Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việc im lặng hay cất tiếng nói thành lời phụ thuộc vào thời điểm hoàn cảnh của từng người.
- Nếu trong cuộc hội thoại việc nói chỉ đem lại những điều không hay, tiêu cực, dễ gây bất hòa thì lúc đó cần im lặng để giữ được tình bạn, tình đoàn kết, cần tránh to tiếng, tránh điều qua tiếng lại không cần thiết…
- Nhưng lúc cần nói sự thật, dụt dè, nhút nhát không dám dùng tiếng nói để bảo vệ sự thật thì khi đó im lặng trở thành tội lỗi.
1. Đoạn trích chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai là:
- im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác.
- im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả những người quanh ta.
2. Để phá vỡ thói quen im lặng, bản thân mỗi chúng ta cần phải: lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai, có những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật như ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thê hệ. Lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/ nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Đấu tranh, phản biện mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử.
3. Hãy bắt đầu được điệp lại bốn lần để nhấn mạnh những việc làm cần thiết, ngay tức khắc góp phần phá vỡ thói quen im lặng, tránh những hậu quả đáng tiếc bằng những việc làm nhỏ nhất.
4. Học sinh nêu ý kiến của mình và giải thích thuyết phục/.
refer
Hành trình đến với thành công luôn gặp phải những khó khăn. Chính vì vậy, ông cha ta đã có lời khuyên vô cùng quý giá: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.
Đầu tiên, “lửa thử vàng” gợi ra một hình ảnh vô cùng quen thuộc. Muốn xem tuổi vàng thì phải thử vàng bằng lửa, ngọn lửa càng cao độ chừng nào thì tuổi vàng càng rõ chừng ấy. Vàng được lửa đốt thì mới định được giá trị của nó. Cũng giống như con người, khi trải qua gian nan, thử thách thì mới biết được sức mình đến đâu. Con người cũng vậy, trước khó khăn mới biết được sức mình, nguy hiểm mà vẫn tiến lên không lùi bước mới có nghị lực.
Trước gian lao thử thách con người phải có nghị lực và tài năng. Khi đứng trước một bài toán khó nếu ta ỷ lại hoặc trông cậy vào người khác thì sẽ chẳng bao giờ tìm được cách giải. Hơn thế ý chí sẽ bị nhụt đi, lòng kiên trì bị thui chột. như trong cuộc sống nhân dân ta đã đứng trước bao khó khăn thử thách chống lại thiên tai địch hoạ. Trước khó khăn thử thách như vậy, bằng ý chí nghị lực của mình, mọi người cùng đoàn kết thương yêu chung sức chung lòng chinh phục thiên nhiên. Bằng lòng dũng cảm, không ngại khó khăn, thậm chí đau thương chết chóc, dân tộc ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, xây dựng nước Việt Nam ngày một giàu đẹp.
Bác Hồ - lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ta là tấm gương sáng ngời về tinh thần vượt khó, nghị lực phi thường và lòng dũng cảm vô song:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Mỗi học sinh cần phải luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá. Bởi cuộc sống chỉ đem đến cho con người hoa thơm, trái ngọt khi đủ bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, thử thách.
Tóm lại đây là một là lời khuyên sâu sắc giúp con người vượt trở ngại để đạt tới đích. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” mới có thể tiến bước đến thành công.
BPTT: Nhân hóa, liệt kê
Tác dụng: Giúp cho câu văn giàu sức gợi
Cho thấy sự kiên cường, vững chãi của cây sồi trước ngọn gió
- Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: Cây sồi “im lặng chịu đựng…không hề gục ngã”, gió biết “giận dữ”
+ Liệt kê: im lặng,chịu đựng,không hề gục ngã
+ Ẩn dụ
-) Cây sồi ẩn dụ cho những con người từng trải,có bản lĩnh đối mặt với thử thách
-) Ngọn gió ẩn dụ cho những khó khăn,tai tương,bất trắc ập đến với cuộc đời
- Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình,gợi cảm khiến câu văn trở nên hay và hấp dẫn hơn.Biện pháp tu từ nhân hóa đã làm cho hình ảnh trong đoạn trích trở nên gần gũi,chân thực hơn.Phép liệt kê đã nhấn mạnh sự kiên cường trước những bão táp và cơn gió ngạo nghễ,mang đến tính nhịp điệu cho lời văn đồng thời nghệ thuật ẩn dụ đã lội cuốn người đọc ngay từ những hình ảnh tưởng chừng như bình dị nhưng lại mang một bức thông điệp đầy sâu sắc.Chính những biện pháp tu từ trên đã góp phần mang đến cho độc giả một bài học đậm tính nhân văn cao cả: cuộc đời vốn không phải một con đường trải đầy hoa hồng mà luôn có những chông gai,thủ thách chờ đón vậy nên mỗi người cần có bản lỉnh,ý chí,nghị lực và một lòng quyết tâm không từ bỏ.
Người hiền là người suy nghĩ, nhưng khi nói thì lời nói của nhà hiền triết phù hợp với suy nghĩ, và hành động phù hợp với lời nói của mình. Lời nói phù hợp với trí tuệ và hành vi, thì đúng là "bạc" còn im lặng mới là vàng. Trên nên tảng của sự im lặng, lời nói mới được hình thành. Im lặng là khoảng không gian tự do, muốn nghĩ gì thì nghĩ. Phải có im lặng thì tư tưởng mới nẩy sinh.
Thông qua sư tôn trọng người khác và sự tế nhị, im lặng của chúng ta cho phép người khác phát biểu ý kiến. Thay vì ngắt lời, thay vì nói cùng lúc, lấn át tiếng nói của người ta (nói lướt, giành nói, nói leo...). Để người ta nói và phải biết nghe nữa. Im lặng khi nghe chính là cơ sở của giao tiếp xã hội, và tự do ngôn luận, tự do phát biểu.
Phát biểu hay, thao thao bất tuyệt, một người hùng biện có thể gây ấn tượng. Nhưng người im lặng và phát biểu ít, vẫn thuyết phục đựoc người nghe.
Tục ngữ phương Tây: Nói ít mà nói đúng. Nghe hai lần nhưng nói một lần (Parle peu mais parle juste, écoute deux fois mais parle une fois).
Tục ngữ khác: "Uốn lưỡi 7 lần khi nói" - "Cái miệng kiện cái thân"
"Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe"; "Thùng rỗng kêu to"
"Hãy nói khi bạn có từ ngữ mạnh mẽ hơn sự im lặng" (Euripide)
Tiếng nói có trọng lượng.
"Trong một buổi họp, có một người im lặng trong khi ai cũng nói thì người ta chỉ nghe tiếng người ấy";
"Nếu anh kiếm được tiền bạc bằng lời, thì anh sẽ kiếm được tiền vàng bằng im lặng"
Nhưng Im lặng có phải lúc nào cũng là vàng hay không? Có những lúc nói là vàng, là thể hiện sự dũng cảm, chia sẽ kiến thức, khuyên nhủ động viên, đóng góp ý kiến xây dựng, kêu gọi, làm chứng, vân vân.
Lời nói có giá trị khi ta biết sử dụng nó đúng lúc đúng chỗ, im lặng cũng vậy.
Nhiều hội thảo quốc tế có khách Việt Nam tham gia, nhiều người Việt thường tìm hàng ghế cuối để ngồi im như thóc, không tranh luận, mặc dầu cũng biết nhiều nhưng... “không thích nói!”. Một phần do ngôn ngữ, nhưng phần lớn chính là sự nhút nhát và có vẻ hơi tự ti trước đám đông. tại sao người Việt ta thường kém tự tin khi phát biểu trước đám đông như thế. Phải chăng do cách giáo dục từ trong gia đình, nhà trường hay do nền văn hóa phương Đông “cứ phải im lặng thế?”. Thiết nghĩ câu “Im lặng là vàng” theo cách nói của người Việt trong xã hội hiện đại nên áp dụng đúng nơi, đúng lúc. Chúng ta phải lên tiếng thế giới mới biết chúng ta có những gì và sẽ cần những gì thì mới có thể phát triển.