây. Nơi hợp lưu của sông Rio Negro và Amazon cũng trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất thành phố Manaus.Rio Negro là nhánh lớn nhất của sông Amazon và là sông nước đen lớn nhất thế giới. Tên của dòng sông này cũng có nghĩa là “sông Đen”.Màu nước đen của sông Rio Negro là do thực vật phân hủy hòa vào nước khi sông chảy qua rừng nhiệt đới và đầm lầy. Sông nước đen có nồng độ axít cao và rất ít chất cặn. Trong khi đó, nước sông Amazon có nhiều cát, bùn và phù sa khiến nó có màu nâu.Do sự khác nhau về cấu tạo, nên cả hai dòng sông có mật độ nước, tốc độ dòng chảy và nhiệt độ khác nhau. Điều này khiến chúng khó hòa lẫn với nhau.Hàng chục công ty du lịch tổ chức các tour du lịch bằng tàu dọc đoạn hai dòng sông gặp nhau.Thời gian lý tưởng nhất để khám phá hiện tượng này là từ tháng 1 đến tháng 7 hằng năm, khi các dòng sông đầy nước.
P/s em tìm trên mạng
Sự đa dạng hợp tác của Việt Nam
- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:
+ Các hội nghị, như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...
+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông...
+ Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,...
+ Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...
+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,....
Vai trò của Việt Nam trong ASEAN
- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.
- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên một số phương diện sau:
+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới: Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.
+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế. Tiêu biểu là: phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông; Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực tại Hà Nội (2020)…
+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu: Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);…
Bởi vì nó tạo ra những ý nghĩa to lớn, góp phần tránh những xung đột, giúp phát triển kinh tế, tạo ra khối thịnh vượng chung, và đó là điều kiện tốt nhất cho đời sống của mỗi con người.
Tham khảo:
- An ninh nguồn nước là sự đảm bảo về số lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sức khỏe, kinh tế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái đối với cộng đòng dân cư; đồng thời cũng là sự đảm bảo được bảo vệ trước các loại dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước.
- Đây là một vấn đề toàn cầu, đang đứng trước nhiều thách thức: nguồn nước bị ô nhiễm, tình trạng khan hiếm nước do biến đổi khí hậu, sử dụng nước kém hiệu quả, lãng phí nước, tranh chấp nguồn nước của các quốc gia có chung lưu vực sông.
- Đảm bảo an ninh nguồn nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặt dưới cơ chế quản lí thống nhất của từng quốc gia, khu vực.
- Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:
+ Mỗi quốc gia chủ dộng xây dựng các giải pháp (hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lí nước…) để bảo vệ nguồn nước và khắc phục tình trạng ô nhiễm nước.
+ Mỗi cá nhân có ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước chính nơi mình sống.