K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2016

"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

4 tháng 9 2016

cho câu chủ đề ' nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất ' 

hãy viết thành đoạn văn diễn dịch trong đó sử dụng câu phủ định

ai  biết làm không làm giúp mk với 

 

11 tháng 8 2021

còn cái nịt

29 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A.

12 tháng 11 2024

A

 

31 tháng 7 2019

Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm:

- Đang tâm hãm hại người tội nghiệp trong cơn hoạn nạn, cậy nhờ sự giúp đỡ của Trịnh Hâm mà bị hắn lừa gạt

    + Lục Vân Tiên đã bị mù, tiền bạc hết

- Phản bội lại bạn bè, lời hứa của bản thân (đưa Lục Vân Tiên về quê nhà)

→ Hành động Trịnh Sâm, bất nhân bất nghĩa, gian ngoan, xảo quyệt vì lòng ganh ghét, đố kị với tài năng Lục Vân Tiên

Lòng ghen ghét ngấm sâu vào trở thành bản chất của Trịnh Hâm

- Đoạn thơ tự sự đặc sắc, tình tiết truyện hợp lí, diễn biến hành động phù hợp với sự toan tính rất thâm độc của Trịnh Hâm

Các bạn giúp mình nhé:Phần 1:      Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu...
Đọc tiếp

Các bạn giúp mình nhé:

Phần 1:

      Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống bình dị rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”

Phần 2:

 “….Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một

vị vua hiền nào ngày trước lại sống tới mực giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ tới các vị

hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức

                   “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

                                 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao...”

        Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa làm cho khác đời, hơn đời mà đây là một lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

Câu 1: Em hãy cho biết đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của văn bản đó?

Câu 2 : Ở phần 1, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

Câu 3: Ở phần 1, Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

Câu 4: Ở phần 2:

  a. Em hãy giải nghĩa các từ, cụm từ phong cáchdanh nho, di dưỡng tinh thần

  b. Phân biệt nghĩa của các từ: thanh đạm và thanh cao.

  c. Qua đoạn trích trên, tác giả khẳng định một nét đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh?

  d.Kể tên 2 tác phẩm viết về Bác trong chư­ơng trình ngữ văn THCS.  Nêu rõ tên tác giả của mỗi văn bản em vừa kể tên?      

0
11 tháng 1 2023

1/ Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.” - Chọn tác phẩm phân tích. 2/ Thân bài: 2.1. Giải thích nhận định: - Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ thuật khác. - Sự vươn tới, sự hướng về...tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính. - “Nghệ thuật là… sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, đó là vai trò cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của văn học nghệ thuật. - Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn. 2.2. Chọn hai trong bốn tác phẩm để phân tích: Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Nói với con (Y Phương). * Cơ sở lí luận: + Ý kiến đúng đắn, có sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người… + Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng nhận thức và quan trọng hơn cả là chức năng giáo dục, nhân đạo hoá con người… + Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, bảo vệcon người. Vì vậy hướng về tính nhân văn, tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính… + Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu, cảm thông tâm tư tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người giúp con người bày tỏ ước nguyện… Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ… * Cơ sở thực tiễn – qua hai tác phẩm vừa chọn: - Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy. Chỉ ra được điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người. Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể hiện độc đáo của các nhà thơ trong việc phản ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm của họ. - Những tư tưởng trong tác phẩm của các nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam. * Khái quát, đánh giá vấn đề bàn luận. (Trong cả hai tác phẩm, thí sinh cần phân tích được các dẫn chứng tiêu biểu, bình luận bám sát nhận định) 2.3. Mở rộng, nâng cao vấn đề: - Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính; Đòi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo… - Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối với bạn đọc… Nguyên Ngọc đã góp phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn, nhân đạo hóa con người… 3/ Kết bài: Khẳng định vấn đề qua 2 tác phẩm đã phân tích.

29 tháng 10 2018

Chọn đáp án: D