K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2017

Bệnh tả do vi khuẩn Vibrio cholera gây nên. Vi khuẩn trong ruột non cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua khi nó liên kết với thành ruột, khiến cơ thể tiết ra lượng nước lớn, gây tiêu chảy, mất nước và mất muối một cách nhanh chóng.Nhiều trường hợp bị biến chứng nặng nề, thậm chí mất nước nghiêm trọng dẫn tới tử vong vì điều trị muộn.

Những người có bệnh tả mất một lượng lớn khoáng, bao gồm kali, trong phân của họ. Nồng độ kali rất thấp và gây trở ngại cho chức năng thần kinh tim và là cuộc sống bị đe dọa. Hạ kali máu là đặc biệt nghiêm trọng trong những người có kali đã cạn kiệt bởi suy dinh dưỡng.

7 tháng 1 2017

Cảm Ơn =))

2 tháng 1 2017

Thổ tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng gây ra độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước . Nếu không điều trị kịp thời thì cơ thể sẽ mất nước trầm trọng và mất sức => tử vong oaoa

2 tháng 1 2017

thổ tả càng nặng cơ thể sẽ mất nước trầm trọng => tử vonglolang

15 tháng 3 2022

-Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ảnh hưởng đến hoạt động của bộ tiểu não.Và bộ tiểu não sẽ không điều khiển được cơ thể.

-Vì khi đập vào gáy trung tâm điều hòa hô hấp sẽ ngừng hoạt động.Và nếu sau một thời gian mà trung tâm hô hấp không hoạt động lại thì dẫn đến tử vong.

15 tháng 3 2022

THAM KHAO

undefined

15 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Khi chấn thương sau gáy rất dễ bị tử vong vì:
- Đó là hành tủy, trung khu điều hòa hô hấp.
- Nếu bị chấn thương, trước tiên hoạt động hô hấp tạm ngừng.
- Nếu sau một thời gian, trung tâm hô hấp không phục hồi không được liên lạc với cầu não, vỏ não sẽ dẫn đến tử vong

- ý nghĩa hô hấp sâu goúp cơ thể khỏe mạnh, khả năng chịu đựng tốt, hiệu quả hô hấp cao(lượng O2 lấy vào nhiều hơn)

25 tháng 12 2016

Tâm nhĩ có thành mỏng vì tâm nhĩ là nơi thu nhận máu từ tĩnh mạch về tim, máu từ tĩnh mạch về tim đã có các cơ co bóp xung quanh thành mạch và lực hút của lồng ngực khi thở vì vậy tâm nhĩ làm việc rất nhẹ nhàng, nó chỉ việc nhận máu về và đẩy xuống tâm thất với lực đẩy nhỏ nên mô cơ tim ở tâm nhĩ rất mỏng.

Tâm thất có thành dày vì tâm thất là nơi nhận máu từ tâm nhĩ về tâm thất, từ đó tâm thất sẽ phải co bóp để đẩy máu đi đến các vòng tuần hoàn, tâm thất phải thì đẩy máu đến động mạch phổi đến vòng tuần hoàn phổi và tâm thất trái thì đẩy máu đỏ tươi đến khắp cơ thể, lực đẩy máu đi này do tâm thất tự tạo ra vì không có lực nào hỗ trợ nó cả, chỉ có một vài sợi đàn hồi xung quanh thành động mạch là hỗ trợ nó nhưng cũng chỉ hỗ trợ một phần, tất cả việc thực hiện đẩy máu đi là do tâm thất thực hiện mà vòng tuần hoàn ở người rất lớn, lực đẩy đi phải rất mạnh để máu có thể đến được mao mạch các cơ quan, vì vậy thành tâm thất phải dày để thực hiện chức năng đó.

25 tháng 12 2016

Thanks bạn nha <3 eoeo

20 tháng 12 2017

người càng giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu canxi nên dễ gẫy .Cấu trúc xương liên quan đến quá trình tạo xương và phá hủy xương, 2 quá trình này song song tồn tại và mức độ thì liên quan đến tuổi. Xu hướng tuổi càng cao thì quá trình hủy xương cao hơn nhiều so với tạo xương."

20 tháng 12 2017

Xương khớp bị thoái hóa không ngừng ngay từ khi chúng ta bắt đầu biết vận động. Nhưng khi còn trẻ, sự thoái hóa đó sẽ được bù đắp bằng quá trình tái tạo mô xương mới. Tuổi càng cao thì thoái hóa càng nhanh, còn tái tạo lại dần chậm đi khiến xương khớp không còn được như trước.

Người ta cho rằng, càng về già thì chất collagen và lượng canxi – 2 thành phần đặc biệt quan trọng tạo nên độ rắn chắc của xương càng giảm đi. Đây không chỉ là một quá trình tất yếu của thời gian, mà nó còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng rượu bia và chất kích thích, xương khớp phải vận động quá nhiều ở tuổi trung niên khiến quá trình lão hóa đến sớm hơn dự định.

Điều đó giải thích vì sao xương người già giòn và dễ gãy, tất cả chúng ta đều gặp phải hiện tượng này dù có tích cực phòng tránh bằng cách nào đi nữa.

Không chỉ giòn và dễ gãy, các vết thương xương khớp của người già còn rất khó lành do việc tái tạo tế bào xương và trao đổi chất kém. Do đó, người già cần phải hết sức cẩn thận trong các hoạt động, tránh làm việc quá sức, không đi đến những nơi có bề mặt gồ ghề, địa hình hiểm trở hoặc trơn trượt.

24 tháng 3 2017

Khi chấn thương sau gáy rất dễ bị tử vong vì:
- Đó là hành tủy, trung khu điều hòa hô hấp.
- Nếu bị chấn thương, trước tiên hoạt động hô hấp tạm ngừng.
- Nếu sau một thời gian, trung tâm hô hấp không phục hồi không được liên lạc với cầu não, vỏ não sẽ dẫn đến tử vong

- ý nghĩa hô hấp sâu goúp cơ thể khỏe mạnh, khả năng chịu đựng tốt, hiệu quả hô hấp cao(lượng O2 lấy vào nhiều hơn)

a) Khi nuốt ta có thở ko ? Vì sao ?

Không khí đi vào phổi, và thức ăn đi vào dạ dày đều đi theo một con đường chung là thực quản, trước khi chia thành hai nhánh khác nhau. ( đường khí quản tới phổi, và đường thực quản xuống dạ dày). Tại "ngã ba này" (chỗ giao nhau) có một chiếc van, giống như một cái nắp đậy. Khi nuốt thức ăn hay uống nước, thì "cái nắp" này sẽ tự động đậy khí quản lại, để cho thức ăn, nước tiếp tục đi theo thực quản, xuống dạ dày , không bị lọt vào khí quản, vào phổi -> nên không thể thở. Nếu khi chúng ta nuốt thức ăn, uống nước mà thở, chẳng hạn lúc ăn uống mà cười đùa, thì sẽ bị "sặc", đó là một phản xạ của cơ thể, ngăn cho thức ăn không vào đường khí quản, vì lúc cười, vui chúng ta cũng cần không khí, đường khí quản vẫn mở, ngoài ra sặc cũng dễ xảy ra ở người già, và trẻ con, vì khi ấy phản xạ đậy mở của chiếc van không được nhanh nhạy.

b) Tại sao khi ăn vừa c` , ns lại bj sặc

 

Ở phía dưới cổ họng của người có hai đường ống, một ống là thực quản chuyên để nuốt thức ăn, ống kia là khí quản chuyên để hít thở. Miệng của hai ống này đều nằm ở đầu cuống họng. khi chúng ta ăn, có một miếng xương sụn ở cổ họng, gọi là xương sụn nắp khí quản, có thể tự động đậy miệng khí quản lại, làm cho thức ăn chui vào trong thực quản một cách thuận lợi. Nếu vừa ăn vừa cười nói luyên thuyên, khí quản chuyên hít thở phải làm việc, miếng xương sụn đó phải mở ra, thức ăn sẽ rất dễ dàng sặc vào trong khí quản. Muối cho thức ăn từ trong khí quản văng ra, chúng ta phải ho liên tục, ho không ra được thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, trong khi ăn cơm, chung ta không nên cười nói ầm ĩ.

23 tháng 12 2018

Bộ não và đường tiêu hóa có liên quan mật thiết với nhau. Hệ tiêu hóa được kiểm soát bởi hệ thần kinh ruột (ENS) - đây là một hệ thống phức tạp gồm khoảng 100 triệu dây thần kinh bắt đầu từ não và kết thúc trong ruột. Nó kiểm soát mọi vấn đề của tiêu hóa

23 tháng 12 2018

Sự tức giận, lo lắng, buồn bã, hưng phấn và những cảm xúc khác đều có thể gây ra các triệu chứng trong đường tiêu hóa của chúng ta.

Bộ não có tác động trực tiếp lên dạ dày. Ngay cả nghĩ về thức ăn cũng có thể tiết dịch vị dạ dày trước khi bạn thực sự ăn loại thức ăn đó. Kết nối này được thực hiện theo 2 cách: Dạ dày có vấn đề có thể gửi tín hiệu đến não, giống như bộ não có vấn đề có thể gửi tín hiệu đến dạ dày.

Do đó, những cơn đau dạ dày của bạn có thể do nguyên nhân là lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm.

Bộ não và đường tiêu hóa có liên quan mật thiết với nhau. Hệ tiêu hóa được kiểm soát bởi hệ thần kinh ruột (ENS) - đây là một hệ thống phức tạp gồm khoảng 100 triệu dây thần kinh bắt đầu từ não và kết thúc trong ruột. Nó kiểm soát mọi vấn đề của tiêu hóa, vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bộ não bị ảnh hưởng, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng theo.

Những dây thần kinh không chỉ gửi tin nhắn từ bộ não đến dạ dày, ruột, mà dạ dày, ruột cũng gửi tin nhắn đến bộ não. Có một "cuộc đối thoại" giữa đường tiêu hóa và bộ não trong suốt hành trình của thực phẩm khi đi qua đường tiêu hóa có chiều dài 9,14m.

Cách truyền tín hiệu 2 chiều này giải thích tại sao bạn ngừng ăn khi bạn cảm thấy đã no. Đó là bởi vì các tế bào thần kinh trong dạ dày của bạn thông báo cho bộ não biết rằng dạ dày đã hết chỗ. Nó cũng giải thích tại sao khi lo lắng về kỳ thi trong buổi sáng đã "giết chết" sự thèm ăn của bạn.

Sự căng thẳng ức chế tiết dịch vị dạ dày, làm giảm lưu lượng máu đến ruột, nhiều máu hơn chuyển từ dạ dày vào cơ của bạn.

Cảm xúc gây ra các phản ứng hóa học và thể chất trong cơ thể, có thể gây ra đau đớn và khó chịu. Ví dụ, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chuyển động và sự co thắt trong đường tiêu hóa. Ruột là một ống có chứa các cơ tròn để di chuyển thực phẩm xuống hệ thống tiêu hóa. Thông thường, tất cả các cơ đều hoạt động phối hợp, giống như những người chèo thuyền khi đi thuyền vậy. Khi căng thẳng, các cơ không phối hợp và bắt đầu hỗn loạn, các cơn đau sẽ xảy ra.

Stress cũng làm cho mọi bộ phận trong cơ thể dễ bị viêm và nhiễm trùng hơn. Viêm và nhiễm trùng ở ruột cũng gây đau bụng, đầy hơi, chảy máu, buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Nếu căng thẳng khiến bạn bị mắc các vấn đề về đường tiêu hóa, các liệu pháp như liệu pháp nhận thức - hành vi, thư giãn, thôi miên có thể giúp ích. Những phương pháp điều trị này có thể giúp làm giảm lo lắng, khuyến khích các hành vi lành mạnh để giúp bạn giảm đau và khó chịu.

3 tháng 4 2021

-Sử dụng những loại kem, mỹ phẩm dưỡng da không rõ nguồn gốc xuất xứ

-Tẩy da chết quá mức vì nếu quá mức nó cũng có thể lấy đi chất dầu dưỡng ẩm tự nhiên của da; đồng thời có thể gây kích thích da và viêm da

.....