Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu
- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: t hơ là một hình thức sáng
tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…
- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài
thơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…
- Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật. - Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợ p thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. 2. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
2. Phân tích, chứng minh
a. Về nội dung
- Bài thơ là cảm xúc mãnh liệt, chân thành của tác giả trước mùa xuân của
thiên nhiên, đất nước.
+ Chỉ bằng vài nét vẽ đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh thân quen, bình dị, nhà thơ đã gợi lên một phong cảnh mùa xuân tươi tắn, thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời. Bức tranhxuân có không gian thoáng đãng, có màu sắc tươi tắn hài hòa, có âm thanh rộn rã tươi3vui, cảnh vật tràn đầy sức sống. Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật. Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân được thể hiện trong một động tác trữ tình đónnhận, vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến: “Từng giọt…tôi hứng”. Hình ảnh thơ trở
nên lung linh đa nghĩa, vừa là thơ vừa là nhạc, vừa là họa, thể hiện được cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Phải có một tình yêu tha thiết, một tâm hồn lạc quan với cuộc sống mới có thể đón nhận mùa xuân và viết về mùa xuân như vậy.
+ Từ mùa xuân của thiên nhiê n, đất trời, tác giả cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Hình ảnh lộc xuân theo người ra trận, theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ - hai nhiệm vụ không thể tách rời. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên , đất nước. Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nứccủa người cầm súng, người ra đồng. Nhà thơ bộc lộ niềm tự hào về một đất nước anhhùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, sẽ tỏa sáng nhưnhững vì sao trong hành trình đi đến tương lai rự c rỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc. Đó là ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan của cả dân tộc. - Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào khát vọng hiến dâng. + Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót dâng cho đời tiếng ca vui, làm bônghoa trong hương sắc của muôn hoa, làm nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muônđiệu, muôn lời ca, làm một mùa xuân nho nhỏ để hòa góp chung vào mùa xuân lớnlao của đất nước. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Đây là một quan niệm sống đẹp và đầy trách nhiệm. Làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân – khi tóc bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác: “Một mùa xuân…tóc bạc”. Đây không chỉ là khát vọng của mỗi con người mà là khát vọng của mọi lớp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không mệt mỏi cho đất nước. + Những câu thơ này không chỉ là lời tự nhắn nhủ bản thân mình mà còn như một sự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộc đời. Vượt lên đớn đau của bệnh tật, Thanh Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng mạnh mẽ được cống hiến cả cuộc đời mình, được hóa thân vào mùa xuân đất nước.
b. Về hình thức
- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà rất hợp lí , chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. - Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên mà chặ t chẽ, lô gích, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuâncủa đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
- Bài thơ được viết bằng thể thơ ngũ ngôn không ngắt nhịp trong từng câu, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca miền Trung, xứ Huế. Sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
- Hình ảnh thơ: Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị với những hình ảnh
giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưng này thường được phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân).4
- Ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Có những câu thơ cứ như câu nói
tự nhiên, không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Cách sử dụng
nghệ thuật đảo cấu trúc ngữ pháp, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp độc đáo, giàu ý nghĩa. Cách sử dụng đại từ nhân
xưng: “tôi – ta”…
- Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệu
có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: Vui tươi, say sưa ở đoạn đầu; trầm
lắng, thiết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết.
3. Đánh giá, nâng cao
- Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình yêu thiên nhiên đến tình yêu quê hương, đất nước, từ khát vọng nhỏ bé, khiêm nhường của một cá nhân nâng lên thành lẽ
sống cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Vì thế với Mùa xuân nho nhỏ ta không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn. - Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật. - Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.
1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu
- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: t hơ là một hình thức sáng
tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…
- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài
thơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…
- Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật.
- Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợ p thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. Sang THu của Hữu Thỉnh là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
2) Phân tích , CM:
*Khổ 1:
+ Tính từ "Bỗng" bất ngờ, ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú
+ Hình ảnh "hương ổi" được cụ thể hóa qua sự chuyển đổi cảm giác; "hương ổi" không phải chỉ được cảm nhận bằng khứu giác mà còn được cảm nhận bằng các giác quan khác nữa như thị giác, xúc giác qua cách sử dụng từ "nhận ra"
+ Hình ảnh "hương ổi" đặc trưng của mùa thu mộc mạc, dơn sơ, giản dị + hương ổi thơm dịu, nhẹ, thanh
=>Hấp dẫn, thoải mái, nhẹ nhàng
+ Động từ "phả" hương ổi nhiều, đậm đặc
Nhẹ nhành, lan tỏa, bao trùm ko gian + hình ảnh "gió se" gió mang theo hơi lạnh
=>Tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng thích thú của nhà thơ khi phát hiện hương ổi lan tỏa ko gian và lẫn vào trong gió bắt đầu se lạnh
+ Nhân hóa "sương trùng trình qua ngõ" -> khiến cho người đọc có thể hình dung, cụ thể hóa sương như hình khối di chuyển chậm chạp qua từng ngõ nhỏ
+ Từ phỏng đoán “hình như” chưa chắc chắn chưa rõ ràng
Từ “đã” khẳng định chắc chắn
+ Kết hợp “hình như”+”đã”->khẳng định về sự hiện diện của mùa thu qua những tín hiệu “hương ổi” “gió se” “sương chùng chình” (mơ hồ)
=> thơ xưa viết về mùa thu thường sử dụng những tín hiệu như lá vàng, áo mơ phai, lá ngô đồng rụng, hoa cúc nhưng Hữu Thỉnh lại sử dụng những thi liệu khác mộc mạc, đơn sơ, giản dị nhưng cũng là đặc trưng của mùa thu.
* Khổ 2:
+ Nhân hóa
- Sông “dềnh dàng” dòng chảy nhẹ, chậm, thong dong, dịu dàng
- Chim “vội vã” bay đi di trú
-> Hình ảnh của thiên nhiên như “sông” “chim” nắm bắt được tín hiệu giao mùa của mùa thu nên đã chuyển mình phù hợp với không gian
+ Đối lập hoạt động của “sông” hoạt động của “chim”
Dềnh dàng vội vã
-> Nổi bật tín hiệu: Mùa thu đã thực sự hiện diện
+ Nhân hóa “đám mây…sang thu” gianh giới vô hình của mùa hạ và mùa thu bỗng trở nên cụ thể rõ nét qua hình ảnh của đám mây. Đây là 1 hình ảnh rất sáng tạo, độc đáo của Hữu Thỉnh thể hiện cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.
=> Như 1 sự khẳng định mùa thu đã thực sự hiện hữu đang lan tỏa khắp đất trời qua cái nhìn say sưa, sự liên tưởng thú vị của tác giả.
*Khổ 3:
- Đối lập: “Vẫn còn”-“vơi dần”
Nắng mưa
- Nắng lan tỏa khắp không gian (còn nồng nàn)
- Mưa thưa dần, ít dần, hết dần
-> Bước chân của mùa thu đang lấn át dần ko gian để khẳng định sự làm chủ. Còn mùa hạ thì đang lui dần nhường chỗ cho mùa thu.
- Ẩn dụ + “sấm” biến động, khó khăn, bất ngờ trong cuộc sống
+ Hàng cây đứng tuổi: Những người lớn tuổi, từng trải
=>Những người từng trải không còn quá bất ngờ trước những biến động của cuộc sống.
- Từ sự hiện diện của mùa thu, tác giả suy ngẫm về đời người.
3) Mở rộng , nâng cao
- Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sang THu đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi những suy ngẫm, chiêm nghiệm về đời
-Giúp sống cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Vì thế với Sang thu ta không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn.
- Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật.
- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.
Xuân Diệu cho rằng thơ hay và hay cả hồn lẫn xác hay cả và em hãy phân tích bài bạn đến chơi nhà để làm rõ ý kiến trên
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Đất nước Việt Nam ta đã trải qua nghìn năm văn hiến, biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử, với một nền văn hóa phong phú. Trong đó, văn hóa đạo đức được ông cha ta đặt lên hàng đầu. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những bài học đạo đức mà ông cha ta luôn nhấn mạnh. Đúng vậy, lòng biết ơn luôn là một đức tính quan trọng của mỗi cá nhân, cũng như cả toàn xã hội.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"- một câu tục ngữ đầy ngắn gọn mà xúc tích, dễ hiểu. Ý câu tục ngữ muốn nói, người được ăn những trái quả thơm ngon thì hãy nhớ đến người đã dày công chăm lo, tưới bón cho cái cây. Để có một trái ngọt, phải trải qua bao quy trình, từ vun trồng, chăm sóc, trải qua năm tháng mới kết quả, người trồng đã phải bỏ nhiều công sức. Cũng từ câu tục ngữ, ông cha ta muốn nhấn mạnh một bài học đối với con cháu đó là, sống ở đời thì phải biết ơn, sống có tình có nghĩa với mọi người.
Lòng biết ơn luôn tồn tại trong mỗi con người, sống có ân, có tình, có nghĩa. Họ luôn cảm thấy biết ơn, trân trọng đối với những người đã mang điều tốt đẹp cho mình. Họ luôn sống thật tốt, có tấm lòng thủy chung sâu sắc, luôn đối xử tốt với mọi người. Những người con, người cháu luôn cảm ơn công sinh thành, sinh dưỡng của cha mẹ, ông bà. Ông bà, cha mẹ đã nuôi nấng chúng ta, từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, đến lúc chập chững biết đi và đến khi trưởng thành... Họ luôn dành tình cảm yêu thương cháy bỏng, luôn lo lắng quan tâm cho ta. Mỗi chúng ta có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bây giờ, có một sức khỏe tốt, tất cả nhờ vào người thân của mình đã chăm sóc dạy dỗ. Vì vậy, hãy luôn biết ơn, đối xử với họ thật tốt.
Những thứ chúng ta có và đang sử dụng, đều có mồ hôi công sức của bao người. Những hạt cơm trắng dẻo chúng ta ăn hằng ngày, là bao mồ hôi nắng mưa sương gió của những người dân ngày ngày ra đồng chăm bón để cho ra những hạt gạo. Hay giờ ta có thể cười vui vẻ, hạnh phúc bên người thân gia đình, bạn bè bởi chúng ta đang sống trong một đất nước có nền hòa bình, độc lập tự do yên ổn. Mà để được yên ổn như vậy, bao nhiêu thế hệ cha anh đã phải ngã xuống để bảo vệ độc lập tự do cho con cháu đời sau. Để có "trái thơm quả ngọt", tất cả đều phải trải qua những quá trình dài và tốn nhiều công sức, cho nên chúng ta luôn phải nhớ công ơn những người đã làm ra "trái thơm" ấy cho chúng ta. Dân tộc ta luôn có truyền thống " ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn", và luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng ta có ngày 10/3 ngày giỗ tổ Hùng Vương, nhớ công ơn của các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam để tôn vinh, bày tỏ sự tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, hay ngày 27/7 ngày thương binh liệt sĩ, để tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc...
Những người sống có lòng biết ơn sẽ là một nhân tố, một hạt giống tốt của cộng đồng xã hội. Khi con người biết quý trọng các thành quả mà người khác tạo ra, họ sẽ biết chia sẻ, đồng cảm hiểu cho nhau hơn. Thật đáng buồn thay cho những con người sống vô ơn. Họ là những con người sống vô cảm. Ta hẳn cũng biết đến nhiều vụ việc thương tiếc khi con cái bỏ rơi cha mẹ, không chăm sóc cha mẹ. Những người đó thật đáng lên án, và sau này họ cũng sẽ không có một cuộc sống yên ổn vì lối sống vô ơn, bạc tình, bạc nghĩa.
https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-mot-van-de-tu-tuong-dao-li-45696n.aspx
Đền ơn, đáp nghĩa là một truyền thống tốt đẹp của Việt Nam ta. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức này, giữ gìn nét đạo đức đẹp của dân tộc. Là một học sinh, mỗi chúng ta càng phải nhận thức rõ, hãy là con ngoan, trò giỏi, làm một công dân có ích góp phần thúc đẩy phát triển đất nước ngày một tiến bộ hơn
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Của tôi nè:
1.Chúng ta không học để trở nên giỏi nhất,mà là học để giỏi hơn con người ta
(Mai Khương Duy)
2.Chúng ta không nên coi thường người khác chỉ vì lý do họ đáng bị coi thường
(Mai Khương Duy)
Hay thì tk nhé
"Người sao hiểu hết đủ đường
Kiếp sao rặt những đoạn đường thế thôi ?"
(Truyện Kiều)
Hai câu thơ trên là những lời thương xót của sư bà Giác Duyên và tiếng nói đồng cảm từ trong tâm của đại thi hào Nguyễn về cuộc sống biến động dữ dội, thăng trầm, vinh nhục của Thuý Kiều. Câu chuyện cuộc đời trầm luân của nàng Kiều được Nguyễn Du miêu tả đã đi qua hàng mấy thế kỉ, nhưng vẫn gây thổn thức trong tim người đọc. Đó là câu chuyện về con người của hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch.
Thuý Kiều không chỉ hiện thân cho đỉnh cao của nhan sắc, tài hoa và phẩm hạnh, mà còn là hiện thân cho kiếp hồng nhan đa đoan, cuộc đời thay đổi liên tục ở nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Đang là một tiểu thư đài các sống trong cảnh "Êm đềm trướng rủ màn che", vậy mà qua một phen "gió cuốn mặt duyền" đã làm cho cuộc đời nàng trải qua bao nỗi truân chuyên, tủi phận. Những biến cố xảy ra liên tục trong cuộc đời của nàng thể hiện sự thăng trầm ở đời. Ví như, trong tiết thanh minh, khi ra về sau lễ hội "đạp thanh, tảo mộ" nàng gặp mộ Đạm Tiên, tưởng như là một điềm không may, nhưng rồi lại gặp được chàng Kim Trọng với "Phong tư tài mạo tót vời/ Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa", nghĩ nàng đã có được mối lương duyên tốt. Sau đó, tình cảm ngày thêm mặn nồng, thắm thiết, hai người đã kết lời thề ước trăm năm, ngỡ rằng với vẻ đẹp "tài sắc vẹn toàn", nàng sẽ có một cuộc sống như trong mơ nhưng rồi biến cố gia đình xảy ra Thuý Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và em thoát khỏi vòng lao lí. Lại tưởng rằng, nàng được gả bán cho một Mã Giám Sinh có học thức - sinh viên trường Quốc Tử Giám - để đổi lấy sự bình yên cho gia đình, nào ngờ, nàng đã rơi vào cái bẫy của một con buôn, kiếm tiền trên thể xác của người phụ nữ. Hắn đã bán nàng vào lầu xanh làm nghề kĩ nữ. Ở lầu xanh, Thuý Kiều được Sở Khanh cứu thoát tưởng rằng đã thoát khỏi "vũng bùn lầy nhơ bẩn" nhưng không, hoá ra đó lại là một âm mưu nham hiểm ép nàng phải tiếp khách của Tú Bà dựng ra. Thân cô thế cô ở chốn lầu xanh, nàng buộc phải nuốt nước mắt vào trong và chấp nhận tiếp khách làng chơi. Ở đây, nàng gặp được Thúc Sinh và được chàng lấy về làm vợ lẽ, được sống một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, bù đắp cho những đau đớn đã trải qua. Ngờ đâu, nàng lại gặp phải Hoạn Thư, máu ghen đã có tiếng mà quỷ kế, cay nghiệt thì có thừa. Nàng lại sống trong cảnh "Bắt khoan bắt nhặt đến lời/ Bắt quỳ tận mặt, bắt mời tận tay" đành hát, hầu rượu cho vợ chồng Thúc Sinh. Sau đó, bọn "buôn phấn bán hương" Bạc Bà, Bạc Hạnh lại đẩy nàng vào chốn lầu xanh lần thứ hai, nhân phẩm của nàng lại bị dày vò, vấy bẩn lần nữa khiến cho nàng cũng phải cất tiếng đay nghiến trước thực trạng phũ phàng, cuộc sống bị cầm tù trong một vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát :
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
Rồi nàng lại gặp được chàng Từ Hải, một trang anh hùng hảo hán, trượng nghĩa, tưởng là vinh hiển đã đến rồi nhưng thực chất ẩm ngầm bên trong đó là một tai hoạ chết người chờ đón. Nàng nghe theo lời Hồ Tôn Hiến, tưởng được rạng ngời mặt mày, tự hào mẹ cha nhưng kết quả là chồng nàng là "tướng chết giữa trận", bản thân nàng bị cưỡng ép, phải gieo thân xuống giữa sông Tiền Đường. Rồi nàng lại được cứu, tưởng được đoàn viên hạnh phúc, kết lại duyên xưa với chàng Kim nhưng rồi hạnh phúc đành phải để dang dở...
Qua những diễn biến đó, cho thấy cuộc đời của Thuý Kiều mang một hiện thực khổ đau đầy xót xa, ai oán, số phận bi kịch đã vận vào người ngay từ bản đàn nàng đã từng sáng tác "Khúc nhà tay lựa nên chương/ Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân". Những nỗi đoạn trường cứ bám lấy cuộc đời Thuý Kiều như một định mệnh, không cho nàng được sống thanh thản, an yên, dù là một khắc ngắn ngủi. Nàng cứ thoát ra được chốn tăm tối được chút thì ngay sau đó lại bị vùi sâu hơn xuống bùn lầy nhơ nhuốc. Mỗi lần vinh hoa ghé đến, chìa tay ra cho nàng níu giữ nhưng ẩn sâu trong đó lại chứa đựng những mầm hoạ, đeo bám dai dẳng. Trong xã hội "vàng thau lẫn lỗn", giá trị của đồng tiền được coi là thước đo của đạo đức, Thuý Kiều đã trở thành một miếng mồi ngon bị lừa lọc, vùi dập thê thảm, sống một kiếp đoạn trường đầy cay đắng với chuỗi bi kịch của một số phận "Chữ tài đi với chữ tai một vần".
Bi kịch lớn nhất của cuộc đời Kiều là bi kịch về tình yêu và bi kịch về nhân phẩm. Mối tình giữa nàng và Kim Trọng được coi là mối tình xứng đôi vừa lứa "Người quốc sắc kẻ thiên tài". Tình cảm dành cho nhau là một sự trân trọng, yêu kính, thắm thiết, nồng nàn. Đó là hiện thân của một mối tình lí tưởng, tự do đầy hạnh phúc phá bỏ rào cản của một hệ tư tưởng Nho giáo với quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Thế nhưng, "giữa đường đứt gánh tương tư, trâm gãy bình tan, nước chảy hoa trôi lỡ làng", nàng phải "trao duyên" lại cho Thuý Vân gánh vác trách nhiệm của người chị cả trong gia đình. Bổn phận của người làm con là sao cho chữ hiếu phải tròn, nàng đành phụ tấm chân tình của chàng Kim. Lúc lưu lạc ở phương trời xa xôi, nàng lại luôn nhớ về hình bóng của người cũ:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Hay bàng hoàng, chơi vơi, hụt hẫng khi gọi tên chàng Kim với những lời than đầy thương xót:
Ôi Kim Lang ! Hỡi Kim Lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
Cạn lời hồn ngất máu say,
Một hơi lạnh ngắt, đôi tay giá đồng.
Tình yêu trân quý ấy đã tan vỡ chẳng thể nào hàn gắn lại được. Sau này, khi được đoàn viên về với gia đình, hai người gặp lại nhau nhưng không thể đến được với nhau. Đó là bi kịch của một tình yêu không thể chạm bước tới lễ đường thành hôn, phận vợ chồng không dành cho cả hai.
Bi kịch về nhân phẩm của nàng có lẽ là sự lên án đanh thép nhất cái xã hội đầy hỗn loạn và biến động, tố cáo tội ác của những kẻ từ quan thượng thư triều đình đến phường con buôn gian xảo, quỷ quyệt. Tất cả cũng chỉ vì đồng tiền mà sẵn sàng bức tử phẩm hạnh của một người con gái phận "liễu yếu đào tơ". Những câu thơ đau đớn nhất cho bi kịch này của nàng là :
"Thân lươn bao quản lấm đầu,
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa"
Không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau khi con người trọng danh dự, luôn có ý thức về nhân phẩm mà cuối cùng phải nói những lời từ chối tiết hạnh. Đó là bi kịch của bi kịch, mất danh dự là mất hết.
Có thể nói, đến thời đại của Nguyễn Du, ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nhân đạo đã đề cập đến vấn đề của con người một cách trực diện, cấp bách và thống thiết như vậy trong Truyện Kiều. Số phận của con người hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch đã được Nguyễn Du khắc hoạ rất đời, rất thực thể hiện sự hiểu biết và thông cảm sâu sắc của ông đối với con người trong đời sống. Thông qua hình tượng nhân vật Thuý Kiều nhà thơ đã ẩn dụ nói về, viết về tất cả những thân phận của hàng vạn, hàng nghìn nàng Thuý Kiều trong cuộc sống ngày nay. Đó là những con người đại diện cho cái đẹp, chân, thiện, mĩ nhưng lại chịu thân phận hẩm hiu, bất công. Dư âm của những con người như Thuý Kiều vẫn còn vang vọng đến tận ngày nay :
"Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi"
Dàn ý chi tiết :
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên
- Khái quát vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích: Kiều không phải người con gái bình thường, tầm thường là một người con gái thông minh, kéo léo, trọng tình trọng nghĩa, giàu đức hi sinh. Qua đó thể hiện sự ngợi ca, trân trọng của tác giả
II. Thân bài
1. Thúy Kiều – người con gái thông minh, sắc sảo, khéo léo.
a. Lời nhờ vả của Kiều.
- Lời nói:
+ “Cậy” gần nghĩa với “nhờ, mong” nhưng nó bao hàm ý nghĩa nhờ giúp đỡ và cả sự trông mong, hi vọng, tin tưởng
+ “Chịu lời”: Chấp nhận một cách ép buộc, biết mình là người chịu thiệt.
→ Thúy Kiều không chỉ nài xin, buộc Vân phải chấp nhận lời nhờ vả của mình mà còn thấu hiểu những thiệt thòi mà em phải chịu.
- Hành động: Lạy, thưa – hành động của người dưới với người bề trên nhưng ở đây Kiều lại làm ngược lại lạy em rồi thưa chuyện cùng em.
→ Hành động không chỉ thiết tha, khẩn khoản giao phó trách nhiệm mà còn dự báo những điều hệ trọng Kiều sắp nói ra.
⇒ Cách sử dụng từ ngữ và hành động của Kiều cho thấy nàng là một người thông minh, tinh tế, khéo léo. Đó như một màn dạo đầu đầy thuyết phục mà Vân không thể xem nhẹ.
b. Lời thuyết phục của Kiều:
- Kiều kể về mối tình với chàng Kim:“ Giữa đường đắt gánh tương tư”, “Mối tơ thừa”, hành động: “ Quạt ước, chén thề”
→ Gợi về mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của mình với chàng Kim, Kiều muôn gợi lên trong lòng Vân sự đồng cảm, xót thương.
- Kiều gợi lại về hoàn cảnh gia đình khi đang gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”, Kiều buộc phải chọn một trong hai con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình.
→ Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.
- Kiều nhắc đến tuổi trẻ của Vân: “Ngày xuân em hãy còn dài”
→ Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước có thể thay chị gá nghĩa
- Kiều gợi đến tình thân máu mủ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”
→ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.
- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều
→ Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời
⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình đạt lí cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, khôn ngoan, khéo léo. Trước những lí lẽ ấy Vân không thể từ chối
2. Thúy Kiều – người con gái hiếu thảo, giàu ân tình, thủy chung.
a. Kiều là người con hiếu thảo
- Hình ảnh “Sóng gió bất kì”: Gợi về cơn gia biến trong gia đình Kiều
- Thành ngữ “hai bề vẹn hai”: Sự ngang trái, khó xử trong lòng Kiều
→ Dù tình nghĩa với Kim Trọng còn đang mặn nồng, nhưng trước cơn gia biến của gia đình, Kiều đã chọn chữ hiếu.
→ Kiều là một người con hiếu nghĩa, hi sinh hạnh phúc của bản thân để cứu cha và em.
b. Thúy Kiều giàu ân tình, thủy chung.
- “Quạt ước, chén thề”: Thúy Kiều luôn nhớ về những kỉ niệm tình yêu, những lời hẹn ước cùng Kim Trọng.
- Chia tay Kim Trọng, Kiều đã tha thiết nhờ em gá nghĩa cùng chàng để làm trọn ân tình.
- Thúy Kiều trao kỉ vật cho em nhưng không thể trao đi trao đi ân tình, tình cảm với chàng “duyên này thì giữ - vật này của chung”.
→ Thúy Kiều là người giàu ân tình, thủy chung son sắc
3. Thúy Kiều – người con gái giàu đức hi sinh và lòng vị tha.
- Kiều nhận mình là "người phụ bạc": “Thiếp đã phụ chàng từ đây”
- Lạy tình quân: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt, khác với cái lạy hàm ơn ban đầu.
→ Kiều không có lỗi, thậm chí Kiều là người đau đớn nhất trong câu chuyện tình cảm này nhưng nàng đã quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý của một tấm lòng vị tha.
III. Kết bài
- Khái quát lại những vẻ đẹp tâm hồn của Kiều
- Thể hiện suy nghĩ của bản thân: Yên và trân trọng vẻ đẹp của Kiều cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
I. Mở bài
- Giới thiệu tổng quát về cây lúa.
- Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.
- Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
- Việt Nam có tên gọi là văn minh lúa nước.
II. Thân bài
1. Khái quát
- Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.
- Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
2. Chi tiết.
a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.
- Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.
- Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
- Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mềm, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
- Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm.
- Lúa được chia thành ba bộ phận:
- Rễ: Nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.
- Thân: Là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
- Ngọn: Đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
b. Cách trồng lúa:
- Gieo giống: Hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: Nhất nước - > nhị phân - > tam cần - > tứ giống
- Nhất nước: Lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.
- Nhị phân: Thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.
- Tam cần: Đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.
- Tứ giống: Một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.
- Cấy lúa: Ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.
- Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.
- Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.
- Sau khi gặt lúa: Để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo.
c. Vai trò của cây lúa.
- Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
- Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: Bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
- Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
- Lúa non được dùng để làm cốm.
- Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: Gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thậm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
- Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: Rơm được phơi khô và chất thành đống để dự trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
- Tóc: Cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.
d. Thành tựu
- Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. Kết bài.
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
- Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được
Bạn mới vào lấy GP đâu mà cho!
Mình cần bài văn hoàn chỉnh và không chép mạng chứ dàn ý thì mình tự tham khảo được, câu trl của bạn sẽ bị xoá trong 5 phút nữa
tớ chọn câu c : cả 2 ý trên đều đúng
nếu đúng thì k và kết bạn nha