Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đúng 7 giờ 20 phút ngày 16 tháng 5 năm 1967 tại Sài Gòn, một người phụ nữ Việt Nam đã tự tưới 10 lít xăng lên người rồi châm lửa đốt, tự hiến mình thành ngọn đuốc để phản đối chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
Tại miền Nam, vào những năm 1965 – 1968, mức độ phát triển và tăng cường chiến tranh ngày càng ác liệt, tàn khốc. Những đại diện các tôn giáo lớn, những nhà hoạt động xã hội, những trí thức, văn nghệ sĩ có uy tín và có lương tri thấy cần phải tập hợp nhau lại, gióng lên những hồi chuông báo động, hồng ngăn chặn phần nào bàn tay đẫm máu của quân xâm lược Mĩ: Liên minh các lực lượng dân tộc – dân chủ và hòa bình, Hội Văn nghệ sĩ yêu nước – yêu hòa bình, Phong trào Dân tộc Tự quyết lần lượt ra đời.
Như loài dơi sợ ánh sáng, ngụy quyền lập tức đàn áp, khủng bố các tổ chức hòa bình, những người có tâm huyết với vận mệnh dân tộc.
Là một sinh viên Văn khoa, một phật tử hiền lành, khiêm tốn, nhưng tích cực, Nhất Chi Mai nói:
Tôi muốn làm ánh đuốc le lói trong đêm đen để tố cáo những thế lực đen tối, những tội ác chiến tranh. Không còn sự lựa chọn nào khác, cách duy nhất mà chị biết, mà sức chị cho phép để có thể "ra lời", và cách ra lời chân thật nhất, có sức thuyết phục nhất – theo chị – chính là tự bản thân mình phải thắp lên ngọn đuốc ấy.
Bị vây trong một tình thế:
Sống mình không thể nói
Chị tin tưởng:
Chết mới được ra lời
Chị đã dũng cảm:
Chịu đau đớn thân này
Mong thoát lời thống thiết
Tại chùa Từ Nghiêm, đường Bà Hạt, quận 10, Sài Gòn, sau khi để lại mười bức thư cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè, chị đã châm lửa tự thiêu để cảnh tỉnh những thế lực đen tối, vô minh, đồng thời lên án cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ gây nên cho đất nước Việt Nam.
Sau cái chết đầy xúc động của chị Nhất Chi Mai, báo chí trong và ngoài nước đều loan tin với tất cả sự tiếc thương và kính trọng. Nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với chị bằng nhiều tác phẩm phổ biến rộng rãi ở khắp nơi.
Hôm nay, đọc lại từng lời thơ mộc mạc, chân thành của chị, nhớ đến phương cách "ra lời" bi tráng của chị trong bối cảnh lịch sử khốc liệt những năm 60 ấy, chúng ta nghĩ sự hi sinh của chị đã như một ngọn đuốc góp phần đẩy lùi đêm đen. Và lời thơ nhỏ nhẹ, hiền lành, khiêm nhường của chị sẽ còn vang vọng mãi trên từng hàng cây, ngọn cỏ, trên từng khoảng trời thanh bình xanh vút Việt Nam.
Kể lại câu chuyện ca ngợi hòa bình - Mẫu 4Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, người dân tộc Nùng, quê hương anh ở tỉnh Cao Bằng. Nhà Kim Đồng rất nghèo. Cha bị chết vì nạn phu phen lao dịch của thực dân Pháp. Anh trai đi công tác luôn. ở nhà chỉ có mẹ tàn tật và người em họ mồ côi là Cao Sơn.
Từ bé, Kim Đồng đã có tinh thần yêu nước, căm ghét giặc Pháp. Vùng quê hương Kim Đồng là nơi có phong trào cách mạng rất sớm. Ngày 15 tháng 5 năm 1941, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập có 5 đội viên và Kim Đồng được bầu là đội trưởng đầu tiên của Đội. Trong công tác, Kim Đồng luôn tỏ ra dũng cảm và có nhiều mưu trí.
Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ người bạn là Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên, chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo, anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

Kính thưa Xa-đa-cô,
Đầu tiên, cho em phép bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với sự hiện diện tại đất nước Nhật Bản của Xa-đa-cô, vị tượng đài truyền cảm hứng và biểu tượng đoàn kết của thế giới.
Khi em đến đất nước Nhật Bản, em cảm nhận được sự hòa hợp và sự đoàn kết mạnh mẽ của người dân, không chỉ trong Nhật Bản mà còn trên khắp năm châu. Điều này khiến em rất ngưỡng mộ và khát khao rằng cả thế giới sẽ sống trong hòa bình và sự đồng lòng.
Em, như một đại diện cho trẻ em toàn thế giới, muốn truyền tải thông điệp về lòng đoàn kết và khát vọng hòa bình tới Xa-đa-cô. Rằng chúng em, dù đến từ các quốc gia, từng nền văn hóa và có thậm chí là các lục địa khác nhau, đều tin rằng chúng ta có thể sống cùng nhau và xây dựng một tương lai tươi sáng.
Chúng em muốn truyền tải thông điệp này tới mọi người, bằng cách xây dựng một thế giới không có biên giới và không có bất đồng, mà chỉ có tình yêu và hiểu biết. Chúng em tin rằng sóng gió và khó khăn trong cuộc sống là phần của chặng đường chinh phục giấc mơ hòa bình, và rằng qua sự đoàn kết, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại.
Lòng biết ơn và tình yêu của chúng em dành cho Xa-đa-cô là to lớn và chân thành. Chúng em hy vọng rằng thông điệp này sẽ vươn xa, cảm hóa mọi người và góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tương lai.
Xin chân thành cảm ơn Xa-đa-cô đã lắng nghe, và mong rằng thông điệp này sẽ mang lại niềm hi vọng cho mọi người trên toàn cầu.
Trân trọng,
Một đại diện của trẻ em khắp năm châu.
Điều đầu tiên,tôi sẽ gấp một nghìn con sếu bằng giấy (1000 con ).Tôi sẽ nói và chúc cô bé Xa-đa-cô xa xa ki (Nhật Bản ) mong rằng trái đất của Nhật sẽ mãi mãi hòa bình hơn nữa.Ko muốn trái của cô bé phải chiến tranh hoặc đấu tranh gì cả.
Chúc bn hok tốt

Điều kiện: Nếu trái đất ko có chiến tranh thì xã hội sẽ trở nên tươi đẹp.
Gỉa thuyết - kết quả: Vì 1 môi trường xanh sạch đẹp chũng em sẽ ko xả rác bừa bãi và trồng thật nhiều cây xanh.

Tham khảo nhé:
Trên đường từ nhà tới trường, em có đi qua con đường Lê Lai. Con đường này đã gắn bó với em suốt những năm tháng tiểu học.
Buổi sáng, nhất là vào khoảng sáu giờ đến bảy giờ sáng, những chiếc bạt giăng kín vỉa hè, chăng từ những cành lan bên đường từ cành này tới cành kia. Những quán ăn sáng bắt đầu nhộn nhịp. Tiếng bàn ghế cộc cộc gõ lên vỉa hè. "Ực, ực" tiếng những giọt nước lót dạ chảy vào cốc và tiếng uống nước ừng ực, từng giọt nước mát lành buổi sớm uống vào thấm thía ruột gan. Người ta trải những tấm bạt rộng lên vỉa hè, bày trên đấy nào những mớ hành đã buộc lạt, những mớ rau ngót còn tươi những giọt nước,... Người qua người lại lũ lượt ghé vào quán. Vì vậy, dù mới sớm nhưng tiếng trò chuyện vui vẻ nghe rõ mồn một. Vài chiếc xe con đậu ven đường. Những ngôi nhà ven đường như bật dậy trong nắng sớm đang chiếu chênh chếch vào khe cửa, những ngọn đèn điện tắt dần, nhường chỗ cho nắng vào. Gần bảy giờ sáng thì đường bắt đầu đông.
Người đi làm tấp nập. Ai nấy đều phóng vù vù với chiếc xe máy của mình qua đường, đầu đội mũ bảo hiểm, tay nắm chặt tay lái. Những chiếc ô tô to lấn nhiều phần đường nhất, cái thân hình to chềnh ềnh của chúng luôn ở đằng sau những chiếc xe máy. Những chiếc xe buýt chở học sinh chật ních chỗ ngồi. Con người nào cũng hối hả, vội vã, xe nào xe nấy đều phóng như có vẻ bận rộn. Tiếng động cơ nổ giòn, tiếng lộc cộc bàn ghế ở những quán ăn, tiếng trò chuyện cởi mở, bao nhiêu thứ âm thanh cùng hòa vào nhau, tạo nên một sự tạp âm thú vị. Mặt trời càng lên cao, đường càng đông dần. Nắng tuôn trên mặt đường. Nắng chảy êm đềm trên những tán lá. Nắng tô điểm cho những bông hoa thêm rực rỡ. Nắng hối thúc, giục giã những con người đang phóng xe trên phố. Bao nhiêu dư âm chưa tan trong nắng của ngày cũ lai tạp với âm thanh rộn ràng, náo nức của ngày mới. Con đường như cũng mang chút háo hức, bổi hổi gì đó, khiến cho những ai gắn bó với con đường này dù là trong thời gian ngắn cũng sẽ lưu luyến nó.
Nắng tuôn đẫm cả con đường. Con đường sáng quá, đẹp quá đi!
Giá trị hòa bình của cuộc sống là một chủ đề vô cùng quan trọng và sâu sắc, đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện nay. Hòa bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh, mà còn là trạng thái hài hòa, yên ổn trong tâm hồn mỗi người và trong mối quan hệ giữa người với người. Khi có hòa bình, con người được sống trong an toàn, không lo sợ về bạo lực hay xung đột, từ đó có thể tập trung vào việc xây dựng cuộc sống, phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội.
Hòa bình tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Khi không có chiến tranh, các quốc gia có thể tập trung nguồn lực vào giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Hòa bình cũng thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc, góp phần xây dựng một thế giới đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, hòa bình không phải là điều tự nhiên mà có, mà là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Chúng ta cần phải xây dựng hòa bình từ những điều nhỏ nhất, từ việc tôn trọng ý kiến của người khác, giải quyết xung đột bằng đối thoại, đến việc bảo vệ môi trường và đấu tranh cho công bằng xã hội. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể tạo ra một thế giới hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Hòa bình thực sự là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của nhân loại.