Gió đưa cành trúc la đà,
Ti...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2021

Tham khảo:
Bài ca dao là một bức tranh đầy chất thơ và nét nhạc cảnh Tây Hồ về sắc thu vào buổi sớm nơi kinh thành Thăng Long. Hiện lên một bức tranh thủy mặc Phương Đông, mang sắc thái êm đềm mà lại cổ điển. Bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi: cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành .Trong câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới, ngay khi đó tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu, khi ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Mà trên mặt Hồ Tây, sương tuy mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa, tô đậm cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây. Mặt hồ ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Trước cảnh đêm chuyển dần về sáng, người ngắm cảnh tựa hồ cảm nhận được bước đi êm ả của thời gian. Một loạt âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới. Bài thơ miêu tả cảnh đẹp kinh thành Thăng Long, và qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho quê hương, đất nước mình.
 

1 tháng 1 2018

ài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc.Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.

Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.



 

20 tháng 12 2021

1:mịt mù

20 tháng 12 2021

2 từ

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5, 0 điểm)Đọc bài ca dao sau:"Gió đưa cành trúc la đà,Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.Mịt mù khói tỏa ngàn sương,Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."Thực hiện các yêu cầu:Câu 1 (0, 5 điểm) : Bài ca dao trên được làm theo thể thơ nào? Vì sao em có thể xác định được thể thơ đó?Câu 2 (1, 0 điểm) : Cảnh thiên nhiên kinh thành được miêu tả qua những hình...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5, 0 điểm)

Đọc bài ca dao sau:

"Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0, 5 điểm) : Bài ca dao trên được làm theo thể thơ nào? Vì sao em có thể xác định được thể thơ đó?

Câu 2 (1, 0 điểm) : Cảnh thiên nhiên kinh thành được miêu tả qua những hình ảnh, âm thanh nào? Qua đó, em có cảm nhận điều gì về cảnh thiên nhiên nơi đây?

Câu 3 (1, 0 điểm) : Trong cụm từ "mặt gương Tây Hồ" tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4 (1, 0 điểm) : Em hãy giải thích nghĩa của từ "mặt" trong câu ca dao: Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.Tìm thêm một số ví dụ có từ "mặt" được dùng với nghĩa khác.

Câu 5 (1, 0 điểm) : Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của tác giả dân gian đối với mảnh đất kinh thành Thăng Long như thế nào?

Câu 6 (0, 5 điểm) : Em hãy viết thêm một bài ca dao khác ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.Làm được có điều bất ngờ

Help me.Mk cần gấp

 

7
5 tháng 1 2022

Câu 1 bài ca dao trên được làm theo thể thơ lục bát

- Căn cứ : câu trên 6 tiếng ,  câu dưới 8 tiếng 

5 tháng 1 2022

cảnh thiên nhiên kinh thành được miêu tả qua những hình ảnh , âm thanh :

+ hình ảnh : gió , cành trúc , mặt gương tây hồ , khói tỏa ngàn sương

+ âm thanh ; tiếng chuông , canh gà , nhịp chày

- cảm nhận về cảnh đẹp : yên bình , thơ mộng ,.....

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
21 tháng 12 2022

Tham khảo dàn ý phân tích sau:

1. Chi tiết chọn lọc

–     Bằng vài nét chấm phá, bài ca dao miêu tả cảnh Hồ Tây như trong một bức tranh thủy mặc phương Đông.

–     Chi tiết khung cảnh: cành trúc la đà ven hồ, khói sương mịt mù và mặt hồ lấp lánh như mặt gương.

–     Âm thanh: tiếng chuông Trấn Vũ, tiếng gà gáy báo sáng ở Thọ Xương (những khu vực sầm uất ở kinh thành), tiếng nhịp chày giã vỏ dó làm giấy ở Yên Thái (tức khu làng Đông, làng Thọ, làng Hồ). Tất cả vang vọng những âm thanh đều đặn, ngân nga, sâu lắng.

–     Cảnh vật hiện lên trong dáng vẻ yên ả, thanh tĩnh của một vùng trời nước mênh mang vào buổi sớm mai trên Hồ Tây như một bức tranh tuyệt mĩ.

2. Thủ pháp nghệ thuật phong phú, độc đáo

–     Gợi tả:

Gió đưa cành trúc la đà

La đà khiến cành trúc như thực hơn, và làn gió trở nên hữu tình hơn. Tả cành trúc lay động mà nói lên được tính chất nhẹ nhàng của làn gió, từ đó gợi lên vẻ yên ả của cảnh vật: thiên nhiên sống nhưng không động. Câu thơ gợi nhiều hơn tá, chú ý nói cái ta cảm thấy hơn là ta thấy, không mời ngắm mà gợi lên sự cảm thụ. Nghệ thuật gợi tả thật tinh tế.

–     Tương phản: Thủ pháp nghệ thuật này dùng cái động để làm nổi cái tĩnh của cảnh vật Hồ Tây. Gió chỉ đưa mà không thổi, sương không mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan toả. Chính nghệ thuật tương phản làm đậm thêm cái cảm giác yên lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây.

–     Tả không gian kết hợp với tả thời gian:

Trong thơ, “không gian và thời gian vừa là máu thịt, vừa là cái áo của tác phẩm” (Huy Cận). Thơ khéo gợi không gian và thời gian thì tứ thơ, nghệ thuật thơ như có mạch sống. Trong cái yên tĩnh của cảnh vật Hồ Tây, những âm thanh đặc biệt vang lên như tiếng chuông, canh gà, nhịp chày báo hiệu cho một ngày mới. Còn cảnh đêm tàn, ngày rạng sáng được nhìn từ cành trúc ven hồ, làn sương mặt hồ và dừng lại ở hình ảnh gương nước Tây Hồ. Mặt hồ ẩn trong rừng khói sương mù mịt chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng ban mai. Trước cảnh đêm chuyển dần về sáng, ta tựa hồ cảm nhận được bước đi êm ả của thời gian.

3. Tiết tấu hài hòa

Những câu ca dao trên mang tính nhạc, thể hiện nhịp điệu cân đối của thể thơ lục bát. Thanh điệu nhuần nhuyễn, vần điệu hài hòa với âm du dương, điệu uyển chuyển, mang tính chất trang nhã, cổ kính, lại đậm nét trữ tình.

B. GIẢI THÍCH

1. Cảnh Hồ Tây là gương mặt quê hương, cảnh sắc thân thuộc đượm nét hữu tình, bình dị mà sâu lắng, yên ả nhưng sinh động.

–     Cành trúc không lơ phơ gió hắt hiu trong một chiều thu buồn (Nguyễn Khuyến) mà chỉ la đà làm tăng thêm vẻ thanh tú, sinh động của cảnh vật.

–     Gương mặt hồ không có sóng lớp phế hưng nghe đã rộn (Bà Huyện Thanh Quan) mà ánh lên vẻ tinh khôi của buổi hừng đông.

2. Lời ca dao thấm đượm một tình cảm gắn bó đằm thắm của người sáng tác bình dân đối với cảnh vật thân thương, hòa một niềm vui trong sáng của những người không bận rộn bao toan tính bon chen, bao vẩn đục của thở than hay ghét ghen, thèm muốn…

3. Bài ca dao gợi lại một thời đại không xa chúng ta hơn một thế kỉ nhưng đã đi vào quá khứ. Một thời đại mà Hồ Tây có tiếng chuông chùa không gợi buồn xa vắng, gợi tỉnh mộng phù thế, mà hòa vào tiếng gà báo sáng, tiếng nhịp chày làm ăn cùng bao âm thanh của đất (Xuân Diệu) của những Trấn Vũ, Tho Xương, Yên Thái, Tây Hồ, với âm hưởng đầy sinh khí, thân thuộc đời thường vào lúc bình minh.

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bài hát ca dao là một bức tranh tuyệt đẹp về khung cảnh buổi sớm mùa thu của kinh thành Thăng Long. Mỗi bài thơ là một cảnh đẹp, sử dụng ngòi bút độc đáo của tác giả dân gian để ca ngợi vẻ đẹp của quê hương.Quê hương nơi sinh ra mà ai cũng không muốn rời xa xiến người đọc cảm nhận được hết cảm xúc trong bài.Nó giúp chúng ta thêm yêu và tự hào hơn về thủ đô của nền văn hiến thiên niên kỷ. Bài ca dao này mang một vẻ đẹp cổ điển tráng lệ, hệt như một bài vọng cổ tuyệt vời.

5 tháng 1 2022

Bài ca dao là một bức tranh đầy chất thơ và nét nhạc cảnh Tây Hồ về sắc thu vào buổi sớm nơi kinh thành Thăng Long. Hiện lên một bức tranh thủy mặc Phương Đông, mang sắc thái êm đềm mà lại cổ điển. Bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi: cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Trong câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới, ngay khi đó tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu, khi ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Mà trên mặt Hồ Tây, sương không mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa, tô đậm cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây. Một loạt âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới. Bài thơ miêu tả cảnh đẹp kinh thành Thăng Long, và qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho quê hương, đất nước mình. 

6 tháng 1 2022

Bài ca dao đã đem đến cho người đọc cảm nhận về một bức tranh hồ Tây vào buổi sớm mai trong những ngày mùa thu. Chỉ bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ khiến cho người đọc yêu thêm mảnh đất Thăng Long. Đồng thời, tác giả dân gian cũng muốn thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho vẻ đẹp của quê hương mình.

Đoạn văn cảm nhận bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 2

Một trong những bài ca dao nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc đó là:

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến đã được tác giả dân gian gói lại trong vỏn vẹn bốn câu thơ. Với bút phát chấm phá, khung cảnh Thăng Long hiện lên giống như một bức tranh thủy mặc mang đậm nét cổ điển. Tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên với vẻ trữ tình, thơ mộng. Cùng với đó là những âm thanh đặc trưng báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Tiếng chày nhịp nhàng gợi nhắc về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khiến người đọc say mê, yêu mến. Từ đó, chúng ta thêm tự hào về quê hương, đất nước mình.

6 tháng 1 2022

Đây ạ:                                                Bài làm:

         Bài ca dao đã đem đến cho người đọc cảm nhận về một bức tranh hồ Tây vào buổi sớm mai trong những ngày mùa thu. Chỉ bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ khiến cho người đọc yêu thêm mảnh đất Thăng Long. Đồng thời, tác giả dân gian cũng muốn thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho vẻ đẹp của quê hương mình.

          Em cảm ơn cho em 1 link với ạ!