Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông:
+ Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực.
+ Gió mùa mùa đông: xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh.
- Ảnh hưởng: Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước cùng vĩ độ ở châu Phi, Tây Nam Á. Song khu vực này lại ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ áp thấp trên biển, thường gây nhiều thiệt hại về người và của
Nam Á là khu vực tập trung dân cư đông nhất thế giới, trong đó Ấn Độ có dân số hơn 1 tỉ người. Dân cư Nam Á chủ yếu là theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, ngoài ra còn theo Thiên Chúa giáo, đạo Xích và Phật giáo. Tôn giáo có vai trò rất lớn đối với đời sống kinh tế, chính trị của các nước trong khu vực này.
(*)Sản xuất nông nghiệp:
*Thuận lợi: nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng.
*Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước…
(*)Đời sống con người:
*Thuận lợi: để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô.
*Khó khăn:
+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
LOẠI GIÓ ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC ĐẾN SẢN XUẤT KHU VỰC NAM Á LÀ:
A.TÍN PHONG ĐÔNG BẮC
B.GIÓ MÙA TÂY NAM
C.GIÓ ĐÔNG NAM
➙ chọn D. GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC
Đại bộ phận Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đây là khu vực mưa nhiều của thế giới nhưng phân bố không đều. Nhịp điệu hoạt động của gió mùa đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực như trong sản xuất nông nghiêp, nhu cầu nước tưới vào mùa khô, tình trạng hạn hán kéo dài…gây trở ngại cho sản suất và sinh hoạt của nhận dân nơi đây
Đại bộ phận Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đây là khu vực mưa nhiều của thế giới nhưng phân bố không đều. Nhịp điệu hoạt động của gió mùa đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực như trong sản xuất nông nghiêp, nhu cầu nước tưới vào mùa khô, tình trạng hạn hán kéo dài…gây trở ngại cho sản suất và sinh hoạt của nhận dân nơi đây
Gió mùa là một hình thức hoạt động quan trọng của khí quyển. Hướng gió thay đổi hầu như ngược chiều nhau giữa mùa đông và mùa hè. Trên thế giới nơi có gió mùa, rõ nhất là vùng Đông và Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, bán đảo Trung Nam và bán đảo Ấn Độ.
Đặc điểm của gió mùa trước hết phải kể là hướng gió thay đổi: Mùa đông gió từ đất liền thổi ra biển, thời tiết lạnh giá, hanh khô. Mùa hè gió từ biển thổi vào đất liền, thời tiết nóng ẩm. Chiều gió gần như ngược nhau, đó là đặc điểm nổi bật nhất.
Mùa hè gió thổi từ biển vào, khối không khí nóng ẩm, dễ hình thành mây và mưa, càng gần biển, mưa càng nhiều, ở sâu trong đất liền mưa rất ít. Hơn nữa thời gian mưa cũng bắt đầu từ miền ven biển rồi mới vào đến bên trong và thời gian kết thúc mùa mưa cũng bắt đầu ngược lại. Đây là đặc điểm thứ hai.
Vì núi cao có thể ngăn cản sự di chuyển của một thành phần khối này, khả năng mưa nhiều, nhất là ở phía dốc núi hứng gió. Như vậy có nghĩa là mưa ở vùng núi nhiều hơn vùng đồng bằng, phía dốc núi hứng gió mưa nhiều hơn phía bên kia. Đây là đặc điểm thứ ba.
Đặc điểm thứ tư là mưa tập trung vào mùa hạ, chiếm hơn một nửa lượng mưa cả năm, vì mùa này gió từ biển thổi vào. Mùa đông ít mưa vì gió từ đất liền thổi ra.
Những nước có gió mùa như Trung Quốc, Đông Á, Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản, vào mùa hè vừa nóng vừa mưa nhiều, là điều kiện tốt cho lúa phát triển, do đó đều là những nước trồng lúa nước tập trung nhất.
Tuy nhiên, gió mùa đổi hướng giữa mùa đông và mùa hè không phải đúng giờ, đúng địa điểm và có cường độ như nhau, mỗi năm một khác, do đó cũng có những năm bị hạn hán nặng.
- Khu vực Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
- Mùa đông hơi lạnh và khô từ tháng 10 đến tháng 3; mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9, trong thời gian này, từ tháng 4 đến tháng 6 nóng và khô, có nơi nhiệt độ lên tới 40 - 50 ° C , từ giữa tháng 6 đến tháng 9 có gió mùa tây nam nóng ẩm từ Ấn Độ Dương đến mang theo mưa cho khu vực Nam Á. Cứ đến tháng bắt đầu mùa mưa, người dân chờ đợi nghe tiếng sấm đầu mùa để chuẩn bị vụ gieo trồng mới. Bắt đầu mùa khô là lúc chuẩn bị thu hoạch, phơi cất; sẵn sàng đón mùa khô hạn, cây cối xác xơ, chịu đựng cái khô nóng, chờ đến mùa mưa năm sau.
- Công việc trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào gió mùa tây nam. Những năm gió mùa tây nam đến chậm hoặc yếu là những năm mùa màng thất bát, đói kém. Xưa kia, những người nông dân trong khu vực này chỉ biết trồng cấy vào thời gian có gió mùa tây nam gọi đó là “gió thần”. Ngày nay, các nước trong khu vực đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi, hồ chứa nước, kênh đào, mương máng và đã giảm bớt được phần nào sự lệ thuộc vào tự nhiên. Tuy vậy, nhịp điệu sinh sống, hoạt động của con người và sinh vật vẫn theo nhịp điệu hoạt động của gió mùa Tây Nam.
Gió mùa mùa hạ ( Gió mùa Tây Nam):
- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào nước ta.
- Hướng gió: Tây Nam
- Thời gian hoạt động: từ tháng V - X.
- Đặc điểm - tính chất:
Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng.
Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI): Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm
* Ảnh hưởng:
- Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.
- Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.