K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2019

Sự phát triển kinh tế-xã hội ở vùng bờ biển cũng đã và đang tạo sức ép rất lớn đến hoạt động bảo tồn, cũng như việc bảo vệ tài sản và nguồn vốn tự nhiên từ các hệ sinh thái của toàn vùng. Những hoạt động như vậy nằm ngoài sự kiểm soát của cộng đồng dễ bị ảnh hưởng tại đây, do đó cần sớm có các chính sách quản lý nhà nước mang tính liên ngành đối với vùng bờ biển.

2 tháng 4 2019

Tài nguyên biển phong phú, đa dạng, có giá trị to lớn về nhiều mặt thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:

- Tài nguyên khoáng sản: dầu khí, titan, cát trắng, muối,... là cơ sở phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

- Hải sản phong phú: cá, tôm, cua, rong biển phát triển ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản.

- Bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh sâu kín gió thuận lợi xây dựng hải cảng, phát triển giao thông biển.

- Dọc theo bờ biển và các đảo có các bãi tắm, phong cảnh đẹp (Trà Cổ, Vịnh Hạ Long, Sầm Sơn, Cửa Lò,...) thuận lợi phát triển du lịch biển.

- Biển còn là nơi nghiên cứu khoa học...

3 tháng 5 2016

- Điều hòa khí hậ

- Du lịch

- Các mỏ khoáng sản: khí đốt; dầu mỏ;...

- Cho các nguồn lợi thủy hải sản

- Giao thông đường biển

- Có vai trò quan trọng trong quân sự, chủ quyền đất nước

Tham khảo:

Biển đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước: biển Đông rộng lớn với hàng ngàn hòn đảo  quần đảo tạo nên hệ thống tiền tiêu bảo vệ vùng đất liền nước ta. => đây là ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng của biển đông.

6 tháng 5 2016
- Những giá trị của tài nguyên sinh vật:
+Giá trị với phát triển kinh tế:
+ Trước hết do tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú, đa dạng và rất giàu về nguồn gen như các số liệu nêu trên. Trước hết đó là các cơ sở tao ra nhiều nguồn nguyên liệu sinh vật để phát triển nhiều ngành công nghiệp khai thác và chế biến như: khai thác gỗ lâm sản, chế biến bột giấy, sản xuất xenlulô…
+ Tài nguyên sinh vật nước ta có nhiều loài rất quý, có giá trị thương mại cao.
·               Ta có nhiều loài thú quý như voi, bò tót, tê giác, trâu rừng…
·               Ta có nhiều loài gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, mật, giáng hương; nhiều loài lâm sản quý khác như song, mây, mộc nhĩ, sa nhân.
·               Nhiều loài chim quý như: yến, công trĩ, gà lao, sến cổ trụi; nhiều loại hải sản quý như cá thu, cá chim, tôm hùm, đồi mồi, trai ngọc...
·               Nhiều loại dược liệu quý: tam thất, sâm quy, đỗ trọng, hà thủ ô…
Những nguồn tài nguyên sinh vật này không những có giá trị to lớn ở thị trường trong nước mà còn có giá trị to lớn với xuất khẩu thương mại.
- Giá trị đối với môi trường.
+ Tài nguyên sinh vật trước hết là tài nguyên rừng có giá trị to lớn trong việc phòng hộ đó là rừng đầu nguồn, rừng ven biển. Trong đó rừng đầu nguồn có tác dụng điều tiết mực nước ngầm hạn chế lũ lụt đồng bằng. Còn rừng ven biển có tác dụng chống bão, cát bay, cát lấn, xói lở bờ biển và chống nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền.
+ Rừng có tác dụng chống xói mòn đất, giữ cân bằng nước, chống gió lạnh, chống gió nóng.

+ Tài nguyên sinh vật nói chung có giá trị to lớn trong việc giữ cân bằng hệ sinh thái tạo ra cảnh quan thiên nhiên trong sáng, đồng hoá môi trường có lợi cho việc nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho con người.

Hơi dài bạn nhé!

17 tháng 3 2017

_ Về kinh tế: cung cấp gỗ xây dựng làm đồ dùng sinh hoạt gia đình; cung cấp lương thực, thực phẩm; làm thuốc chữa bệnh; cung cấp nhiên liệu sản xuất
_ Về văn hóa, du lịch: làm thực vật, động vật cảnh; tham quan, du lịch; dùng để an dưỡng, chữa bệnh; là nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học; tạo cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đa dạng.
_ Về môi trường sinh thái: giúp điều hòa khí hậu, tăng lượng Oxi, làm sạch không khí; giảm các loại ô nhiễm môi trường; giảm nhẹ thiên tai, hạn hán, hạn chế xói mòn, giữ nước; ổn định độ phì nhiêu của đất; cân bằng hệ sinh thái

20 tháng 3 2022

tham khảo

 

Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

20 tháng 3 2022

tài nguyên?

tiềm năng phát triể kinh tế biển gồm:
thuỷ hải sản:
có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, các bãi tôm bãi cá lớn, có 2 ngư trường trọng điểm lớn : Hoàng Sa, trường sa và Khánh hoà- Ninh thuận - Bình thuận, thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi tròng thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ. Ngoài ra có nhiều đặc sản quý như: yến, tôm hùm, hải sâm, tảo các loại, các loài hải sản quý, giá trị cao.
có ngành chế biến, các cơ sở chế biến khá phát triển như các cơ sở nước mắm, đông lạnh hải sản, làm mắm, làm khô,..

du lịch: rất nhiều vũng vịnh kín gió, bãi cát đẹp, có nhiều bãi biển nổi tiếng, các loại hình du lịch biển, đảo kết hợp du lịch sinh thái và du lịch nghỉ ngơi, thư giãn, các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng

vận tải biển: có thuận lợi để xây các cảng biển nước sâu, khả năng trung chuyển cao như cụm cảng Linh chiểu- chân mây, cảng Cam Ranh, cảng dung quất,..

khai khoáng:
thềm lục địa cực Nam trung bộ đã dò tìm thấy các bể dầu khí có tiềm năng khai thác
khai thác cát thuỷ tinh, cát titan có tiềm năng phát triển
làm muối phát triển ở cực Nam trung bộ

k bt đúng hay sai nhưng bn cx có thể đọc qua

4 tháng 3 2022

Thuận lợi

- Biển Đông mang lại cho nước ta nguồn ẩm dồi dào và lượng mưa lớn, đồng thời các khối khí qua biển làm giảm bớt tính chất khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết oi bức của mùa hạ, thuận lợi cho hoạt động sống và phát triển kinh tế của người dân.

- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:

+ Khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất) với 8 bề trầm tích; ngoài ra có titan, cát thủy tinh, muối.

+ Hải sản: sinh vật vùng biển nhiệt đới đa dạng, năng suất sinh học cao với trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm,vài chục loài mực, các rạn san hô...Nhiều loài quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao: bào ngư, ngọc trai, cá thu, tôm hùm... thuận lợi cho khai thác hải sản biển. Vùng biển có diện tích mặt nước lớn, các cửa sông, đầm phá cung cấp diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

+ Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có nhiều hòn đảo...thuận lợi để phát triển du lịch biển.

+ Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu => điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải.

Khó khăn:thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...

19 tháng 3 2020

Một số tài nguyên vùng biển nước ta:

- Khoáng sản:

+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).

+ Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

+ Vật liệu xây dựng: cát, sỏi...là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).

- Hải sản: trữ lượng thủy sản lớn với 4 ngư trường trọng điểm; cung cấp nguồn lợi cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sở cho ngành khai thác hải sản. Các bãi triều đầm phá ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển.

- Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ...là cơ sở để phát triển ngành du lịch.