Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Xã hội càng ngày càng phát triển , các trò chơi điện tử , truyện tranh, Ti-Vi, mạng xã hội, ... đã lấy đi các niềm vui , gần gũi ,... của các trò chơi dân gian chính vì thế mà nhiều trò chơi dân gian đang dần biến mất trong đời sống. Những ngày gần đây , việc phục hồi một số trò chơi dân gian đang được mạng xã hội và mọi người quan tâm , khôi phục . Các trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên một phương pháp giáo dục thông minh hơn, nó giúp cho học sinh không những tiếp thu bài học nhanh hơn mà còn giúp trẻ tránh xa được các trò chơi điện tử như: game, trò chơi bạo lực, trò chơi kinh dị…Các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt di, mèo đuổi chuột, cướp cờ.. đã được tổ chức cho thanh thiếu niên trong các dịp tết trung thu, cắm trại... và thu hút nhiều người chơi đặc biệt là trẻ em . Tuy nhiên những trò chơi này đang dần phổ biến khôi phục lại những trò chơi dân gian, tạo sức hút cho giới trẻ để mang lại những sân chơi hữu ích . Việc khôi phục lại những trò chơi dân gian nhằm giúp trẻ thời nay tránh những thiết bị điện tử để tránh ảnh hưởng đến sau này. Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước…Những trò chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn. Mặt khác các trò chơi dân gian thường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, quan sát về môi trường tự nhiên hơn. Chơi điện tử tuy giải tỏa căng thẳng nhưng phần lớn chơi điện tử mang lại cho trẻ em bị nghiện , áp lực , ám ảnh và có các hành động lặp lại như trong game hoặc mạng xã hội . Để làm cho trẻ thực sự yêu thích các trò chơi dân gian, phải lựa chọn trò chơi hợp lý, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm riêng của học sinh trường mình. Không nên chỉ phổ biến suông mà cần khéo léo biến trò chơi thành các cuộc thi nhỏ mang tính chất vô tư, hồn nhiên, không căng thẳng và có sự động viên, khích lệ kịp thời.Trò chơi dân gian đã từng là trang ký ức đậm nét về quê hương làng xóm trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam. Những tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ, tiếng cót két, cọt kẹt của chiếc võng đưa nôi trong những trưa hè râm ran tiếng ve có lẽ trẻ con thời nay không có cơ hội được cảm nhận, thay vào đó là những hình ảnh siêu nhân, trò chơi game, trò chơi điện tử thông qua ti vi, iPad, điện thoại…
Từ thực tế ấy việc phục hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị của trò chơi dân gian đã được không ít người quan tâm đến nó .thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi và đặc biệt đã xây dựng trò chơi dân gian thành 1 chuyên đề không những giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc của con người Việt nam.
#chucbanhoctot.cho mình 1 tick nha

1. Định hướng
* Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là trình bày cho người nghe những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi cần tôn trọng và chấp hành.
* Để giới thiệu quy tắc, luật lệ của một trò chơi hay hoạt động, cần phải chú ý:
- Lựa chọn một hoạt động hay trò chơi
- Tìm hiểu các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi đã chọn
- Lập dàn ý cho bài nói của mình
- Trình bày ý kiến theo dàn ý, chú ý điệu bộ, cử chỉ…
- Bảo đảm thời gian trình bày, biết lắng nghe ý kiến của người khác.
2. Thực hành
Bài nói tham khảo
Hội thi đấu vật ở Bắc Giang là một trong những hội thi đấu vật vẫn giữ được nét truyền thống từ xưa đến nay.
Hội vật thường diễn ra tại sớ vật. Sớ vật hình tròn được đặt giữa sân đình hình vuông tượng trưng cho trời và đất. Thông qua đấu vật, người ta mong cho dương vượng để có “mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”.
Quy trình đấu vật diễn ra theo thứ tự sau: trước hết là lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ. Sau đó, hai đô thực hiện keo vật thờ giới thiệu thay cho lời chào, lời giới thiệu mở đầu. Tiếp đến là nghi lễ “bái tổ” theo thế ba bước tiến, ba bước lùi. Sau nghi lễ bái tổ là nghi thức xe đài. Xe đài ở Bắc Giang là những thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn câu”, hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông cầu chảy lơ thơ”, “dòng sông thương nước chảy đôi đường”… Cuối cùng là keo vật thờ chính thức diễn ra. Hai đô vật tấn công và chống đỡ bằng những thủ pháp đẹp mắt, khiến người xem ở khán đài không khỏi trầm trồ, tán dương và bàn luận.
Đây không chỉ là một hoạt động sinh hoạt văn hóa, mà còn là một chiếc cầu nối cho vẻ đẹp truyền thống ngàn đời.

Chọn lễ hội đua thuyền nhé.
Gợi ý cách làm.
Mở đoạn:
- Giới thiệu lễ hội đua thuyền.
+ Nêu nguồn gốc trò chơi này ra đời.
+ ..
Thân đoạn:
- Giải thích cách chơi trò chơi này.
- Muốn chơi trò này cần bao nhiêu người, dùng những đồ gì?
- Khung cảnh lúc trò chơi diễn ra như thế nào?. Con người ra sao?
+ Ồn ào, náo nhịp đông đúc người tham dự hoặc xem rất hào hứng, ai ai cũng mặc đẹp đẽ.
+....
- Ý nghĩa của trò chơi đua thuyền là gì?
+ thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa mọi người với nhau.
+ thể hiện ý chí thi đua trong lao động.
+ ........
- Em có thích trò chơi này không? Vì sao?
+ Em rất thích đua thuyền. Vì nó mang lại cho em cảm giác thoải mái, vui vẻ cùng với mọi người.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại vấn đề.
(Tham khảo thêm trên mạng để đầy đủ thành bài văn)
Bạn tham khảo theo dàn ý này nhé:
1. Mở bài
Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/trò chơi: trò chơi kéo coNêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ: để mọi người hiểu thêm về trò chơi dân gian này đồng thời là cách chơi để đảm bảo công bằng cho mọi người.2. Thân bài
- Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra hoạt động/trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động, trò chơi theo quy tắc:
- Trình bày các điều khoản, nội dung của quy tắc, luật lệ:
Trước khi thi đấu, các đội tham gia sẽ được hướng dẫn về cách thức thi đấu. Mỗi đội thường đại diện cho một đơn vị tập thể, thường sẽ có đồng phục riêng. Chơi cân sức là hai đội có người chơi toàn nam hoặc toàn nữ, có khi đan xen cả nam nữ. Trẻ em thi đấu với trẻ em, người lớn thi đấu với người lớn. Chơi không cân sức là hai đội chơi chấp nhau, số lượng không bằng nhau, tương quan lực lượng có sự chênh lệch.
Trước khi chơi, cần chuẩn bị một sợi dây dài, to, dẻo và chắc; giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1m rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức.
Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra sức kéo để di chuyển tâm điểm về phía đội mình. Khán giả đến xem sẽ hô vang: “Cố lên” để cổ vũ cho đội kéo co của mình.Nếu có hai đội chơi, tâm điểm về phía đội nào, đội đó chiến thắng. Nếu có nhiều đội chơi, các đội còn lại thi đấu tương tự, đội thắng sẽ thi đấu với nhau để tranh giải nhất, nhì và ba.Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ: Trò chơi kéo co giúp rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết cũng như giúp giải trí sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Đây quả là một trò chơi hữu ích.Đưa ra khuyến nghị với người đọc (nếu có).
Bạn tham khảo nha:
Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Ðánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Ðồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.Có những trò chơi đạt tới trình độ nghệ thuật, mang tính thẩm mỹ cao. Trò chơi đánh đu đã có một thời thu hút rất đông nam thanh, nữ tú. Trên chiếu đu, đôi trai gái cùng nhún rất nhịp nhàng và chiếc đu được đẩy lên cao dần cùng tà áo dài của cô gái tung bay trước gió tạo thành hình ảnh đẹp và thơ mộng. Trò chơi ném còn với quả còn nhiều mầu sắc được tung lên không trung qua bàn tay khỏe khoắn, khéo léo của các chàng trai, cô gái tìm cách lọt qua chiếc vòng trên ngọn cây nêu gây hồi hộp, hấp dẫn. Những bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo như múa rối nước, bài chòi cũng khởi đầu từ trò chơi dân gian.
Trong cuộc sống hôm nay, với sự phát triển của công nghệ giải trí, nhiều khi trò chơi dân gian bị lãng quên. Trẻ em không còn say mê với các trò kéo co, nhảy dây, ô ăn quan, rồng rắn lên mây nữa mà hướng đến các trò chơi hiện đại. Phải nói, các trò chơi hiện đại rất hấp dẫn bởi tính mới lạ, muôn màu vẻ, do công nghệ máy móc đem lại. Nhưng rồi dần dần nó cũng bộc lộ những hạn chế và tác hại. Nhiều trẻ em nghiện trò chơi điện tử vừa tổn hại sức khỏe, vừa ảnh hưởng xấu tới học tập và tư cách đạo đức. Những trò chơi mang tính bạo lực đang "đầu độc" lớp trẻ, mang đến hậu quả khôn lường. Cho nên bên cạnh việc tổ chức quản lý tốt các trò chơi hiện đại, công nghệ giải trí phát triển lành mạnh thì việc phục hồi các trò chơi dân gian có ý nghĩa sâu sắc. Khi cùng hướng tới mục tiêu giải trí lành mạnh thì trò chơi hiện đại và trò chơi dân gian không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm cho sân chơi giải trí càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vui chơi của mọi tầng lớp nhân dân. Trò chơi dân gian cứ lùi khuất dần về quá khứ không phải vì nó cổ và kém hấp dẫn mà cái chính là do chưa được quan tâm phục hồi và phát huy trong cuộc sống hiện đại. Thế hệ trước được vui chơi các trò chơi dân gian nay đã cao tuổi, còn lớp trẻ, nhất là trẻ em rất ít khi được tiếp xúc với trò chơi dân gian, có nhiều em không hình dung nổi trò chơi đó diễn ra như thế nào. Nếu trò chơi dân gian được thường xuyên tổ chức thì đâu đến nỗi xảy ra tình trạng như vậy. Thực tế cho thấy một số nơi khi khôi phục lại các trò chơi dân gian được rất đông người, nhất là trẻ em hưởng ứng, thích thú.
Muốn phục hồi trò chơi dân gian, trước hết cần sự quan tâm của chính quyền các địa phương với nhận thức công việc này góp phần chấn hưng văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở cần đưa nó vào chương trình hoạt động của nhà văn hóa, trung tâm văn hóa một cách bài bản, thường xuyên. Ðầu tư cho trò chơi dân gian không cần nhiều chi phí tốn kém. Chỉ cần vài cây tre là có thể trồng được một cây đu, chỉ cần một khoảng đất trống là có thể tạo ra một sới vật hoặc trồng một cây nêu để ném còn... Ở vùng nông thôn, miền núi, khi kinh tế chưa dồi dào, khi trò chơi hiện đại chưa xuất hiện nhiều thì việc phục hồi trò chơi dân gian là rất cần thiết để sinh hoạt văn hóa cộng đồng phát triển. Tết cổ truyền là dịp tốt để phục hồi các trò chơi dân gian không những làm cho không khí ngày Tết sôi nổi, vui tươi mà còn tạo ra những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Hiện nay với xã hội ngày càng tiên tiến, phát triển. Con người này càng phụ thuộc vào internet. Có thể nói internrt luông song song với ta. Giới trẻ hiện nay chỉ mê mẩn các trò chơi trên mạng, game online.Cả ngày chỉ ôm máy tính, điện thoại.Các trò chơi dân gian dần đi vào quên lạng, chỉ còn là kí ức. Hiện nay để các trò chơi dân gian đến gần với giới trẻ, trò chơi dân gian đã được lồng ghép trong nhà trường. Việc trò chơi dân gian xuất hiện trong nhà trường sẽ giúp cho học sinh rè luyện được nhiều đức tính, kĩ năng xã hội, cũng là cách giải trí lành mạnh. Tăng tính đoàn kết, là cơ hội hết giao thêm nhiều bạn bè mới mà không nhờ mạng xã hội. Từ đó tạo nên một môi trường lành mạnh.
bạn học chương trình gì trong trương trình của mình văn không có bài này nên chỉ biết thế này thôi. thông cảm THANK

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến các trò chơi dân gian.
Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã xuất hiện từ lâu. Trong những bức tranh xưa, chúng ta đã thấy được hình ảnh cô bé, cậu bé đang trò này. Đây là một trò chơi mang tính tập thể cao, với sự tham gia của nhiều người chơi. Cách gọi “bắt dê” cũng có ý nghĩa riêng. Loài dê có bản tính hiền lành, nhút nhát nhưng khá linh hoạt và rất thích vận động. Vì vậy, người bắt được dê cần có sự nhanh nhẹn, tinh ý và chiến thuật. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn.
Trò chơi này thường được chơi ở những nơi rộng rãi, ví dụ như sân trường, công viên… Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “đứng lại” thì họ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”.
Bịt mắt bắt dê là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, cũng như sự nhanh nhẹn của người chơi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp gắn kết mọi người với nhau.

Một trong những niềm tự hào của người Kinh Bắc là Hội Lim. Trong Hội Lim thứ "đặc sản" tuyệt vời nhất là những làn điệu quan họ. Những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, mượt mà, da diết, ngọt ngào ấy được trình tấu bởi những liền anh, liền chị lịch lãm mà không kém phần duyên dáng. Cứ thế, dân ca quan họ đi vào lòng người và trở thành phần hồn, thành món ăn tinh thần của con người, thành nét văn hóa rất riêng của vùng đất kinh kì xưa.
Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh. Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra. Các làng quan họ nằm hai bên bờ sông Cầu, cách thủ đô Hà Nội về phía bắc khoảng 30km. Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luôn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. Có bốn kỹ thuật hát đặc trưng: Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có ba hình thức chính Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan hệ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục "ngủ bọn". Mặc dù các phong tục này không, được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.
Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ. Liền anh mặc áo dài năm thân, cô đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng điểm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.
Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy". Tuy nhiên trong thực tế các liền chị thường mặc áo mớ bảy. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa nhuộm. Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cả khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán, áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hổ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mồi gà. Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên, xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hổ thủy (xanh biến). Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước con gái. Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm phía gót chân. Dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công, mũi dép uốn cong như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng tích.
Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân quan ca họ trong lịch sử. Có thể nghĩ rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của quan họ là những người nông dân Việt (Kinh), chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực. Trong số các hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.
Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi lại hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Các làn điệu quan họ cố bao gồm: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, Ca bời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Gió mát trăng thanh, Tứ quý.
Quan họ truyền thống chi tồn tại ở 49 làng quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc. Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ". Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỷ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thường thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát).
Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan hệ" ưa thích đến tận ngày nay như La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo. Sinh hoạt văn hoá Quan họ của liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Cuộc hát Quan họ được xem là Canh hát chính thống thường phải tuân thủ đủ trình tự các chặng: lề lối, giọng vặt và giã bạn. Trong ba chặng hát: Lề lối, Giọng vặt, Giã bạn - mỗi giai đoạn đểu có những biểu hiện khác biệt ở phần nội dung cũng như hình thức cấu trúc bài bản. Lề lối là bài Quan họ cổ, thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản có nhiều tiếng đi lời phụ. Người hát những bài Quan họ Lề lối phải biết kỹ thuật hát vang, nền, nảy, ngắt, rớt mới có thể thực hiện tốt và "đúng chất" Quan họ.
Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức biểu diễn (hát quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Quan họ mới luôn có khán thính người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới. Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa, cải biên các bài bản truyền thống. Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Môn Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan".
Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan hệ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với bản gốc nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết. Từ những năm 70 của Thế kỷ trước, Sở Văn hóa Hà Bắc đã tiến hành sưu tầm Quan họ. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ, với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân (Đến nay hầu hết đã ra đi). Khoảng 300 bài Quan họ hay nhất được Nhà xuất bản Âm nhạc in thành sách. Tuy nhiên, hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải được bảo quản cực kỳ cẩn thận để có thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau. Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại.
Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay quan họ vẫn tồn tại và được nâng niu, giữ gìn. Trong tương lai, chắc hẳn quan họ tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam.
trò ô ăn quan rất hay.
hết
Trong kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam, Ô ăn quan là một trò chơi trí tuệ hấp dẫn, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Không chỉ đơn thuần là một trò giải trí, Ô ăn quan còn giúp người chơi rèn luyện tư duy chiến thuật và khả năng tính toán, phản ánh sự thông minh, sáng tạo của người Việt.
Trò chơi này đã xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta. Trên khắp dải đất hình chữ S, đâu đâu con người cũng biết đến trò chơi thân quen này. Nó xuất hiện trong các gia đình, trường học và cả những buổi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Dù được chơi ở đâu, trò chơi vẫn mang màu sắc riêng biệt không thể lẫn với bất kỳ trò chơi nào khác.
Để chơi Ô ăn quan, người ta thường vẽ bàn chơi trên nền đất hoặc sử dụng bàn chơi cố định với hai ô quan lớn ở hai đầu và mười ô dân chia đều thành hai bên. Quân chơi có thể là sỏi, hạt hoặc bất kỳ vật nhỏ nào. Khi bắt đầu, mỗi ô dân chứa một số quân bằng nhau, còn hai ô quan có số quân nhiều hơn. Người chơi lần lượt thực hiện nước đi bằng cách lấy hết quân trong một ô và rải đều vào các ô tiếp theo. Nếu quân rơi vào một ô trống, sau đó là ô có quân, người chơi sẽ được ăn hết số quân trong ô đó. Trò chơi kết thúc khi toàn bộ quân trên bàn được ăn hết, người có số quân nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.
Ô ăn quan không chỉ là trò chơi mang tính giải trí mà còn yêu cầu sự tính toán khéo léo. Người chơi phải có sự nhanh nhạy trong tư duy và khả năng quan sát tốt. Trò chơi giúp phát triển trí tuệ, rèn luyện tư duy chiến thuật và tăng cường sự nhạy bén trong các tính toán. Ngoài ra, trò chơi còn tạo ra những giây phút vui vẻ, giúp người chơi gắn kết với nhau và phát triển tình bạn.
Ngày nay, dù xã hội phát triển với nhiều hình thức giải trí hiện đại, Ô ăn quan vẫn giữ được vị trí đặc biệt trong nền văn hóa dân gian Việt Nam. Không chỉ là một trò chơi, Ô ăn quan còn mang giá trị truyền thống, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Việc tiếp tục duy trì và phát triển trò chơi này không chỉ giúp bảo tồn bản sắc dân tộc mà còn lưu giữ những ký ức tuổi thơ đáng nhớ của nhiều thế hệ người Việt.